Hoạt động 5: Kết thúc

Một phần của tài liệu Phát triển lời nói mạnh lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể lại truyện văn học (Trang 57)

III. Tiến hành hoạt động

5. Hoạt động 5: Kết thúc

Cô cho trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài “Cùng múa hát mừng xuân”.

làm cầu vồng.

- Chim sâu khéo tay đãkết nối thành cầu vồng.

- Thỏ vượt qua thác và băng qua hết khu rừng này đến khu rừng khác.

- Các loài hoa khoe sắc màu rực rỡ.

- Một chiếc áo trắng tinh mềm mại và lời khen. - Hiếu thảo, biết thương mẹ, đoàn kết với bạn,.. - Trẻ đặt tên theo suy nghĩ cá nhân.

- Trẻ quan sát thao tác viết của cô và đọc theo.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ kể lại truyện theo nhóm, dưới sự hướng dẫn của cô.

KếT LUậN

Trong “Tư bản mệnh”, Các Mác đã nói: “Con nhện thực hiện thao tác

giống của một người thợ dệt, con ong xây tổ sáp làm cho các kiến trúc sư phải hổ thẹn. Nhưng một nhà kiến trúc sư có tồi đi chăng nữa thì ngay từ đầu đã khác một con ong cừ nhất ở chỗ trước khi xây tổ, anh ta đã xây nó trong óc mình rồi”. Qua cách nói bóng bẩy trên, Mác đã quan tâm và lưu ý đến một

đặc điểm cơ bản phân biệt con người với con vật, đặc điểm đó là khả năng dùng đầu óc để suy nghĩ và tư duy.

Con người muốn tư duy phải có ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ lại không phải là bẩm sinh, di truyền. Bởi vậy, việc đào tạo và phát triển ngôn ngữ luôn là nội dung được coi trọng trong công tác giáo dục của nhà trường, đặc biệt là trường mầm non.

Giải quyết vấn đề “Phát triển với nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể lại truyện văn học”, chúng tôi đã tiếp thu những thành tựu của các ngành khoa học ở những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến giáo dục mầm non và xây dựng thành cơ sở lý luận của khoá luận. Đồng thời, trong quá trình triển khai, chúng tôi đã bám sát tỡnh hình phát triển thực tế của trẻ mầm non hiện nay.

Khoá luận đã giải quyết trên cơ sở lý thuyết của các ngành khoa học có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc đào tạo giáo dục mầm non. Đó là cơ sở tâm lí lứa tuổi mầm non, cơ sở ngôn ngữ học - đây là nền tảng quan trọng cho việc phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn. Chúng tôi không vận dụng đồng đều các lí thuyết trên mà chỉ lựa chọn, đi sâu vào một số vấn đề hết sức cơ bản và có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó, chúng tôi đi vào cụ thể hoá nội dung lí luận và khả năng vận dụng chúng vào việc tìm ra

những hình thức dạy trẻ kể lại truyện văn học nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn.

Trong đề tài này chúng tôi đã quan tâm chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, nội dung chương trình, khả năng tiếp nhận của trẻ mẫu giáo lớn. Từ đó chúng tôi đi sâu tìm hiểu khả năng ngôn ngữ của trẻ và đưa ra các hình thức, biện pháp dạy trẻ kể lại truyện văn học nhằm phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn.

Đề tài: “Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể lại truyện văn học” đã đạt được những kết quả nhất định: đưa ra được một số hình thức, biện pháp dạy trẻ kể lại truyện vặn học giúp các giáo viờn mầm non có thể tổ chức tiết kể lại truyện cho trẻ tốt, kích thích được khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ, phát huy tới mức tối đa trong việc sử dụng ngôn ngữ, qua đó phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn.

Trong thời gian nghiên cứu đề tài, chúng tôi được tiếp xúc trực tiếp với trẻ, trực tiếp soạn giáo án và giảng dạy thực nghiệm những tiết học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nên đã giúp ích rất nhiều khi chúng tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Điều đó thêm một lần khẳng định kết quả đã đạt được của khoá luận. Chúng tôi mong muốn những hình thức, biện pháp mà đề tài đưa ra sẽ giúp giáo viện mầm non cũng như bản thân tôi dạy tốt phần chuyên môn của mình trong các trường mầm non.

Tài liệu tham khảo

1. Đào Thanh Âm (1977), Giáo dục học mầm non (tập I,II,III), NXB

ĐHQG Hà Nội.

2. Đinh Hồng Thái (2007), Giáo trình phương pháp phát triển lời nói

trẻ em, NXB ĐHSP.

3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG.

4. Nguyễn ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB ĐHSP.

5. Nguyễn Xuân Khoa (2004), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB ĐHSP.

6. Phan Thị Ngọc Yến, Trần Thu Hoà (1994), Giải phẫu sinh lí trẻ,

Trường CĐSP nhà trẻ mẫu giáo TW 1.

7. Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan (1997), Giáo trình sinh lí học trẻ em,

NXB Giáo dục.

8. M.K.Bôgliupxkaia(1976) –V.V Septsenko, Đọc và kể chuyện văn học

ở vườn trẻ, NXB GDHN.

9. Nhiều tác giả (1982), Văn học và trẻ em, NXB Kim Đồng Hà Nội. 10. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Phát triển lời nói mạnh lạc cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hình thức dạy trẻ kể lại truyện văn học (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)