8. Bố cục của khoá luận
3.2.1. Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào
Giọng điệu này thường diễn tả được những tình cảm, cảm xúc ngọt ngào, lãng mạn, bay bổng qua việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ đậm chất trữ tình và những hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
50
Tác phẩm viết về tình yêu đối với ngôi làng Đo Đo, quê hương của nhân vật tôi và mối tình thơ mộng và lãng mạn của lứa tuổi thanh thiếu niên với những rung động đầu đời bởi vậy giọng điệu trữ tình ngọt ngào là một trong những giọng điệu chủ đạo trong tác phẩm.
Tình yêu quê hương sâu sắc cùng với một tâm hồn đa sầu đa cảm, nhân vật tôi đã có những cảm nhận vô cùng tinh tế trước những cảnh vật trong ngôi làng: “Trời tối dần trên vai, và tôi vừa đi vừa sung sướng căng ngực mình hít thở mùi vị của buổi chiều. Như một loại trái cây khi chín dần thành đêm, buổi chiều cũng toả ra hương thơm của nó, trong đó có mùi gió, mùi cỏ, mùi lá cây và phảng phất một thứ hương thơm không thể nhầm của một bụi dạ lý hương mọc kín đáo ở đâu đây khiến cánh mũi tôi không khỏi phập phồng. Tôi lại nghĩ đến con Rùa khi đá chân vào bụi mắc cỡ bên đường để
thấy những chiếc lá khép lại như rèm mi dài của nó” [1,71]. Những dòng văn
miêu tả thiên nhiên đã tạo nên những cảm xúc của nhân vật thấm đẫm chất thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của một người con xa quê lâu ngày trở lại.
Xuyên suốt tác phẩm là mối tình thơ mộng của nhân vật “tôi” và “con Rùa”, khi tôi mười tám còn Rùa mới mười bốn tuổi, lứa tuổi đầy mơ mộng lãng mạn, trong sáng hồn nhiên khi mới yêu. Chính câu chuyện tình ấy đã tạo nên giọng điệu ngọt ngào đầy chất thơ. Nó có ở hầu khắp các trang văn miêu tả tâm lý nhân vật “tôi” khi mới yêu. Đó là tâm trạng của nhân vật “tôi” đối với câu chuyện của cô bé Rùa: “Tôi biết tình cảm tôi dành cho con Rùa trước đây đã rất nhiều. Tối hôm qua nghe những lời tâm tình mộc mạc ngây thơ của nó, thêm chuyện rắc rối trưa nay nữa tôi càng yêu thương nó nhiều hơn. Càng lúc tôi càng nhận rõ giữa tôi và con Rùa có điều gì đó lớn hơn tình cảm giữa một người con trai và một người con gái. Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh một cô gái sống cô độc và lầm lũi, trái tim bé bỏng của cô từ nay lại bị câu chuyện không rõ là thực hay hư nhưng chắc chắn là rất tồi tệ của người thợ
51
rất đáng quý, đáng trân trọng, nó không đơn thuần là tình yêu giữa một chàng trai với một cô gái mà đó còn là tình thương yêu giữa con người. Chính tình cảm đó đã nâng giá trị của tác phẩm lên, nhà văn ca ngợi tình thương trong sáng của con người trước những ngang trái, bất công trong xã hội hiện thời. Hay những văn miêu tả tâm trạng mơ màng, bay bổng của một trái tim đang yêu và được yêu: “Ttrong những giấc mơ đó, tôi bao giờ cũng có con Rùa ở bên cạnh. Nếu có lúc tôi không nhìn thấy nó chỉ vì nó lạc bước trong chiều hoặc đi loanh quanh đâu đó sau lưng tôi với một con nhím trên tay hay mớ hoa dại trong giỏ. Những lúc đó, lòng tôi tràn ngập cảm giác bình yên và trái
tim tôi như được nhúng vào một niềm yêu thương vô bờ”[1,189]. Ngay cả
trong lúc rơi vào tình cảnh éo le, những dòng cảm xúc của “tôi” đối với con Rùa cũng tạo nên một dư vị ngọt ngào: “Quên những lời vàng ngọc của lí trí, tôi gói tay nó trong tay tôi, nâng niu, che chở như đang sưởi ấm một con chim
sẻ ướt mưa, lòng rưng rưng cảm động”[1,223]. Đặc biệt là ở đoạn văn miêu
tả tâm trạng nhân vật tôi khi biết mình không bị ung thư máu như đã chẩn đoán và quan hệ với con Rùa hoàn toàn không có quan hệ huyết thống: “Tôi lướt qua nắng, qua gió, qua mùa chong chóng của bọn trẻ trong làng, qua bà mẹ mùa đông, người chị cánh đồng, qua hờn tủi buồn đau để cảm nhận một cách rõ rệt tôi đang bỏ sau lưng những ngày ảm đạm. Đón tôi về là yêu thương, là hạnh phúc giấu giữa bụi chuối dại, dưới bóng dây leo, là những chiếc lá bướm bạc hứng đầy ánh sáng là hoa quỳnh anh ươm vàng thêm
giếng, là hoa dong riềng nhuộm đỏ bờ sông Kiếp Bạc”[1,298]. Sau những
tháng ngày tuyệt vọng khi nghĩ mình sắp phải xa lìa cuộc sống, “ tôi” như vỡ oà niềm hạnh phúc, mọi cảm giác mừng vui, phấn khởi khi nhìn cuộc sống đã khiến mọi thứ xung quanh đều biến thành màu hồng. Sự hoà quyện giữa những dòng miêu tả cảm xúc và miêu tả ngoại cảnh đã làm cho câu văn thấm đẫm chất thơ. Người đọc cảm nhận được sự yêu đời và những hi vọng của một chàng thanh niên đang sống trong tình yêu.
52
Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn chuyên viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên, giọng điệu trữ tình ngọt ngào vừa giúp nhà văn miêu tả trạng thái tâm lí nhân vật, những cung bậc tình yêu đầu đời vừa truyền niềm tin, hi vọng cho người đọc về tình yêu và cuộc sống. Điều đó đã phần nào giúp cho tác phẩm của ông có sức cuốn hút với độc giả đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.