Sự dịch chuyển điểm nhìn không gian, thời gian

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 42)

8. Bố cục của khoá luận

2.2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn không gian, thời gian

Ngồi khóc trên cây có sự dịch chuyển điểm nhìn cả về không gian và

thời gian, sự dịch chuyển này diễn ra liên tục trong tác phẩm.

Không gian trong tác phẩm có sự dịch chuyển từ không gian làng quê mà cụ thể là làng Đo Đo – quê hương của nhân vật tôi và những đứa trẻ như thằng Thục, bé Loan, con Rùa…đây là nơi lưu giữ tất cả những kỉ niệm tuổi

38

thơ của nhân vật tôi. Đến không gian thành phố, nơi diễn ra cuộc sống hiện tại của nhân vật.

Không gian làng quê mở đầu cho câu chuyện: “Chiều rớt nắng trên ngọn sầu đông, nắng rơi xuống rất dày nhưng bị các nhánh lá cản lại trên cao. Vô số nắng nằm trên ngọn cây… Mùa hạ, sông Kiếp Bạc khô cạn, lòng

sông phơi những tảng đá đen, bây giờ đã mượt rêu xanh” [1,9]. Đây là không

gian đặc trưng của làng quê, yên tĩnh, trong lành và tinh khôi. Không gian ấy đã mở ra trong tâm tưởng nhân vật những kỉ niệm về tuổi thơ, nơi đầy ắp cả niềm vui và nỗi buồn: “Tôi nhìn ra sông nắng và bất giác mỉm cười. Câu

chuyện xưa khiến tôi tự nhiên thấy lòng nao nao khó tả” [1,13]. Không gian

ấy vừa là không gian khách quan vừa là không gian chủ quan qua lời kể của nhân vật “tôi” cho thấy tình cảm của nhân vật với làng quê, đồng thời cũng mở ra mối quan hệ giữa nhân vật tôi với các nhân vật khác trong ngôi làng.

Câu truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” để bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của mình mà ở đây là những kỉ niệm về tuổi thơ bởi vậy điểm nhìn thời gian có sự dịch chuyển liên hồi, từ hiện tại nhân vật hồi tưởng về quá khứ và từ quá khứ trở về hiện thực… Đó là những kỉ niệm về trò chơi nắp keng, giấy kính, thả diều…của bọn trẻ trong làng, kỉ niệm “tôi” chờ tàu cùng ba. Đó là kỉ niệm về thầy Điền hay kỉ niệm về khu rừng gần làng mà tôi đã từng bị ám ảnh bởi những lời doạ nạt của người lớn. Đặc biệt, trong tác phẩm có hai quãng thời gian có sự dịch chuyển tạo nên sự phát triển đặc biệt trong cốt truyện: thứ nhất đó là khi “tôi” 18 tuổi trở về thăm làng và hồi tưởng lại tuổi thơ, thứ hai là khi “tôi” hai mốt tuổi trở lại thăm làng sau ba năm. Tất cả tạo nên sự thắt nút và mở nút trong sự phát triển kịch tính trong tác phẩm.

Trước hết là sự dịch chuyển về không gian, từ không gian rộng lớn là làng Đo Đo điểm nhìn có sự dịch chuyển sang không gian hẹp hơn như chợ Kế Xuyên cách làng 10km, như khu rừng gần làng mà “tôi” thuở bé chưa từng đặt chân tới khi khám phá ra bao nhiêu điều thú vị và mới mẻ. Đặc biệt

39

trong tác phẩm là sự dịch chuyển không gian trong làng sang không gian khu rừng cạnh làng. Khu rừng được miêu tả rất tỉ mỉ, đầu tiên là cửa rừng sau đó miêu tả chi tiết hơn là khung cảnh trong rừng: “Từ xa, tôi đã có thể nhìn thấy cánh rừng bắt đầu từ con hẻm luồn giữa những ngọn đồi rợp lá xanh. Những thân cây gần nhất có màu xanh nhưng tôi không thể nói như thế về những cây cối nằm sâu trong rừng. ở giữa quãng rừng, rừng như phát sáng, những hàng cây trông giống những ngọn nến trắng, tôi thấy có khói màu xanh lơ bốc lên”

[1,99]. Khu rừng được miêu tả như một thế giới hoàn toàn khác so với nơi mà “tôi” sống: “Không khí trong rừng hoàn toàn khác bên ngoài khiên tôi có cảm

giác vừa bước vào một nơi rất xa thế giới tôi đang sống”[1,99]. Chính không

gian khu rừng đã mở ra cho nhân vật “tôi” thế giới cảm xúc với nhiều tâm trạng và suy nghĩ khác nhau. Đầu tiên là lo lắng, sợ sệt, hoang mang đến ngạc nhiên, bất ngờ sau đó là bị hấp dẫn, lôi cuốn bởi những điều thú vị mà khu rừng mang lại. Khu rừng nhân vật “tôi” chứng kiến khác hẳn với những gì mà “tôi” đã từng được nghe hồi bé qua những lời hù doạ của người lớn: “Đây là lần đầu tiên tôi vào rừng mặc dù tôi đã sống cạnh khu rừng suốt 18 năm. Ngay từ bé, tâm trí tôi đã chất đầy những lời người lớn hù doạ vì thế đối với tôi, rừng luôn gắn với những gì nguy hiểm, độc địa, chết chóc. Rừng có rắn rết, có những con trăn lớn, có cọp beo và có những con ma. Những con ma

nhảy nhót bên cạnh những con quỷ rừng” [1,105]. Đây là không gian khu

rừng trong tưởng tượng của nhân vật “tôi” qua suy nghĩ ngây thơ của một đứa trẻ nhút nhát, ít trải nghiệm thế nhưng cuộc phiêu lưu khám phá cùng cô bé Rùa đã giúp nhân vật tôi có những cảm nhận cái nhìn mới, hoàn toàn khác về khu rừng. Khi miêu tả khu rừng, điểm nhìn không gian cũng có sự dịch chuyển từ gần đến xa, từ xa về gần và miêu tả những cảnh vật cụ thể như khi miêu tả về hang động nơi Rùa và những người bạn của mình ẩn náu: “Cửa hang trổ ra một rẻo xanh tươi chạy giữa hai sườn núi. Một thung lũng nên thơ với những loại cây thấp và rất nhiều hoa bướm dại, hoa đuôi diều, hoa sao và

40

các bụi cúc ngũ sắc mọc dọc các khe nước nhỏ chảy len lỏi giữa các kẽ đá trước khi róc rách thông mình xuống những chiếc đồng hồ ngập hoa tím nằm

rải rác giữa thung”[1,114]. Trong không gian này, các cảnh vật thiên nhiên,

các con vật trong rừng hiện ra một cách sống động giống như cảnh thần tiên trong các câu chuyện cổ tích: “Không khí thanh bình toả ra từ mỗi gốc cây, ngọn cỏ, từ những cánh bồ công anh bay rợp trời như những vũ công kiêu hãnh khoe chiếc váy trắng tinh trong nắng sáng, từ cách bọn thú nhỏ nô đùa tung tăng trước mắt và cả từ tiếng đập cánh rì rào của đám bọ dừa. Tiếng

châu chấu nhảy tanh tách trong đám cỏ mượt” [1,115]. Không gian được cảm

nhận không chỉ bằng thị giác, thính giác mà cò được “tôi” cảm nhận bằng tất cả các giác quan. Khu rừng gắn bó với hai đứa trẻ như những người bạn thân thiết, đặc biệt là những con thú nhỏ như con Tập Tễnh (con nai con), con Miếng Vá (con khỉ), con sóc, con chồn: “Trông cái cách con nai con mừng rỡ đón con Rùa, tôi không khỏi liên tưởng đến hình ảnh tôi hồi bé mỗi lầ đón mẹ đi chợ về. Con Rùa không có quà bánh cho con Tập Tễnh như mẹ tôi vẫn có quà chợ cho tôi. Con nai con có lẽ cũng chẳng thiếu thốn thứ gì giữa một

thung lũng vui tươi tràn ngập hoa cỏ như tôi đang nhìn thấy” [1,116].

Trong Ngồi khóc trên cây, điểm nhìn không gian có sự dịch chuyển liên tục nhưng chủ yếu đều miêu tả thiên nhiên. Trong tác phẩm, thiên nhiên xuất hiện rất nhiều và có vai trò như một nhân vật, có tiếng nói riêng của nó. Đây cũng là dụng ý nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Nhật Ánh lên tiếng bảo vệ môi trường tự nhiên bằng cách riêng của mình mà không gây nhàm chán, đơn điệu. Bằng cách miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, sự gắn bó hoà hợp giữa con người với tự nhiên như những người bạn cụ thể là tình bạn giữa con Rùa với những con thú nhỏ trong rừng từ đó người đọc cảm nhận, hiểu được giá trị của thiên nhiên trong cuộc sống của con người từ đó có những hành động cụ thể, hữu ích đối với tự nhiên.

41

Bên cạnh sự dịch chuyển về điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian cũng có sự dịch chuyển liên tục giữa quá khứ và hiện tại. Tác phẩm là những câu chuyện của nhân vật “tôi” kể về những kỉ niệm của mình. Trước hết, đó là khoảng thời gian khi cậu 18 tuổi kể về thời thơ ấu của mình. Từ đó thời gian có sự dịch chuyển liên tục từ hiện tại về quá khứ khi nhân vật hồi tưởng lại tuổi thơ của mình: “Hồi bé, đi sang nhà cô tôi phải lần mò qua cây cầu dây cheo leo, luôn đong đưa. Tôi nhớ, mỗi lần qua cây cầu tôi phải nhắm tịt mắt, tay lần mò theo dây bám đo từng bước một. Lớn lên một chút tôi đã bạo dạn hơn, đã dám mở mắt nhưng không bao giờ tôi đủ can đảm nhìn xuống lòng

sông” [1,10]. Khi tôi cùng thằng Thục đến quãng đường tàu, “tôi” nhớ lại kỉ

niệm với ba: “Tôi nhớ hồi tôi còn bé, bé hơn thằng Thục bây giờ, mỗi lần ba chở tôi ngang qua đây, thế nào ông cũng dừng xe lại, chờ đoàn tàu chạy

ngang để chỉ cho tôi xem” [1,16]. Việc dịch chuyển điểm nhìn thời gian đã

giúp “tôi” hồi tưởng lại kí ức của mình để một lần nữa sống lại tuổi thơ ngọt ngào, qua đó ta thấy được tâm lí nhân vật, một cậu bé ngây thơ, trong sáng.

Khoảng thời gian sau là khi nhân vật “tôi” là một thanh niên hai mốt tuổi quay trở về làng vì nỗi nhớ nhung, sự thúc giục từ trái tim bởi tình yêu với cô bé Rùa. Sự dịch chuyển thời gian này để thấy được sự trưởng thành trong lối suy nghĩ, sự hiểu biết của nhân vật về cuộc sống đồng thời cũng khẳng định những yếu tố “tĩnh” trong trái tim con người bất biến theo thời gian. Nếu như trước đây nhân vật “tôi” về làng và bắt đầu mối tình thơ ngây với cô bé Rùa, nhân vật bộc lộ những suy nghĩ, tính cách của một cậu bé mới lớn trong tình yêu đó là sự ngượng ngùng, e dè, xấu hổ khi mới yêu. Thì sau ba năm, khi đã trải nghiệm với những khó khăn trong cuộc sống, “tôi” trở về làng là một chàng thanh niên chín chắn, trưởng thành với suy nghĩ thấu đáo hơn trong tình yêu và cuộc sống. “Tôi” trách ông mình gây trở ngại cho tình yêu nhưng cũng hiểu được những điều không thể tránh trong cuộc sống: “Khi bình tĩnh lại, tôi buộc phải chấp nhận một sự thật là trong cuộc sống, đôi khi

42

người đời sau không thể tránh khỏi việc dọn dẹp những ngổn ngang đời trước đã bày ra, phải oằn lưng trả những món nợ đời trước đã vay một cách vô tội vạ và cuộc sống tồn tại bằng cách vượt qua những thử thách đó để tiến về phía

trước” [1,187]. Đồng thời, quãng thời gian ba năm vừa như một thử thách, vừa

như một minh chứng về sự thuỷ chung trong tình yêu của “tôi” và Rùa.

Nhà văn đã để nhân vật “tôi” kể lại câu chuyện của mình trong sự đan xen giữa hiện tại và tuổi thơ để nhân vật được sống lại quãng thời gian đẹp đẽ trong cuộc đời với những kỉ niệm thời thơ ấu, mối tình đầu đời lắm éo le nhưng vô cùng ngọt ngào qua đó nhân vật cũng nói nên những suy nghĩ, cảm nhận của mình. Việc kể chuyện theo kiểu thời gian “hoà lẫn” cho thấy một lối kể chuyện tinh tế, hấp dẫn và sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn.

Tóm lại, điểm nhìn trần thuật đã góp phần không nhỏ làm nên thành công trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây. Nó vừa giúp truyện phát triển theo logic vừa tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn cho người đọc. Nhà văn đã khéo léo trong việc dịch chuyển điểm nhìn để tạo nên cái nhìn mới mẻ, đa chiều trong tác phẩm. Đây cũng chính là sự sáng tạo độc đáo của tác giả trong truyện.

43

Chƣơng 3

NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM

NGỒI KHÓC TRÊN CÂY CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

3.1. Ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ trần thuật là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn trong tác phẩm tự sự thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả. Ngôn ngữ trần thuật có nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc, quan điểm của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật là yếu tố cơ bản để thể hiện phong cách nhà văn truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả.

3.1.1. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện 3.1.1.1. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng

Ngôn ngữ giản dị, trong sáng là ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giúp nhà văn diễn đạt những tình cảm, suy nghĩ phù hợp với đặc điểm của đối tượng ở lứa tuổi khác nhau.

Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi, ngôn ngữ của Nguyễn Nhật Ánh lựa chọn không cầu kì mà giản dị, trong sáng nhưng không dễ dãi. Điều đó đã diễn đạt phù hợp mọi trạng thái tình cảm trong tâm hồn cậu sinh viên cùng những đứa trẻ trong làng. Không những vậy nó diễn đạt tinh tế, chính xác mọi biến đổi trong con người. Thế giới tâm hồn của các nhân vật trong truyện muôn màu, muôn sắc biến đổi không ngừng nhưng luôn trong sáng, lạc quan, giàu tình yêu thương. Điều này chứng tỏ Nguyễn Nhật Ánh là người am hiểu về tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên và khả năng quan sát tinh tường những diễn biến tâm lý của con người.

Nhà văn đã để nhân vật “tôi” chứng kiến những trò chơi trẻ con làng Đo Đo, qua nhân vật thằng Thục, thằng Hợi rồi hồi tưởng lại những kỉ niệm

44

tuổi thơ của mình, dùng ngôn ngữ trẻ thơ để nói về tuổi thơ của mình. Đó là cách đặt tên các mùa trong năm, bọn trẻ con trong làng có cách gọi các mùa theo quy ước riêng của chúng mà không tuân theo các tên gọi thông thường:

“Một năm của bọn chúng có tới sáu mùa: mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa

cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa chong chóng” [1,14]. Hay

khi diễn đạt cách nhìn đời ngây thơ của bọn trẻ qua tờ giấy kính, cách mà chúng khám phá thế giới khách quan bằng suy nghĩ ngây thơ: “Những ngày tết bọn trẻ con trong làng được ăn mứt, hạt dưa, bánh thuẫn, bánh in…bánh in hình vuông, gói bằng giấy kính màu. Màu xanh, màu cam, màu vàng, màu nõn chuối…ăn xong, bọn trẻ giữ lại tờ giấy kính, chốc chốc đưa lên mắt để nhìn cảnh vật khi thì màu hồng, lúc thì màu xanh để sung sướng tận hưởng

cảm giác mới lạ” [1,14]. Trong đôi mắt trẻ thơ, kho báu vô giá của chúng

không phải là những món đồ xa xỉ, đắt tiền mà là những đồ chơi, những món quà nhỏ đem lại niềm vui, sự thích thú cho chúng hằng ngày, và chúng sẵn sàng đánh đổi những thứ có giá trị hơn về vật chất: “Tiền của thằng Thục là mớ nắp keng. Cách đây một tuần, tiền của bọn trẻ là những tờ giấy kính”

[1,24]. Ngôn ngữ trần thuật trong sáng giản dị đã thể hiện được thế giới tâm hồn vô trùng của trẻ thơ, chúng vô tư, yêu đời, ngộ nghĩnh, không hề biết tính toán. Bằng ngôn ngữ của mình, nhà văn đã đưa người đọc về sân ga màu hồng của tuổi thơ: “Tiệm tạp hoá đối với bọn trẻ là một kho báu vô giá. Kho báu đó chứa đủ thứ trên đời: nước mắm, xì dầu, rượu, những quả trứng, tiêu, tỏi, bia, cục xà phòng, những đôi dép, vòng đeo tay, kẹp tóc…và hằng hà những thứ mà bọn trẻ con đứa nào cũng thèm nhỏ dãi: kẹo ú, kẹo lạc, đậu phộng, bánh tai heo, bánh in, bánh thuẫn, nước cam, xá xị, đường phèn những viên bi ve, những quả bong bóng chưa thổi, dây thun, những hộp chì màu có hình nàng

Bạch Tuyết và bảy chú lùn ngoài vỏ hộp” [1,25].

Với ngôn ngữ trong sáng, giản dị pha chút hóm hỉnh, khôi hài người đọc thấy được nhưng giây phút ngây thơ, đáng yêu của bọn trẻ. Cũng bằng

45

ngôn ngữ này nhà văn để nhân vật “tôi” kể lại mối tình đầu đời của mình. Qua đó nhà văn đã miêu tả hết sức tinh tế những cung bậc cảm xúc, những trạng thái tâm lí tình cảm trong tình yêu của lứa tuổi thanh thiếu niên. Đó là những rung động nhẹ nhàng vừa thinh thích, vừa xấu hổ, ngượng ngùng: “Dường

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)