Ngôn ngữ trữ tình, đậm chất thơ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 50)

8. Bố cục của khoá luận

3.1.1.2. Ngôn ngữ trữ tình, đậm chất thơ

Ngôn ngữ trữ tình đậm chất thơ là cách nhà văn sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc ở những đoạn văn tả cảnh hay tả tâm trạng, có tác dụng dẫn dắt các sự kiện một cách logic, tăng sự hấp dẫn của truyện.

Chúng ta có thể bắt gặp ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất thơ ở rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Trong Ngồi khóc trên cây, độc giả bắt gặp rất nhiều những đoạn thơ, bài thơ như:

“Nồng nàn lên với Cốc rượu trên tay Xanh xanh lên với Trời cao ngàn ngày…”

Những câu thơ nhẹ nhàng, bay bổng đã gợi mở về mối tình đẹp đẽ, trong sáng và lãng mạn có ở trong truyện.

Hay những câu thơ chứa đầy niềm tin và hi vọng vào tình yêu và tương lai:

46

“Ở trong xa cách Một đôi vai gầy Ở trong tan vỡ

Nụ cười thơ ngây…”

Chất trữ tình và chất thơ cũng xuất hiện nhiều trong các đoạn văn miêu tả cảnh nhiên nhiên trong làng và khu rừng cạnh làng: “Cây bướm bạc khoe những chiếc lá trắng xanh với những đường gân mảnh còn ướt sương đêm nhờ những tàu lá chuối to bản trên quạt giùm hơi nóng. Tôi nhìn những chiếc lá, tưởng tượng bàn tay có làn da mỏng đến mức thấy rõ mớ gân xanh và tôi không kìm được ý định sờ tay vào một chiếc lá để ngắm những hạt sương âu

sầu rơi xuống” [1,35]. Đoạn văn cho thấy những cảm nhận tinh tế về thiên

nhiên chỉ có ở nhân vật “tôi” thể hiện tình yêu thiên nhiên cùng với một tâm hồn nhạy cảm, phong phú ở một chàng trai đa sầu đa cảm.

Kết hợp với biện pháp so sánh, ngôn ngữ trong tác phẩm cũng miêu tả vẻ đẹp nên thơ của khu rừng: “Không khí thanh bình toả ra từ mỗi gốc cây, ngọn cỏ, từ những cánh bồ công anh bay rợp trời như những vũ công kiêu

hãnh khoe chiếc váy trắng tinh trong nắng sáng” [1,115]. Nhà văn miêu tả vẻ

đẹp của khu rừng từ đó lên tiếng bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)