Định hướng phát triển toàn ngành và chiến lược phát triển của Tổng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh cho công ty Cổ phần thương mại xi măng (Trang 55)

công nghiệp xi măng Việt Nam trong những năm tới.

1. Định hướng phát triển toàn ngành trong những năm tới.

Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành và phát triển sớm nhất Việt Nam. Hàng năm, ngành công nghiệp xi măng đã đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế từ 10% đến 12%/ 1 năm. Vì thế chính phủ xác định ngành xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã có bản quy hoạt phát riển nền công nghiệp xi măng giai động 2010-2020 và đã được Chính phủ thông qua Quyết định 108/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Qua đó:

+ Mục tiêu phát triển: Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đầu đủ nhu cầu tiêu dùng xi măngtrong nước (cả về số lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu nếu có điều kiện, đưa ngành xi măng Việt Nam thành ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quố tế trong tiến trình hội nhập

+ Quan điểm phát triển: Quan điểm phát triển toàn ngành xi măng trong giai đoạnh 2010-2020 được thể hiện ở các mặt về đầu tư, về công nghệ, về quy mô công suất cũng như về vị trí quy hoạch phát triển.

2. Chiến lược phát triển của tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam trong những năm tới. những năm tới.

Thứ nhất, xác định sản xuất xi măng là chủ chốt và chỉ đa dạng hóa những ngành nghề có liên quan đến xi măng là chính. Tập trung đầy tư ngành công nghiệp xi măng, sau đó ưu tiên các ngành gần xi măng như bê tông trộn sẵn và các ngành cốt liệu (sản phẩm sau xi măng). Tiếp tục đầu tư, xây dự mới và đổi mới công nghệ để duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng, mẫu mã, số lượng mặt hàng xi măng là sản phẩm chính của Tổng công ty, đồng thời tập trung nghiên cứu để đầu tư và hợp tác đầu tư

sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng mới phù hợp quy hoạch, chiến lược phát triển vật liệu xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai, thực hiện cam kết đối với cổ đông là nỗ lực thỏa mãn cổ đông lớn cũng như cổ đông nhỏ, phấn đấu đạt tỉ suất lợi nhuận tối ưu/vốn đầu tư; Tổng công ty thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của cá cổ đông. Tránh tình trạng công ty nhà nước chỉ phục vụ nhà nước mà không quan tâm đén lợi nhuận của cổ đông…

Thứ ba, xây dựng Tổng công ty thành một thương hiệu được lựa chọn số 1 trong ngành cung cấp xi măng, chỉ cung cấp các ngành chất lượng và sản phẩm vượt trội, tập trung tư vấn đầo tạo công nhân kỹ thuật ngành xi măng, và trên ĩnh vực đó, các dự án đầu tư mới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hôi, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Để thực hiện điều này Tổng công ty sẽ phải huy động tối đã các nguồn vốn trong nước để đầu tư, đa dạng hoa phương thức huy động vốn, kể cảc hình thức đầu tư để các thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất xi măng. Tập trung triển khai thực hiện cổ phần hóa để tận dụng năng lực toàn xã hội.

Thứ tư, chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên tinh nhuệ, tạo dựng Tổng công ty thành một môi trường cho sự phát triển bằng cách tạo cơ hội cho sự phát triển và thành đạt của người lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh cho công ty Cổ phần thương mại xi măng (Trang 55)