5) Trẻ kể lại truyện
2.2.3. Biện pháp cho trẻ kể lại truyện tập thể
Biện pháp này nhằm mục đích giúp cho trẻ biết kết hợp cùng nhau để tạo ra một sản phẩm ngôn ngữ có tính mạch lạc. Để làm được điều đó, trẻ cần phải chú ý lắng nghe câu chuyện của cô hoặc của bạn, sau đó lựa chọn ngôn ngữ kể chuyện cho phù hợp với nội dung câu chuyện mà cô hoặc bạn vừa kể và triển khai lại câu chuyện bằng ngôn ngữ mạch lạc của mình. Trẻ có thể cùng nhau bàn bạc về nội dung của truyện kể, về cốt truyện, về lời đối thoại hay từng đoạn truyện, sau đó, nhắc lại theo cô. Sau khi trẻ đã nhắc lại giống cô, cô bắt đầu cho trẻ lần lượt kể lại truyện theo từng phần của truyện. Vớ dụ: cô cho trẻ cùng kể lại truyện “Ba cô gái”. Các cháu sẽ cùng nhắc lại theo cô về lời đối thoại của các nhân vật: bà mẹ, sóc, chị cả…… rồi nhắc lại những đoạn của truyện. Sau đó, cô cho một cháu kể lại ở đoạn đầu: bà mẹ sinh được ba cô con gái”…. đến “cả ba cô đều đi lấy chồng” cháu thứ hai sẽ tiếp tục kể từ đoạn: “bà mẹ nhờ sóc mang thư đến nhà các con…. Cô lần lượt gọi các cháu kể lại từng phần của câu chuyện.
Biện pháp này được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Cô giáo hoặc một trẻ giỏi kể lại đoạn đầu của truyện hoặc toàn bộ truyện.
Bước 2: Cô trao đổi với trẻ về cách thức của buổi kể chuyện hôm đó để trẻ nắm được mục đích của tiết học. Sau đó cô và trẻ trao đổi về dàn ý của truyện, hoặc xem một đoạn băng hoạt hình để gợi ý về truyện sẽ kể.
Bước 3: Cô cho trẻ nhắc lại đoạn điệp khúc lời đối thoại bằng cách cho trẻ đồng thanh bắt chước cô, hoặc cho từng cháu nhắc lại giống cô. Sau đó cô bắt đầu cho trẻ lần lượt kể lại truyện theo từng phần của truyện.
Bước 4: Cô cho trẻ kể chuyện vui (các nhân vật trong truyện), trong đó cô có thể là người dẫn truyện.
Bước 5: Cô nhận xét đánh giá.