c) Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc
1.3.5.3. Kể lại chuyện
Kể lại chuyện là dùng ngôn ngữ của mình để kể lại nội dung của tác phẩm. Nghĩa là trong khi kể, cô giáo có thể thêm hoặc bớt những chi tiết không làm ảnh hưởng đến việc hiểu nội dung của câu chuyện. ở đây, cô giáo phải bằng nghệ thuật kể của mình để truyền đạt một cách sinh động “linh hồn” của tác phẩm đến với trẻ.
Các bước dạy trẻ kể lại chuyện: Bước 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe
Bước 2: Cho trẻ thảo luận, đàm thoại cùng cô Bước 3: Cho trẻ kể lại chuyện
Để giúp trẻ kể lại chuyện, giáo viên kể cho trẻ nghe trước về tác phẩm (nghĩa là không cần trung thành với văn bản của tác phẩm), cô dùng ngôn ngữ của mình để giúp trẻ hiểu nội dung của tác phẩm, có thể thoát li khỏi văn bản và có thể thêm bớt từ nhưng vẫn đảm bảo nội dung câu chuyện để trẻ hiểu và có thể kể lại. Nếu dạy trẻ kể lại truyện văn học được tiến hành bắt đầu từ bước cô đọc tác phẩm rồi cuối cùng cho trẻ kể lại, thì dạy trẻ kể lại chuyện lại được tiến hành bắt đầu từ bước trẻ được nghe cô kể rồi cuối cùng là trẻ tự kể lại.
Như vậy, dạy trẻ kể lại truyện văn học và kể lại chuyện là hai phạm trù khác nhau và có hình thức thể hiện không giống nhau. Dạy trẻ kể lại truyện văn học, cô giáo cần phải “đọc” chính xác nguyên văn từng chữ trong văn bản, đảm bảo số lượng từ không được thêm bớt, hình thức được bắt đầu từ bước cô đọc cho trẻ nghe tác phẩm cho trẻ nghe, cuối cùng là trẻ tự kể lại. Còn dạy trẻ kể lại chuyện, cô giáo “kể” trước tác phẩm cho trẻ nghe chứ không phải là “đọc” tác phẩm. Khi kể, cô giáo có thể thoát li văn bản nhưng vẫn đảm bảo nội dung, cốt truyện, tình tiết của tác phẩm, hình thức được bắt đầu từ bước trẻ được nghe cô kể và cuối cựng là trẻ tự kể lại tác phẩm Tuy nhiên, cả hai hình thức trên đều nhằm tới mục đích cuối cùng là giúp trẻ hiểu được nội dung truyện, nắm được cốt truyện và có thể kể lại được chuyện. Đồng thời giúp trẻ
phát âm đúng, có vốn từ phong phú và có khả năng diễn đạt lưu loát, rõ ràng để thể hiện sự hiểu biết của mình, nghĩa là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Như vậy, ở chương 1 chúng tôi đã đưa ra các cơ sở lớ luận của đề tài, bao gồm các đặc điểm về sinh lớ, tâm lớ, tư duy, ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn. Thông qua đó, đồng thời chúng tôi đã đưa ra khái niệm về việc dạy trẻ kể lại truyện văn học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra được mục đích và nhiệm cụ của việc dạy trẻ lể lại truyện văn học. Và đặc biệc là đưa ra khái niệm và các đặc trưng của lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn.
+ Đặc điểm tâm, sinh lớ của trẻ mẫu giáo lớn sẽ là cơ sở để giáo viên có thể lựa chọn và mở rộng các chủ để các hình thức dạy sao cho phù hợp với trẻ đảm bảo tính vừa sức nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Đặc điểm về ngôn ngữ, mà đặc biệt là đặc điểm phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn cho thấy đến độ tuổi này hoàn toàn có thể sử dụng các hình thức dạy trẻ kể lại truyện văn học để phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ…
Đây chính là những đặc điểm nổi bật rất quan trọng và là cơ sở để chỳng tôi có thể thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Chương 2
Biện pháp dạy trẻ kể lại truyện văn học nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn