I. Khái quát chung về công ty cổ phần thương mại xi măng
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 12 tháng 02 năm 1993 đánh dấu sự ra đời của xí nghiêp vật tư kỹ thuật xi măng - trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng (nay là Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam). Xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng là một doanh nghiệp nhà nước, vốn kinh doanh thuộc quyền sở hữu nhà nước. Công ty có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xi măng.
Ngày 30 tháng 09 năm 1993, Bộ xây dựng ra quyết định số 445/BXD-TCLD đổi tên công ty thành Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam ( nay là Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam).
Ngày 02 tháng 07 năm 2007, Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 775/QĐ-BXD ngày 25/12/2006 và số 803/QĐ-BXD của Bộ xây dựng. Hình thức cổ phần hóa của công ty được xác định như sau:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG Tên giao dịch: CEMENT TRADING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt:CEMENT.T.,JSC
Địa chỉ: Số 348 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.38643346 – 04.38642410 Fax: 04.8642586
Webside: www.cement-t.com.vn
Hình thức cổ phần hóa của công ty cổ phần thương mại xi măng là bán một phần vốn nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn. Vốn điều lệ của công ty: 60.000.000.000 đồng (sáu mươi tỷ đồng), trong đó: cổ phần nhà nước nắm giữ là 59.64%, các cổ đông khác nắm giữ 40.36%.
Hiện nay công ty có 1 chi nhánh và 4 văn phòng đại diện và 120 của hàng, đại lý. Các đơn vị này thực hiện nhiệm vụ bán xi măng cho khách hàng hoặc cung cấp cho
nhà phân phối cấp 2. Đây là đầu mối giao dịch quan trọng, là cầu nối giữa công ty và hệ thống khách hàng và là cơ sở nghiên cứu tiềm năng của các đại bàn.
Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh các loại xi măng, sản xuất và kinh doanh các loại phụ gia, vật liêu xây dựng và vật tư phục vụ sản xuất xi măng.
Sản xuất và kinh doanh bao bì (Phục vụ sản xuất kinh doanh xi măng, dân dụng và công nghiệp).
Sửa chữa ôtô xe máy, gia công cơ khí.
Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải đường sông, biển, sắt và đường bộ.
Kinh doanh dịch vụ thể thao, vui chơi, giải trí.Xây dựng dân dụng, kinh doanh phát triển nhà và cho thuê bất động sản.
Kinh doanh thiết bị phụ tùng, vật tư, thiết bị, phụ gia, bao bì xi măng.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2009
Ta có bảng kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2009: Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Cty CPTMXM giai đoạn 2005-2009.
2005 2006 2007 2008 2009
Doanh Thu(1tr.đ) 1.384.779 1.150.536 562.153 1.056.881 1.196.394 Tốc độ tăng trưởng
DT (%) -16.9 -51.14 88 13.2
Lợi nhuận sau thuế
(1 tr.đ) 11.096 2.627 2.717 5.238 10.660
Tốc độ tăng trưởng
lợi nhuận(%) -76.32 34.26 92.78 100.03
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn vào bảng 2.1 thấy doanh thu của công ty giảm dần từ năm 2005 đến năm 2007 và tăng dần từ năm 2007 đến năm 2009, cụ thể là doanh thu năm 2005 đạt 1.384.997 (triệu đồng) giảm xuống 1.150.536 (triệu đồng) vào năm 2006 và đến năm 2007 chỉ còn 562.153 (triệu đồng), năm 2008 doanh thu tăng lên là 1.056.881 (triệu đồng) và năm 2009 là 1.196.394 (triệu đồng). Điều này được giải thích như sau: Năm
2006, sản lượng tiếp nhận và tiêu thụ XM giảm so với năm 2005 do tác động của yếu tố thị trường, sự cạnh tranh nội bộ giữa các NPP trong nội bộ Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam và tư tưởng của đội ngũ bán hàng bị dao động trong quá trình công ty tiến hành cổ phần hóa. Đến năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO làm mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt. Đặc biệt là sự cạnh tranh nội bộ của các công ty thành viên trong cùng Tổng công ty, một số nhà phân phối của các công ty sản xuất đã bán phá giá trên thị trường làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ và hiệu quả kinh doanh của công ty. Từ tháng 3 năm 2007, công ty bước vào thực hiện theo cơ chế mới, việc triển khai và tiêu thụ của công ty tại các địa bàn còn chậm và thiếu tính ổn định, phải phụ thuộc vào việc ban hành giá và cơ chế khuyến mại của các công ty sản xuất theo từng thời điểm. Năm 2008, mặc dù nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, song hoạt động kinh doanh của công ty đã dần đi vào ổn định sau khi cổ phần hóa, công tác tiêu thụ XM thường xuyên được kiểm tra làm cho doanh thu của công ty tăng lên .
Lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng qua các năm. Cao nhất là năm 2005 với lợi nhuận sau thuế đạt 11.096 (triệu đồng) và thấp nhất là năm 2006, lợi nhuận sau thuế của công ty là 2.627 (triệu đồng). Năm 2007, mắc dù doanh thu của công ty sụt giảm 51.14% , nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng trưởng 34.26% so với năm 2006. Nguyên nhân là do: Năm 2007, công ty thực hiện cổ phần hóa, việc tinh giản bộ máy đã làm giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý của công ty.
3. Đặc điểm nguồn lực của công ty
3.1. Đặc điểm về lao động.
Hiện nay Cty CPTMXM có 272 cán bộ công nhân viên. Cán bộ công nhân viên của công ty bao gồm các nhà quản lý, các nhân viên kỹ thuật, các nhân viên bán hàng…Ta có bảng cơ cấu lao động của công ty qua các năm:
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Cty CPTMXM qua các năm. Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 số người Tỉ lệ(%) Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 443 60.44 188 56.96 165 55.74 152 55.88 Nữ 290 39.56 142 43.04 131 44.26 120 44.12 Trình độ LĐ ĐH, CĐ 206 28.1 127 38.48 103 34.79 97 35.66 THPT 527 71.9 203 61.52 193 65.21 175 64.34 Cơ cấu LĐ Cán bộ quản lý 72 9.82 39 11.81 28 9.46 21 7.72 Nhân viên nghiệp vụ 106 14.46 69 20.9 63 21.28 60 22.06 Nhân viên bán lẻ 315 42.97 151 45.75 158 53.37 160 58.8 Nhân viên phụ trợ 240 32.75 71 21.54 47 15.89 31 11.42 Tổng số 733 330 296 272 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy được rằng lượng lao động trong công ty giảm qua các năm:năm 2006 là 773 lao động, năm 2007 giảm đi gần một nửa xuống còn 330 lao động, năm 2008 là 296 lao đông và cho đến cuối năm 2009 còn 290 lao động. Năm 2007 có số lượng lao động giảm nhiều là do công ty thực hiện cổ phần hóa, tinh giản bộ máy lao động cồng kềnh mà tập trung là cắt giảm nhân viên bán lẻ và nhân viên phụ trợ. Đó là một quy luật tất yếu trong thời kinh tế thị trường hiện nay, lấy hiệu quả công việc làm thước đo năng lực.
Bên cạnh sự tụt giảm về lượng lao động trong công ty thì ta có thể nhận thấy trình độ lao động của công ty qua các năm cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực:
lực lượng cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng đã tăng dần qua các năm. Thể hiện ở năm 2006, lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiểm 28.9% nhưng đến năm 2009 đã chiếm 35.66%. Điều đó cho thấy chất lượng lao đông trong công ty ngày càng được nâng cao, tuy nhiên lao động được qua đào tạo vẫn chiếm tỉ trọng thấp.
Cơ cấu lao động trong những năm qua cũng có nhiều biến đổi và đã đi đúng xu hướng của một doanh nghiệp thương mại, tỷ trọng lao động của nhân viên bàn lẻ có xu hướng tăng. Điều này được thể hiện là năm 2006, nhân viên bán lẻ chỉ chiếm 42.975% trong toàn bộ lực lượng lao đông, đến năm 2009 nhân viên bán lẻ đã chiểm 58.8%. Cán bộ quản lý trong cơ cấu lao động có xu hướng giảm do chất lượng ngày càng cao, việc giảm nhẹ bộ máy quản lý cồng kềnh là phù hợp với một công ty cổ phần.
Lực lượng lao động phục vụ cho công tác lập kế hoạch gồm có 4 cán bộ, các cán bộ này đều có trình độ đại học, trong đó có một chuyên viên đã được đào tạo cơ bản về kế hoạch.
3.2. Đặc điểm về tài sản.
Bảng 2.3: Tài sản của Cty CPTMXM từ năm 2005 đến năm 2008
Đơn vị: 1.000 đồng
Tài sản Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
I. Tài sản ngắn hạn 172.749.347 132.000.336 166.528.823 144.004.567 176.597.429
1. Tiền 72.252.647 66.648.718 93.818.152 64.846.578 123.893.922
2. Phải thu ngắn hạn 68.272.806 43.481.993 66.324.794 55.134.338 42.518.691
3. Hàng tồn kho 32.118.390 22.031.953 6.329.626 23.859.236 9.834.015
4. Tài sản ngắn hạn khác 105.502 17.700 56.251 164.415 350.800
II. Tài sản dài hạn 42.135.014 15.601.058 13.141.289 11.789.724 8.584.208
1. Các khoản phải thu dài hạn 76.168.908 76.168.908 76.168.908 0 0
2. Tài sản cố định 42.058.845 11.420.012 9.946.624 8.868.642 8.117.279
3. Tài sản dài hạn khác 0 4.104.877 3.118.495 2.921.081 466.929
Tổng tài sản 214.884.362 147.601.424 179.670.113 155.794.291 185.181.638
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty tăng giảm liên tục qua các năm, cụ thể là năm 2006 đã có sự sụt giảm so với năm 2005 từ 214.884.362 ( nghìn đồng) xuống còn 147.601.424 ( nghìn đồng) và tăng lên 179.670.116 (nghìn đồng) vào năm 2007. Đến năm 2008 Tổng tài sản của công ty lại giảm xuống còn 115.794.291 (nghìn đồng) và tăng lên 185.181.638 (nghìn đồng) vào năm 2009. Nguyên nhân của việc tăng giảm liên tục qua các năm là do giá trị tài sản ngắn hạn tăng giảm qua các năm. Điều đó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty chưa được đi vào ổn định.
Giá trị tài sản dài hạn có xu hường giảm dần mà nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định đang giảm dần, tuy nhiên ta có thể thấy tốc độ giảm ngày càng chậm. Tài sản cố định năm 2006 giảm 72.84% so với năm 2005, đến năm 2007 giảm 12.9% so với năm 2006, năm 2008 giảm 10.8% so với năm 2007 và năm 2009 giảm 8, 4% so với năm 2008. Như vậy ta có thể thấy tài sản cố định của công ty đang dần đi vào ổn định. Tài sản của cố định của công ty giảm qua các năm là do trong quá trình tiến hành cổ phần hóa, công ty thực hiện tinh giản bộ máy và thanh lý bớt tài sản cố đinh.
Cùng với sự thay đổi của tài sản cố định thì tài sản lưu động cũng đang có sự thay đổi. Ta có thể thấy được điều đó qua biểu sau
Đồ thị 2.1: Cơ cấu tổng tài sản qua các năm 2005-2009
0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 Tài sản lưu động Tài sản cố định
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy cơ cấu tài sản lưu động của công ty tăng dần qua các năm. Nó thể hiện xu hướng kinh doanh của công ty là tăng dần vòng quay vốn và tăng lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra.
3.3. Đặc điểm về nguồn vốn.
Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp. Nguồn vốn mà các doanh nghiệp thường có là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ. Đó là hai kênh tài chính có vai trò rất lớn trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ta có bảng đánh giá khái quát về nguồn vốn của công ty:
Bảng 2.4: Nguồn vốn của công ty qua các năm 2005-2009
Đơn vị: 1.000 đồng
Nguồn vốn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
I. Nợ phải trả 152.741.903 102.364.184 115.497.633 90.486.806 113.824.772 1. Nợ ngắn hạn 109.567.860 98.331.827 112.582.154 89.012.806 111.906.772 2. Nợ dài hạn 43.174.043 4.032.357 2.915.478 1.474.000 1.918.000 II. Vốn chủ sở hữu 62.142.458 45.237.240 64.172.480 65.307.484 71.356.866 1. Vốn chủ sở hữu 58.436.196 41.673.198 62.717.384 65.509.832 71.458.069 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 3.706.262 3.564.041 1.455.095 (202.347) (101.203) Tổng nguồn vốn 214.884.362 147.601.424 179.670.113 155.794.291 185.181.638 (Nguồn: phòng kế toán)
Tương ứng với tài sản thì nguồn vốn của công ty cũng có biến động trong những năm qua. Nhìn vào bảng 2.4 ta dễ dàng nhận thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của công ty song đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể là
năm 2005, nợ phải trả/tổng nguồn vốn là 71.08% giảm xuống còn 69.35% vào năm 2006 và 64.28% vào năm 2007, đến năm 2008, nợ phải trả/tổng nguồn vốn chỉ còn 58.08% nhưng lại tăng lên 61.46% năm 2009. Hệ số này có xu hướng giảm dần là do công ty thực hiện chiến lược kinh doanh an toàn trong quá trình cổ phần hóa, giảm tỷ trọng nợ phải trả để giảm những hậu quả nếu rủi ro xảy ra. Điều này cũng là nguyên nhân làm lợi nhuận sau thuế trong 3 năm 2006, 2007, 2008 thấp. Đến năm 2009, công ty quyết định mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh do đã đi vào hoạt động ổn định. Điều này đã làm tăng tỷ trọng nợ phải trả của công ty lên những đồng thời cũng làm tăng lợi nhuận lên một lượng đáng kể. Có thể nói rằng công ty đã biết sử dụng ngồn vốn một cách hợp lý trong từng giai đoạn để vừa đảm bảo kinh doanh an toàn, vừa tạo được lợi nhuận cao.
4. Tình hình thực hiện KHKD của công ty trong giai đoạn 2005-2009.
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện KHKD của công ty từ năm 2005 đến năm 2009 Đơn vị: triệu đồng
Năm Doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận sau thuế
2005 Kế hoạch 1.368.000 17.000 15.000 Thực hiện 1.384.997 17.600 15.578 % so với KH 101.24% 103.53% 103.85% 2006 Kế hoạch 1.567.352 14.038 3.100 Thực hiện 1.150.536 15.041 4.190 % so với KH 73.40% 107.14% 135.16% 2007 Kế hoạch 1.122.579 8.12 3.378 Thực hiện 562.153 3.628 3.774 % so với KH 50.07% 44.68% 111.72% 2008 Kế hoạch 1.049.405 7.650 5.580 Thực hiện 1.056.881 4.292 7.182 % so với KH 100.71% 56.10% 128.70% 2009 Kế hoạch 1.103.057 3.894 6.526 Thực hiện 1.196.394 5.325 13.383 % so với KH 108.46% 136.75% 205.07%
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tình hình thực hiện kế hoạch của công ty là tương đối tốt. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiến hành cổ phần hóa 2007, công ty không đạt chỉ tiêu kế hoạch, cụ thể là năm 2006 doanh thu chỉ đạt 73.4% và năm 2007 chỉ đạt 50.07% so với kế hoạch. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, tình hình tổ chức và quản lý của công ty còn chưa ổn định, công tác dự báo khả năng tiêu thụ chỉ mới được xem xét trên chỉ tiêu đăng kí của người bán, quá trình tổ chức thực hiện chưa đươc kiểm tra sát sao. Tuy nhiên, trong hai năm này, công ty vượt kế hoạch về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Điều này được lý giải do chi phí bán hàng và quản lý giảm một lượng đáng kể vì công ty thực hiện tinh giản bộ máy trong quá trình tiến hành cổ phần hóa.
Trong năm 2008, 2009 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định sau khi cổ phần hóa, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đều đựơc công ty hoàn thành một cách xuất sắc. Đặc biệt trong năm 2009, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch 105.07%. Có được thành tích như vây là do công tác lập kế hoạch của công ty đã tương đối tốt cùng với quá trình triển khai kế hoạch đã theo đúng phương hướng đề ra
II. Đánh giá công tác lập kế hoạch kinh doanh tại công ty Cổ phần thương mại xi măng. măng.
1. Trình tự và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại xi măng. mại xi măng.
1.1. Các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của công ty.
Để chuẩn bị cho công tác lập kế hoạch, các cán bộ kế hoạch xây dựng những căn cứ quan trọng cần phải có để xác định kế hoạch kinh doanh. Những căn cứ đó là:
- Căn cứ vào dự kiến tăng trưởng của nền kinh tế đất nước trong năm tiếp theo, đặc biệt là tốc độ phát triển dự kiến của ngành xây dựng công nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì nền kinh tế thị trường là căn cứ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển. Đặc biệt là