Quản lý hoạt động của Trọng tài viên nƣớc ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 32)

Do đặc điểm của mỗi loại hình trọng tài, cách thức hoạt động và thành lập khác nhau do những khác biệt về chính trị, kinh tế, pháp luật ở mỗi quốc gia do vậy Trọng tài viên ở mỗi nƣớc sẽ đƣợc quy định khác nhau. Theo Điều 74 của Luật Trọng tài thƣơng mại, tổ chức trọng tài nƣớc ngoài đƣợc hoạt động tại Việt Nam dƣới hai hình

33

thức Chi nhánh và Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nƣớc ngoài. Khoản 11 Điều 3 Luật Trọng tài thƣơng mại năm 2010 định nghĩa nhóm này nhƣ sau: Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hoạt động của trọng tài nƣớc ngoài đƣợc bảo đảm bởi quy định về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nƣớc ngoài tại Việt Nam. Cụ thể, phán quyết của Trọng tài nƣớc ngoài đƣợc công nhận và thi hành theo các quy định tại Phần VI của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, mà cụ thể là Khoản 2 Điều 342 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động. Điều 1 Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nƣớc ngoài năm 1995 làm rõ khái niệm Trọng tài nƣớc ngoài: Quyết định của trọng tài nước ngoài được hiểu là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam […]. Quyết định của trọng tài nước ngoài còn bao gồm quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ Việt Nam, nhưng không do trọng tài Việt Nam tuyên. Trong đó, khái niệm trọng tài Việt Nam đƣợc hiểu là các pháp nhân/thể nhân đƣợc hành nghề trọng tài giải quyết tranh chấp đƣợc thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Còn theo Khoản 12 Điều 3 của Luật Trọng tài thƣơng mại, Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn. Các hoạt động khác liên quan tới quá trình giải quyết vụ việc của trọng tài nƣớc ngoài đƣợc tƣơng trợ tƣ pháp theo các Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và quốc gia mà Trọng tài viên có quốc tịch theo nguyên tắc có đi có lại.

34

Nhƣ vậy có thể hiểu, trọng tài viên nƣớc ngoài khi hành nghề tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu về cấp phép hoạt động theo pháp luật của Việt Nam, đƣợc hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn theo thỏa thuận tƣơng trợ tƣ pháp giữa các chính phủ và đƣợc đảm bảo thi hành phán quyết theo Công ƣớc New York trong trƣờng hợp chính quốc cũng là thành viên của Công ƣớc này.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý đối với trọng tài viên tại Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 32)