Kiến nghị với Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh cho công ty Cổ phần thương mại xi măng (Trang 71)

III. Một số kiến nghị đề xuất với Tổng công ty công nghiệp xi măng

2. Kiến nghị với Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

- Kiến nghị với Tổng công ty cần phải xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp với tình hình thị trường trong nước và quốc tế. Bởi vì, các chiến lược phát triển đó sẽ là căn cứ quan trọng để các công ty thành viên lập kế hoạch. Bên cạnh đó Tổng công ty cần xây dựng các chiến lược phát triển trung hạn và các kế hoạch hàng năm rõ ràng và chi tiết.

- Kiến nghị với Tổng công ty cần mở các lớp đào tạo về kế hoạch cho các cán bộ kế hoạch thuộc Tổng công ty cũng như các cán bộ kế hoạch của các công ty thành viên. Mở các lớp đào tạo cán bộ đó vừa tiết kiệm chi phí so với việc các công ty thành viên mở các lớp đào tạo riêng, vừa tạo một hệ thống thống nhất về công tác kế hoạch giữa các công ty trong toàn Tổng.

- Tổng công ty cần dự báo giá cả xi măng kế hoạch cho năm tiếp theo một cách chính xác. Vì đây là cơ sở để Công Ty cổ phần thương mại xi măng xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch.

KẾT LUẬN

Công tác lập kế hoạch đã đóng góp một phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và càng ngày nó càng khẳng định được vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Việc lập kế hoạch kinh doanh không chỉ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đi đúng hướng mà còn giúp doanh nghiệp phòng và tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của công tác lập kế hoạch, trong những năm qua, công ty cổ phần thương mại xi măng đã ngày càng quan tâm hơn đến công tác này và cũng đã có nhiều đổi mới để phù hợp với sự thay đổi mô hình hoạt động của công ty cũng như sự thay đổi của thị trường. Trong 15 tuần thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu và nghiên cứu về công tác lập kế hoạch và nhận thấy một số vấn đề còn tồn tại. Từ đó em mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công

tác lập kế hoạch kinh doanh cho công ty Cổ phần thương mại xi măng. Em hy vọng với những giải pháp của mình, công tác lập kế hoạch tại công ty sẽ tốt hơn và ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động kinh doanh, giúp công ty thực hiện tốt những mục tiêu đặt ra.

Em xin chân thành cảm ơn các các cán bộ nhân viên trong công ty đã chỉ bảo và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để em có cơ hội em áp dụng những kiến thức đã được học tập vào thực tế. Đặc biệt, em xin cảm hơn cô giáo ThS. Đặng Thị Lệ Xuân đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài của mình!

Phụ lục : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU NĂM 2009 CỦA CTY CPTMXM

I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

1. Kinh doanh tiêu thụ măng:

Đơn vị tính: nghìn tấn

Loại xi măng Mục tiêu

năm2009

Thực hiện mua vào Thực hiện bán ra

Tổng %so với mục tiêu % so với năm2008 Tổng %so với mục tiêu % so với năm2008 Tổng số 1.215 1.265 104,1 104,3 1.250 102,9 101,7 XM Hoàng Thạch 770 955 124 128,3 944 122,6 127 XM Bỉm Sơn 45 36 80 76,6 35 77,8 71 XM Bút Sơn 200 202 101 95 200 100 89,1 XM Hải Phòng 40 11 27,5 22,2 11 27,5 21,6 XM Hoang Mai 10 4 40 18 4 40 17,1 XM Tam Điệp 150 57 38 41,5 56 37,3 40,9

So với mục tiêu ngân sách năm 2009, sản lượng xi măng mua vào đặt 104,1% sản lượng bán ra đặt 102,9% mục tiêu đề ra so với năm 2008, sản lượng xi măng mua vào bằng 104,3% và bán ra bằng 101,7%, ước tăng hơn 21.000 tấn.

2. Công tác đa dạng hóa kinh doanh: 2.1. Kinh doanh sắt thép:

Năm 2009 sản lượng sắt thép ước lượng thực hiện được:

- Mua vào 1.550 tấn / 4.000 tấn, bằng 38,7% so với mục tiêu đề ra. - Bán ra 2.465 tấn / 4.200 bằng 58,7% so với mục tiêu đề ra.

- Doanh thu ước đạt hơn 25 tỷ đồng. 2.2. Kinh doanh sơn:

Năm 2009 sản lượng sơn ước bán được: 10.626 lít/ 28.000 lít = 38% mục tiêu. 2.3. Kinh doanh cho thuê bất động sản:

Đơn vị tính: đồng

Cho thuê trụ sở 3.436.000.000

Cho thuê kho bãi 4.665.000.000

Cho thuê nhà ở, kiôt tại Vĩnh tuy 252.700.000

Tổng cộng 8.687.600.600 3. Công tác đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn:

a/. công tác đầu tư xây dựng:

- Dự án tổ hợp nhà cao tầng văn phòng và nhà ở cho thuê tại giáp nhị:

Dự án đã được UBND Thành phố chấp thuận địa điểm đầu tư và giao cho công ty lập và thực hiện dự án.

Lập quy hoạch tổng mặt bằng để thông qua quận Thanh xuân và Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội phê duyệt.

Để đẩy nhanh tiến độ, các thủ tục thực hiện dư án và khả năng khai thác dự án đưa vào sử dụng có hiệu quả sau này. Công ty đã hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng vào phát triển đô thị Sông Dà tham gia thực hiện dự án và xin UBND Thành phố Hà Nội cho chuyển đổi chức năng sử dụng của khu đất từ văn phòng và nhà ở cho thuê sang nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ để kinh doanh và đã được Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam chấp thuận. Hiện nay hai bên đang xây dựng phương án hợp tác kinh doanh và triển khai ký hợp động hợp tác đầu tư.

- Dự án nhà cao tầng văn phòng và nhà ở cho thuê tại Vĩnh Tuy:

HĐQT Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã phê duyệt chủ trương đầu

tư dự án. Do nhu cầu về văn phòng và nhà ở cho thuê ở Vĩnh Tuy không cao nên công ty đang cân nhắc việc triển khai thực hiện.

b/. Công tác sửa chửa lớn:

Hoàn thành sửa chữa xong 2 hạng mục công trình là:

- Lợp mái tôn chống dột mái nhà làm việc 4 tầng Công ty: 375 triệu đồng. - Cải tạo cầu thang bộ lên tầng 4 nhà làm việc công ty: 400 triệu đồng.

4. Công tác tài chính năm 2009:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Mục tiêu Thực hiện % so với MT

Doanh thu 1.065.965 1.115.704 104.6%

Nộp ngân sách 4.011 5.325 132.7%

5. Công tác lao động tiền lương:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Mục tiêu Thực hiện % so với MT

Tổng quỹ tiền lương 1.000 đồng 11.860.257 12.740.810 107,4

Tiền lương bình quân Đ/người/tháng 3.294.516 3.751.711 113,8

Thu nhập bình quân Đ/người/tháng 3.594.516 4.051.711 112,7

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Năm 2009 Công ty cổ phần Thương mại xi măng thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong những điều kiện sau:

1. Thuận lợi:

- Nền kinh tế đất nước mặc dù phải chịu tác động của tình hình lạm phát sang thiểu phát của những tháng cuối năm 2008 chuyển qua năm 2009 nhưng vẫn giữ mức tăng trưởng GDP 5,5%.

- Mức tiêu thụ XM trên thị trường ổn định hơn và có dấu hiệu tăng nhẹ so với năm 2008. Đặc biệt vào quý II và quý IV trong năm (khi Chính phủ thực hiện gói kích cầu số1).

- Thời tiết năm 2009 ít biến động hơn năm 2008 (mưa bảo lũ lụt ít, thời tiết kho ráo) thuận lợi cho công tác xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng nói chung và xi măng nói riêng.

- Được sự chỉ đạo sát sao của HĐQT, cơ quan Tổng Giám đốc và các ban chức năng của vicem.

- Nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị bạn như Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Bỉm sơn về cơ chế tiêu thụ trả chậm,

- Bản lãnh đạo Công ty đã có kinh nghiệm điều hành công tác kinh doanh tiêu thụ xi măng theo cơ chế thị trường, thực hiện bình đẳng giá với các NPP khác (từ tháng 3/2097 đến tháng 12/2009).

- Hà nội có bước chuyển mới từ tháng 8/2008 xác nhập với tỉnh Hà tây, do đó nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trong quy hoạch phát triển thủ đô tăng đáng kể trong năm 2009.

- Mặc dù nền kinh tế đất nước năm 2009 có tăng trưởng, song mức tăng trưởng thấp so với năm 2008.

- Công tác tiếp nhận và vận chuyển xi măng, đặc biệt là tuyến Hoàng thạch đường thủy gặp rất nhiều khó khăn (mức nước trên các song quá cạn kiệt, nhất là tuyến sông Hồng, mực nước sông tại thời điểm tháng 11, tháng 12 năm 2009 xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua).

- Tình hình cạnh tranh trên thương trường ViCem xây dựng nhiều NPP trên cùng một địa bàn, do đó dần tới việc cạnh tranh nội bộ giữa các NPP của các công ty sản xuất trong cùng ViCem với nhau và các NPP bán cùng một nhãn mác sản phẩm trên cùng một địa bàn đã làm hạn chế đến hiệu quả của các NPP.

- Việc xây dựng các NPP của Công ty trên địa bàn các tỉnh Vĩnh phúc, Phú thọ và Yên bái không đáp ứng được các tiêu chí về khả năng tài chính của Công ty (thời hạn thanh toán tiền hàng). Do đó các địa bàn Vĩnh phúc, Phú thọ và Yên bái bị bỏ trống trong năm 2009.

- Một số CBCNV làm trong công tác quản lý, bán hàng còn chưa chuyển biến kịp với tình hình thị trường, thiếu tính chủ động trong công việc, kém năng động sáng tạo, sức ỳ còn lớn, dẫn tới hiệu quả công tác còn hạn chế.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2009.

1. Những việc đã làm được:

- Năm 2009 Công ty hoàn thành vượt mức mục tiêu sản lượng xi măng mua vào, bán ra tăng trưởng so với năm 2008.

- Đã đáp ứng đủ hàng theo nhu cầu của thị trường trên các địa bàn Công ty được phân công quản lý.

- Đã chủ động bám sát kế hoạch ngân sách trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí lưu thông, xử lý kịp thời cơ chế kinh doanh phù hợp với từng tình hình thị trường tại từng khu vực, theo từng thời điểm để tăng khả năng canh tranh của Công ty trên thương trường và giữ được khách hàng, tăng thị phần đồng thời mở rộng được thì trường đối với xi măng Hoàng Thạch.

- Công ty đã thường xuyên phối hợp với các Công ty sản xuất và các đơn vị vận tải, tìm mọi biện pháp năng cao sản lượng tiếp nhận và vận chuyển xi măng về các địa bàn để tiêu thụ, Đặc biệt vào những thời kì nước kiệt và lũ lớn trên các sông.

- Duy trì công ăn việc làm, ổn định đời sống cho CBCNV trong Công ty.

2. Những mặt tồn tài:

- Công tác kinh doanh tiêu thụ xi măng của Công ty mặc dù vượt mục tiêu ngân sách đã được Tổng Công ty xi măng Việt Nam phê duyệt nhưng chưa tương xứng với chuyển biến và mức tăng trưởng của thị trường.

- Công tác quản lý tiền hàng và thu hồi công nợ của Công ty mặc dù đã được chú ý quan tâm song mức dư nợ của một số đơn vị trực thuộc còn cao đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và làm cho công ty phần nào hạn chế về vốn hoạt động.

- Tiến độ các dự án đầu tư xây dựng đều bị chậm do công tác đầu tư xây dựng của công ty còn phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan.

3. Nguyên nhân tác động: a/ khách quan:

* Tác động tích cực:

- Sức tiêu xi măng trên thị trường năm 2009 ổn định và có mức tăng trưởng nhẹ so với năm 2008.

- Việc thực hiện gói kích cầu của Chính phủ đã có chuyển biến và tác động tốt tới các doanh nghiệp, đặc biệt là quý 3/ 2009.

- Tình hình thời tiết mặc dù có những diễn biến phức tạp không thuận lợi trong những tháng đầu năm, song nhìn năm 2009, thời tiết mua ít nên thuận lợi cho công tác kinh doanh vật liệu xậy dựng nói chung và kinh doanh tiêu thụ xi măng nói riêng nhưng khó khăn cho việc vận chuyển xi măng bằng đường thủy vì mực nước trên các sông quá cạn kiệt.

* Tác động hạn chế:

- Tình hình cạnh tranh trên thị trường năm 2009 diễn ra hết sức gay gắt và quyết liệt. Ngoài việc canh tranh nội bộ giữa các NPP của các Công ty sản xuất trong cùng ViCem thì đặc biệt là việc cạnh tranh về giá giữa xi măng của ViCem với các loại xi

măng liên doanh mới tham gia trên thị trường, mức giá chênh lệch từ 50.000 đến 150.000 đồng/ tấn.

- Công tác tiếp nhận và vận chuyển xi măng trong năm 2009 mặc dù đã có những chuyển biến tốt song có lúc. Có nơi bị động về phương tiện, do đó phần nào đã làm hạn chế đến công tác điều tiết hàng hóa và quản lý phương tiện của Công ty.

- Công tác kinh doanh sơn: Công tác kinh doanh sơn của Công ty năm 2009 còn gặp nhiều khó khăn như:

+ Công tác phối hợp để quảng bá thương hiệu và hỗ trợ xúc tiến bán hàng của Công ty sản xuất còn hạn chế.

+ Công tác phát triển mạng lưới cửa hàng tiêu thụ sơn còn yếu.

+ Chưa mở được thị trường tiêu thụ sơn vào các công trình lớn, chủ yếu vẫn là bán nhỏ lẻ cho các công trình dân sinh.

b/. chủ quan:

- Tình hình Công nợ tại một số của hàng, đại lý, khách hành và NPP của các đơn vị luôn ở mức cao và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh công nợ dây dưa, kéo dài, khó đòi, do đó Công ty phải thực hiện biện pháp dừng cấp hàng hoặc cấp hạn chế để thu hồi công nợ. - Công tác tổ chức bộ máy tiếp thị, khai thác khách hàng và xi măng nhà NPP tại địa bàn các tỉnh Vĩnh phúc, Phú thọ và Yên bái còn chậm dẫn tới còn bỏ trống địa bàn. - Công tác kinh doanh sắt thép và kinh doanh sơn còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa chuyên sâu.

- Công tác đầu tư xây dựng: Công tác tìm kiếm xây dựng mô hình liên doanh, liên kết, hợp tác xây dựng còn chậm chưa đáp ứng với điều kiện thực tế tại Hà nội trong việc thực hiện thủ tục đầu tư dự án bất động sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Bùi Đức Tuân, Giáo trình “kế hoạch kinh doanh”, nhà xuất bản lao động – xã hội, năm 2005

2. TS.Nguyễn Thị Hồng Thuỷ - Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình “ Lý thuyết quản trị kinh doanh”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, năm 1997

3. Quyết định 108/2005/QĐ – TTg về việc quy hoạch phát triển Công nghiệp xi măng Việt Nam từ 2010 đến 2020.

4. Trần Bình Minh.

“Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may Thăng Long”. Luận văn tốt nghiệp khoa quản lý kinh tế, trường đại học Kinh tế quốc dân, năm 2006.

5. Hoàng Thị Minh Hà.

“Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất cho công ty May 10”. Luận văn tốt nghiệp khoa Kế hoạch và phát triển, trường đại học Kinh tế quốc dân. Năm 2007. 6. Trần Hoàng Yến.

“Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất ở Tổng công ty thép Việt Nam”, luận văn tốt nghiệp khoa Kế hoạch và phát triển, trường đại học Kinh tế quốc dân. Năm 2008.

7. Nguyễn Thị Thu Thủy.

“Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty văn phòng phẩm Cửu Long”, luận văn tốt nghiệp khoa Kế hoạch và phát triển, trường đại học Kinh tế quốc dân. Năm 2008.

8. Lê Minh Anh.

“Hoàn thiện công tác lập kế hoạch cho Tổng công ty chè”, luận văn tốt nghiệp khoa Kế hoạch và phát triển, trường đại học Kinh tế quốc dân. Năm 2006

9. http://www.vicem.vn

10. http://www.cement-t.com.vn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh cho công ty Cổ phần thương mại xi măng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)