Thảo luận dựa vào tri giác tác phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển lời nói mạnh lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể lại truyện văn học (Trang 33)

Cô nên kết hợp giữa diễn giải cùng với việc đàm thoại, dùng các câu hỏi để các cháu hiểu được nội dung chính của chuyện, làm rõ và chính xác hoá biểu tượng của trẻ, giúp trẻ nắm được ngữ điệu giọng của các nhân vật.

Đàm thoại về hành động, tâm trạng, tính cách của nhân vật, giúp trẻ xác lập sắc mặt ngữ điệu giọng phù hợp với từng nhân vật. Các việc làm trong phần này được thực hiện kĩ trong tiết 1 - 2 và ở bước 3 của loại bài kể lại truyện. Vớ dụ: Dạy trẻ kể lại truyện “Chàng Rùa” lớp mẫu giáo lớn ở tiết một, tiết hai, cô thực hiện các bước: bước 1 giới thiệu, bước 2 cô cho trẻ tri giác trọn vẹn tác phẩm từ một đến hai lần (cô đọc truyện “Chàng Rùa” cho trẻ nghe từ một đến hai lần), tiếp sang bước 3 cô kết hợp giải thích và đàm thoại để trẻ hiểu và nắm vững nội dung tác phẩm. ở đây cô đặt câu hỏi, trẻ có thể trả lời theo cảm nhận của trẻ, sau đó cô củng cố bằng kể trích dẫn.

Câu 1: Chàng Rùa thương yêu bố mẹ như thế nào?

(Trẻ trả lời: rùa đã đi làm thay cho bố mẹ). Cô kể trích dẫn: “mùa đông năm ấy vua xây nhà, vua bắt gia đình nào cũng phải đi phu vác đất, vác gỗ làm nhà cho vua. Ai không đi sẽ bị tội nặng. Rùa nghe được liền bò đến bàn với bố mẹ.

- Bố mẹ già rồi cứ ở nhà, để con đi làm nhà cho vua thay bố mẹ…”

Câu 2: Chàng Rùa có phép lạ gì? (Trẻ trả lời: thổi phù vào đồng gỗ, gỗ

nhỏ biến thành gỗ to, làm nhà đúng một ngày là xong).

Cô củng cố bằng cách kể trích dẫn: “mọi người lên rừng, Rùa cũng lên rừng. Người lớn vác những cây gỗ to bằng cái cột. Rùa bé, Rùa vác cây gỗ to bằng ngón tay. Mọi người lại xì xào cười cây gỗ của Rùa bé. Rùa không nói gì cứ im lặng. Vác được cây gỗ nào về, Rùa xếp lại thành một đống. Hết ngày, Rùa mới đến bên đống gỗ ghé miệng thổi “phù phù” mấy cái thì lạ chưa những cây gỗ tự nhiên to lớn khác thường. Có cây to bằng ba, bằng bốn lần những cây gỗ của người lớn vác, khiến ai cũng ngạc nhiên….”

Câu 3: Tên vua đã bị trừng trị như thế nào? (Trẻ trả lời: biến thành con

rùa). Cô kể trích dẫn từ đoạn “nhìn ngôi nhà nguy nga đồ sộ, vua thích lắm…Tên vua gian tham lam biến thành con rùa”.

Một phần của tài liệu Phát triển lời nói mạnh lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể lại truyện văn học (Trang 33)