Về nội dung bản kế hoạch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh cho công ty Cổ phần thương mại xi măng (Trang 51)

II. Đánh giá công tác lập kế hoạch kinh doanh tại công ty

2.2Về nội dung bản kế hoạch

2. Đánh giá công tác lập kế hoạch tại công ty Cổ phần thương mại xi măng

2.2Về nội dung bản kế hoạch

2.2.1. Ưu điểm:

- Các chỉ tiêu trong bản kế hoạch đơn giản và dễ hiểu, cho ta một cái nhìn tổng quát về mục tiêu của toàn công ty. Bản kế hoạch giao cho các đơn vị chỉ gồm các chỉ tiêu cơ bản nhất giúp cho các đơn vị có định hướng chung để tiến hành theo mục tiêu của công ty, còn các chỉ tiêu cụ thể của đơn vị nào thì đơn vị đó tự xây dựng. Bản kế hoạch

dựa vào năng lực thực tế của các đơn vị nên không gây khó khăn cho các của hàng trong việc đạt chỉ tiêu kế hoạch quá khả năng. Đồng thời cũng nâng cao và khuyến khích năng lực sáng tạo của các cửa hàng trong việc thực hiện kế hoạch.

- Trong qua trình xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, công ty cũng đã cân đối giữa các chỉ tiêu các chỉ tiêu kinh doanh, chỉ tiêu sản xuất, chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu tiền lương. Chính sự cân đối này đã nâng cao tính khả thi của bản kế hoạch.

- Ngoài các chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh thu…, nội dung bản kế hoạch còn quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, thông qua việc xây dựng chỉ tiêu về lao đông tiền lương và các giải pháp để đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.

- Trong kế hoạch marketing, các chỉ tiêu bán hàng đã được xây dựng rất chi tiết theo từng sản phẩm và từng vùng thị trường. Công ty đã triển khai cụ thể nhiệm vụ bán hàng thành mục tiêu theo từng tháng, quý và năm. Điều này đã giúp cho bản kế hoạch luôn luôn linh hoạt trước những thay đổi của thị trường và giúp công ty có sự điều chỉnh phù hợp.

- Kế hoạch tài chính đã được xây dựng dựa trên báo cáo tài chính năm trước và mục tiêu kế hoạch bán hàng và cung cấp dịch vụ.

2.2.2. Nhược điểm:

- Trong quá trình lập kế hoạch, hầu hết các kế hoạch tác nghiệp đều được công ty đề cập, tuy nhiên kế hoạch nhân sự chưa được quan tâm đến. Cụ thể là nội dung bản kế hoạch chưa phân tích nhu cầu nhân sự trong tương lai. Trong những năm qua, tình hình nhân sự của công ty luôn luôn được cắt giảm để phù hợp với quá trình cổ hóa, song quá trình quá trình cắt giảm đó không được công ty dự báo và phân tích một cách cụ thể, điều đó có thể dẫn lực lượng lao động trong công ty không cân đối với các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, khả năng thực hiện được kế hoạch là thấp.

- Các chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính và kế hoạch marketing đã rất rõ ràng, cụ thể, mang tính định hướng cho toàn công ty trong năm kế hoạch, song các biện pháp thực hiện kế hoạch thì chưa thực sự căn cứ vào môi trường bên trong và bên ngoài. Hầu hết các biên pháp thực hiện kế hoạch qua các năm đều giống nhau và rất chung chung, chưa có các hoạt động chi tiết cho từng biện pháp. Ví dụ như biện pháp trong công tác kế hoạch thị trường là “ tăng cường các biện pháp tiếp thị”, Công ty chưa xác

định được là tiếp thị vào thời gian nào, các hình thức tiếp thị và chi phí dành cho công tác tiếp thị….

- Việc xây dựng kế hoạch khuyến mại chưa được thực hiện do còn phụ thuộc vào chương trình khuyến mại của các nhà sản xuất.

- Các chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính chưa đầy đủ, chưa thể hiện hiện được tình hình tài chính của công ty trong năm kế hoạch. Các chỉ tiêu đó chỉ bao gồm doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách. Công ty chưa xây dựng được kế hoạch tài trợ cho năm kế hoạch.

2.3. Về phương pháp lập kế hoạch kinh doanh.

2.3.1 ưu điểm:

Công ty cổ phần thương mại xi măng có hệ thống cửa hàng và đại lý nằm trên 14 tỉnh thành phía Bắc. Do đó, việc dự báo sản lượng tiêu thụ cho năm kế hoạch không phải là điều đơn giản, nó yêu cầu người làm công tác dự báo phải hiểu, nắm rõ từng thị trường và phải có năng lực rất cao. Vì vậy, công ty lựa chọn phương pháp dự báo dự trên đánh giá của người bán là hợp lý. Chỉ có các đơn vị làm công tác tiêu thụ mới có thể nắm bắt một cách nhanh nhất những nhu cầu của thị trường, qua đó dự báo được sản lượng tiêu thụ một sát thực.

Phương pháp dự báo này vừa tiết kiệm được chi phi cho công tác dự báo sản lượng tiêu thụ của công ty, vì người bán hàng cũng chính là người dự báo. Và vừa đảm bảo cho công ty đạt mục tiêu kế hoạch. Việc đăng kí sản lượng tiêu thụ cho năm kế hoạch được coi như là bản cam kết mục tiêu bán hàng đối với công ty, do đó người bán hàng phải có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm công việc cao.

2.3.2 Nhược điểm:

Các chỉ tiêu kế hoạch mới chỉ được xác định thông qua đăng kí của người bán và chưa qua phân tích thị trường. Điều này dẫn đến rủi ro cao vì nguy cơ người bán không có thái độ nghiêm túc trong việc dự báo (thông thường họ sẽ dự báo thấp hơn yêu cầu thực tế vì họ không muốn gánh nặng trách nhiệm). Đồng thời, như đã nói ở trên, việc xác định chỉ tiêu kế hoạch không qua phân tích thị trường là nguyên nhân công ty không đạt kết hoạch vào năm 2006 và 2007.

Tóm lại, công ty đã xác định phương pháp dự báo phù hợp với đặc điểm của công ty, không mất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần để xác định chỉ tiêu kế hoạch một cách chính xác

2.4. Nguyên nhân của hạn chế.

- Số lượng cán bộ phục vụ cho công tác lập kế hoạch còn hạn chế, trình độ tuy cao nhưng chưa được qua đào tạo về nghiệp vụ lập kế hoạch, công tác lập kế hoạch vẫn còn bị coi nhẹ.

- Công tác thu thập và xử lý thông tin chưa được xứng đáng với vai trò của nó. Hệ thống thông tin của công ty chủ yếu là báo cáo các năm trước, chiến lược phát triển của Tổng công ty và định hướng của toàn ngành. Trong quá trình lập kế hoạch, thông tin là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Do đó, công ty cần phải xây dựng một hệ thống thông tin linh hoạt và cập nhập hơn.

- Mặc dù công ty đã chuyển sang cổ phần hóa vào năm 2007 nhưng công tác lập kế hoạch nhiều khi vẫn còn bị ảnh hưởng vào giai đoạn trước đó. Đó là ảnh hưởng của lối làm việc bao cấp, thiếu tính trách nhiệm, tạo lên sức ỳ và không có tính sáng tạo.

- Do kinh phí còn hạn chế và phương tiện làm việc thiếu thốn nên cán bộ nhân viên không có cơ hội tiếp những phương thức quản lý và làm việc hiện đại.

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XI MĂNG.

I. Định hướng phát triển toàn ngành và chiến lược phát triển của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam trong những năm tới. công nghiệp xi măng Việt Nam trong những năm tới.

1. Định hướng phát triển toàn ngành trong những năm tới.

Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành và phát triển sớm nhất Việt Nam. Hàng năm, ngành công nghiệp xi măng đã đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế từ 10% đến 12%/ 1 năm. Vì thế chính phủ xác định ngành xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã có bản quy hoạt phát riển nền công nghiệp xi măng giai động 2010-2020 và đã được Chính phủ thông qua Quyết định 108/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Qua đó:

+ Mục tiêu phát triển: Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đầu đủ nhu cầu tiêu dùng xi măngtrong nước (cả về số lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu nếu có điều kiện, đưa ngành xi măng Việt Nam thành ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quố tế trong tiến trình hội nhập

+ Quan điểm phát triển: Quan điểm phát triển toàn ngành xi măng trong giai đoạnh 2010-2020 được thể hiện ở các mặt về đầu tư, về công nghệ, về quy mô công suất cũng như về vị trí quy hoạch phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Chiến lược phát triển của tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam trong những năm tới. những năm tới.

Thứ nhất, xác định sản xuất xi măng là chủ chốt và chỉ đa dạng hóa những ngành nghề có liên quan đến xi măng là chính. Tập trung đầy tư ngành công nghiệp xi măng, sau đó ưu tiên các ngành gần xi măng như bê tông trộn sẵn và các ngành cốt liệu (sản phẩm sau xi măng). Tiếp tục đầu tư, xây dự mới và đổi mới công nghệ để duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng, mẫu mã, số lượng mặt hàng xi măng là sản phẩm chính của Tổng công ty, đồng thời tập trung nghiên cứu để đầu tư và hợp tác đầu tư

sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng mới phù hợp quy hoạch, chiến lược phát triển vật liệu xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai, thực hiện cam kết đối với cổ đông là nỗ lực thỏa mãn cổ đông lớn cũng như cổ đông nhỏ, phấn đấu đạt tỉ suất lợi nhuận tối ưu/vốn đầu tư; Tổng công ty thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của cá cổ đông. Tránh tình trạng công ty nhà nước chỉ phục vụ nhà nước mà không quan tâm đén lợi nhuận của cổ đông…

Thứ ba, xây dựng Tổng công ty thành một thương hiệu được lựa chọn số 1 trong ngành cung cấp xi măng, chỉ cung cấp các ngành chất lượng và sản phẩm vượt trội, tập trung tư vấn đầo tạo công nhân kỹ thuật ngành xi măng, và trên ĩnh vực đó, các dự án đầu tư mới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hôi, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Để thực hiện điều này Tổng công ty sẽ phải huy động tối đã các nguồn vốn trong nước để đầu tư, đa dạng hoa phương thức huy động vốn, kể cảc hình thức đầu tư để các thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất xi măng. Tập trung triển khai thực hiện cổ phần hóa để tận dụng năng lực toàn xã hội.

Thứ tư, chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên tinh nhuệ, tạo dựng Tổng công ty thành một môi trường cho sự phát triển bằng cách tạo cơ hội cho sự phát triển và thành đạt của người lao động.

II. Một số giải pháp hoàn thiên công tác lập kế hoạch cho công ty Cổ phần thương mại xi măng. thương mại xi măng.

1. Đổi mới quy trình lập kế hoạch kinh doanh.

Trong công tác lập kế hoạch, quy trình lập kế hoạch đóng vai trò rất quan trong đối với việc cho ra đời một bản kế hoạch. Quy trình lập kế hoạch của công ty hoàn thiện, phù hợp với đặc điểm và mô hình kinh doanh của công ty thì sẽ giúp cho quá trình lập kế hoạch thuận lợi và bản kế hoạch khả thi.

Hiện nay, quy trình lập kế hoạch của công ty vẫn còn nhiều bất cập như : chưa có giai đoạn phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, chưa xây dựng định hướng mục tiêu trong dài hạn, chưa phân biệt rõ vai trò và nhiệm vụ của các đơn vị và phòng

ban trong quá trình lập kế hoạch. Do đó, đổi mới quy trình lập kế hoạch là một trong những nội dung quan trọng của hoàn thiện công tác lập kế hoạch.

- Nội dung của giải pháp:

+ Thứ nhất, như đã nói ở trên, quy trình lập kế hoạch chưa có giai đoạn phân tích môi trường bên trong và bên ngoài. Đây là giai đoạn rất quan trọng giúp công ty xác định được vị trí của mình trong thị trường, đồng thời chủ động xây dựng các phương án dự phòng trước những thay đổi của thị trường và phát huy những lợi thế mà công ty đang có. Một trong những phương pháp hiệu quả khi phân tích môi trường kinh doanh dó là ma trận SWOT. Đây là phuơng pháp dùng để phân tích hiện trạng và lập các chiến lược bằng việc xem xét điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty mình.

Điểm mạnh (Strengths) : Lợi thế của công ty là gì? Công ty có thể làm gì tốt hơn những công ty khác? Công ty có gì đặc biệt nhất hoặc nguồn lực rẻ nhất? Người ta thấy công ty có điểm mạnh gì trên thị trường? Phải xem xét vấn đề từ trên phương điện bản thân và của người khác. Cần thưc tế và không nên sáng tạo quá thái hoặc khiêm tốn. Các ưư thế được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh

Điểm yếu (Weaknesses): Công ty phải cải tiến cái gì? phải tránh cái gì? Những gì mà mọi người đều cho răng thế là “yếu”. Công ty phỉa xem xét vấn đề trêncả bên trong và bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy điểm yếu mà bản thân công ty không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh lại có thể làn tốt hơn mình? Đây là lúc phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

Cơ hội (Opportunities): Đâu là những cơ hội tố nhất có thể mang lại? Đâu là xu thế tốt mà công ty mong đợi. Cơ hội có thể là sự thay đổi về công nghệ và thị trường cả quy mô rộng và hẹp, sự thay đổi về chính sách của nhà nước về lĩnh vực hoạt động của công ty, thay đổi về cơ cấu, lĩnh vực xã hôi, về dân số, về cách sống hoạc có những sự kiện đặc biệt… Một cách tiếp cận hiệu quả là nhìn vào điểm mạnh và tự vấn liệu có mở ra cơ hội nào không. Tương tự nhìn vào điẻm yếu và tự vấn liệu có thể các cơ hội bằng cách loại bỏ các điểm yếu này hay không?

Thách thức (Threats): Trở ngại của công ty là gì? Đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đồi hỏi đặc thù về công việc , về sản phẩm, về dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi về công nghệ có ảnh hưởng đến vị trí của công ty hay không? Liệu có điểm

yếu nào đang đe dọa đến hoạt động của công ty hay không? Các phân tích này thường giúp công ty tìm ra những việc cần phải làm và biến điẻm yếu thành triển vọng.

Mô hình phân tích SWOT thích hợp với việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài. Chất lượng của mô hình SWOT phụ thược vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh nhìn chủ quan về một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, tư vấn…

Ta có thể phân tích môi trường kinh doanh cho Cty CPTMXM theo mô hình SWOT như sau:

Bảng 3.1: Phân tích môi trường kinh doanh cho Cty CPTMXM Điểm mạnh:

- Ban lãnh đạo của công ty luôn đoàn kết, nhất trí, thống nhất cao trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh.

- Công ty có đội ngũ bán hàng giàu kinh nghiệm.

- Các dịch vụ sau bán hàng của công ty được khánh hàng đánh giá cao

Điểm yếu:

- Các trang thiết bị của công ty chưa được trang bị đầy đủ. văn phòng làm việc vẫn còn chật hẹp.

- Cán cán bộ nhân viên trong công ty vẫn còn giữ thói quen làm việc thiếu trách nhiệm như trước giai đoạn cổ phần hóa.

Cơ hội:

-Tình hình đất nước tiếp tục ổn định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh cho công ty Cổ phần thương mại xi măng (Trang 51)