Bài 12: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG HCl TRONG HCl VÀ NaOH TRONG SÚT

Một phần của tài liệu bài giảng thực tập cơ bản (Trang 27)

N : Nồng độ EDTA tiêu tốn

V(ml) : Thể tích dung dịch EDTA tiêu tốn G(g) : Khối lượng mẫu cân

Vđm/Vxđ : Hệ số pha loãng mẫu

2. Điều kiện xác định

-Để tạo điều kiện cho phản ứng chuẩn độ được hoàn toàn, triệt để cần tiến hành chuẩn độ ngược: chuẩn dung dịch mẫu muối Zn2+ xuống dung dịch EDTA tiêu chuẩn, chuẩn chậm, lắc mạnh.

-Môi trường pH = 5÷6 đảm bảo quá trình tạo phức hoàn toàn, mặt khác tạo điều kiện thích hợp cho sự đổi màu của chỉ thị tại điểm tương đương. Dùng đệm acetat để duy trì và ổn định môi trường.

3. Hóa chất

- Dung dịch EDTA 0,02N hiệu chỉnh nồng độ bằng Ca2+ 0,02N - Chỉ thị XC 0.5% trong C2H5OH

- Dung dịch đệm acetat pH = 5÷6

4. Quy trình xác định

Chuẩn bị dung dịch mẫu ZnSO4 có nồng độ khoảng 0,02N.

Hút chính xác 10ml dung dịch chuẩn EDTA 0.02N chuyển vào bình nón 250ml. Thêm 5ml dung địch đệm acetat pH = 5÷6, vài giọi chỉ thị XC lắc đều và chuẩn độ bằng dung dịch Zn2+ đến khi chuyển màu từ vàng chanh sang hồng tím. Ghi thể tích mẫu đã tiêu tốn.

Làm thí nghiệm song song, lấy kết quả trung bình, sai số giữa hai lần chuẩn không quá 0,1ml. Tính kết quả theo công thức đã nêu.

Bài 12: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG HCl TRONG HCl VÀ NaOH TRONG SÚT

1. Nguyên tắc:

Phương pháp có cơ sở là phản ứng trung hòa:

O H OH

H+ + − → 2

Nhận biết điểm tương đường bằng chỉ thị phenolphtalein 0,1% trong cồn, tại điểm tương đương dung dịch xuất hiện màu hồng bền trong 30 giây.

a. Xác định hàm lượng NaOH: Phản ứng chuẩn độ: O H O C Na NaOH O C H2 2 4 +2 → 2 2 4+2 2 Nồng độ dung dịch NaOH được tính theo công thức:

NaOH V NV N = Trong đó: N : nồng độ H2C2O4 0.05N V (ml) : thể tích dung dịch H2C2O4 0.05N Vxđ (ml) : thể tích dung dịch mẫu NaOH

b.Xác định hàm lượng HCl:

HCl + NaOH = NaCl + H2O Nồng độ dung dịch HCl được tính theo công thức:

HCl

V NV

N =

Trong đó: N : nồng độ NaOH chuẩn tiêu tốn

V (ml) : thể tích dung dịch NaOH chuẩn tiêu tốn Vxđ (ml) : thể tích dung dịch mẫu HCl đã hút

2. Điều kiện:

- Tại điểm tương đương dung dịch muối NaCl là muối trung tính, pH = 7, có thể dùng các chất chỉ thị là phenolphtalein (PP) hoặc metyl da cam (MO), metyl đỏ (MR), v.v…

- Tại điểm tương đương, dung dịch chỉ có muối bazo Na2C2O4 có pH ≈ 9, làm đổi màu chỉ thị phenolphtalein (dung dịch từ không màu → xuất hiện màu hồng bền trong 30 giây).

3. Hóa chất sử dụng:

- Dung dịch HCl 0.05N - Dung dịch NaOH 0.05N - Dung dịch H2C2O4 0.05N

- Dung dịch phenolphtalein 1% trong cồn

4. Quy trình:

a. Xác định hàm lượng NaOH

Chuẩn bị dung dịch mẫu NaOH có nồng độ khoảng 0.05N.

Dùng pipet lấy chính xác Vxđ ml (10ml) dung dịch axit oxalic 0.05N chuẩn vào bình nón cỡ 250ml. Thêm 2 – 3 giọt dung dịch chất chỉ thị phenolphtalein 1% trong cồn, lắc đều. Từ buret, vừa nhỏ từ từ dung dịch NaOH cần xác định nồng độ vào bình nón, vừa lắc đều đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng bền trong 30 giây thì ngừng chuẩn độ. Ghi số ml NaOH đã chuẩn độ -V ml.

Làm 3 lần và lấy kết quả trung bình.

b. Xác định hàm lượng HCl

Chuẩn bị dung dịch mẫu HCl có nồng độ khoảng 0.05N.

Dùng pipet lấy chính xác Vxđ ml (10ml) dung dịch HCl cần xác định nồng độ vào bình nón cỡ 250ml, thêm 2 – 3 giọt dung dịch chất chỉ thị PP 1%. Từ buret, nhỏ dung dịch NaOH 0.05N vào và lắc đều bình nón cho tới khi dung dịch có màu hồng bền trong khoảng 30 giây thì dừng chuẩn độ. Ghi số ml dung dịch NaOH đã chuẩn độ.

Làm 3 lần rồi lấy kết quả trung bình và tiến hành thí nghiệm với hai chất chỉ thị và so sánh kết quả (khi dùng chất chỉ thị metyl da cam thì màu của dung dịch chuyển từ đỏ sang vàng).

Bài 13: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Na2CO3 VÀ NaOH TRONG SÚT CÔNG NGHIỆP

(Phương pháp chuẩn độ axit-bazơ)

Một phần của tài liệu bài giảng thực tập cơ bản (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w