Giọng điệu buồn bã, bi quan

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 57)

8. Bố cục của khoá luận

3.2.2. Giọng điệu buồn bã, bi quan

Khi tác phẩm có những tình huống éo le, nhân vật rơi vào bi kịch thì nó mang sắc thái buồn bã, bi quan. Giọng điệu này tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa độc giả với nhân vật lan truyền tới nội tâm người đọc tạo nên những tình cảm xót xa, nuối tiếc.

Ngồi khóc trên cây là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh viết cho

lứa tuổi thanh thiếu niên có nhiều éo le, bi kịch, tác giả đặt nhân vật vào trong những tình huống đó và để xem nhân vật giải quyết ra sao. Bởi vậy mà trong tác phẩm, giọng điệu buồn bã bi quan là một trong những giọng điệu chủ đạo.

Giọng điệu này xuất hiện chủ yếu ở Chương 2 và Chương 3, khi “tôi” và Rùa đã yêu nhau thì Rùa biết mình có quan hệ huyết thống, để người mình yêu không bị tổn thương, “tôi” trở về Sài Gòn thì bị ung thư máu. Ba năm sau quay trở về làng gặp người yêu, “tôi” vui mừng khôn xiết vì mối quan hệ với Rùa và căn bệnh nan y hoàn toàn chỉ là sự hiểu lầm nhưng một lần nữa “tôi” như rơi xuống hố sâu tuyệt vọng khi nghe tin người yêu đã vùi mình dưới lòng sông Kiếp Bạc để cứu những đứa trẻ trong làng thoát chết…

Khi Rùa nghe câu chuyện về cái chết của bố mình qua những lời của người thợ săn, “tôi” lo lắng sợ nỗi đau đó quá sức chịu đựng của một đứa trẻ:

“Tôi không biết liệu với gánh nặng quá sức đó, con Rùa sẽ chịu đựng như thế nào và nó sẽ vịn vào điều gì để có thể đi qua mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa chong chóng đang chờ đợi ó phía trước. Thật buồn khi mà ngay vào lúc con Rùa cần tôi ở bên cạnh mà tôi lại phải ra đi. Từ ngày mai, khi bầu trời được tô sáng bằng những tia nắng hình rẻ quạt quét lên từ

53

phía biển, con Rùa lại tiếp tục những ngày dài lủi thủi, cô đơn và chắc chắn

là đầy mặc cảm”[1,169]. Đây là những tâm trạng lo lắng bất an cho Rùa, cô

còn quá nhỏ đến đối diện với những sự thật phũ phàng đó. Một cô bé đã sớm mồ côi từ nhỏ, sống với bà nội, chịu nhiều thiệt thòi, sự kì thị của bọn trẻ trong làng nay lại suy sụp về sự thật đằng sau cái chết của bố mình…trong lúc này cô cần một bờ vai để dựa, một người chia sẻ an ủi thì “tôi” lại phải trở lại Sài Gòn. Điều đó cứ xoáy sâu vào suy nghĩ của nhân vật. khi nhân vật tôi nghe Thục nói về mối quan hệ họ hàng với Rùa, mọi thứ trước mắt “tôi” như đổ vỡ, như suy sụp hoàn toàn: “Tôi không có cảm giác gì nữa khi thằng Thục nói câu đó. Gánh khổ đau trong lòng tôi đã lớn đến mức có ai chất thêm vài hòn đá nữa tôi cũng chẳng thể nhận ra. Trước khi thằng Thục bồi thêm câu đó, đã có một cái gì đó đang vỡ vụn và tan chảy trong tôi. Tôi không thấy buồn, chỉ nghe chập chờn trong trí não tiếng gì như tiếng răng rắc- đó là tiếng của một con tàu va phải đá ngầm, tiếng gãy đổ của một số phận hay tiếng của một tình yêu sâu thẳm đang bị bàn tay khắc nghiệt của định mệnh

uốn cong đi, tôi cũng không biết nữa” [1,180]. Nỗi đau đó cứ bám riết, đeo

đẳng trong tâm trí nhân vật và trào ra thành những giọt nước mắt mặn chát:

“Nhưng tất cả những chi tiết ấy đều giống nhau ở chỗ vừa hiện ra ngay lập tức hoá thành những mũi kim nhọn khâu chặt hình ảnh con Rùa vào trái tim tôi, và cứ mỗi lầ mũi kim xuyên qua lại làm người tôi run lên. Và chắc chắn là tôi đã khóc vì khi nhìn thấy những hình ảnh thân yêu đó trong giấc mơ vì mỗi lần choàng tỉnh khi xe băng qua ổ gà, tôi lại bắt gặp mình nhoè nước mắt”[1,183]. Mười tám tuổi, vừa bước vào tình yêu đầu đời, nhân vật tôi đã trải qua nỗi đau đớn, tuyệt vọng và buộc phải chôn chặt tình cảm của mình vào đáy lòng để người mình yêu khỏi phải chịu tổn thương. Điều đó đã khiến cho nhân vật chìm ngập trong hố sâu và khi biết mình mắc bệnh ung thư máu thì “tôi” càng bi quan và tuyệt vọng: “Khi nhớ đến chuyện tình éo le giữa tôi và co Rùa, nhớ đến nỗi đau dai dẳng đang âm thầm gặm nhấm tâm hồn tôi

54

bao ngày qua, tôi thấy cái chết không còn gì đáng sợ. Đôi khi tôi nghĩ, biết đâu thượng đế cố tình mang đến cho tôi chứng bệnh nan y này để giải thoát tôi khỏi những ngày tháng u buồn. Ờ, nếu tôi không thể lẩn tránh hoặc đi vòng qua tảng đá ngầm mà định mệnh đã dựng lên giữa tôi và con Rùa đây là

dịp để tôi nhảy khỏi con tàu số phận và bơi đi” [1,202]. Nỗi đau trong tình

yêu đã khiến nhân vật bi quan, đối diện với cái chết mà không sợ hãi ngược lại, lại coi đó là một sự giải thoát khỏi định mệnh u buồn. Có thể thấy được tâm trạng của nhân vật tôi ở đây là hoàn toàn bế tắc, không tìm ra hướng đi cho tương lai, tình yêu với con Rùa đã sâu sắc, không gì có thể chia cắt kể cả cái chết. Nỗi đau đó đã đi theo “tôi” suốt ba năm, đến khi trở lại và đối diện với người yêu: “Khi hai đứa ngồi cạnh nhau trên phiến đá năm nào, tôi cảm thấy nỗi hoang vắng tràn vô cả lòng tôi và đang gọi tên tôi bằng một âm điệu ảo não khi tôi nhớ đến tình cảnh của mình. Trái ngang nhất là dường như tôi vẫn không thôi yêu thương đứa em họ, bất chấp ba năm qua lý trí của tôi đã hàng trăm lần dùng lưỡi kéo vô hình hòng cắt đứt những sợi tơ tình tuy đã rõ

là nghiệt ngã nhưng không hiểu sao cứ mãi quấn quýt trái tim tôi”[1,220].

Giữa lý trí và trái tim nhân vật luôn có sự day dứt, giằng xé dữ dội, ngay khi biết được sự thật về mỗi quan hệ đó, “tôi” một mặt muốn buông tay để bản thân gánh lấy tất cả đau thương nhưng một mặt lại muốn bên cạnh che chở, bảo vệ, làm chỗ dựa tinh thần cho người yêu khỏi những tổn thương tinh thần:

“Tôi vừa muốn đi khỏi nó hàng ngàn dặm lại vừa muốn kề bên nó để biến bờ vai mình thành một trụ đỡ tinh thần cho nó có chỗ tựa đầu như một cách chia sẻ. Đã nhiều lần tôi đau đớn nghĩ thầm nếu con Rùa biết tôi và nó không thể đến được với nhau vì mối quan hệ huyết thống thình lình từ trên trời rơi xuống kia không biết nó sẽ tiếp tục sống ra sao. Nó có sẽ kéo lê những ngày tháng còn lại như một con Rùa thật kéo lê cái mai nặng nề của mình qua

những bụi bờ gập ghềnh gai góc hay không”[1,221]. Giọng điệu buồn bã, bi

55

người yêu mất vì nước lũ, tôi như bắt gặp hình ảnh con Rùa ở bất cứ nơi đâu, nơi nào cũng gắn bó kỉ niệm giữa hai người: “Tôi sợ kỉ niệm dắt tôi đi. Tôi sợ tôi sẽ lang thang qua nhà con Rùa, sẽ lại ngồi trên phiến đá xanh dưới bóng cây bướm

bạc nghe những lời yêu thương thao thức vọng về…vv” [1,310].

Giọng điệu này xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm vừa chi phối vừa hoà lẫn với các giọng điệu khác giọng điệu chung của cả tác phẩm tạo nên những cung bậc cảm xúc phog phú, hấp dẫn người đọc.

3.2.3. Giọng điệu hài hƣớc, hóm hỉnh

Giọng điệu này tạo ra tiếng cười sảng khoái, hồn nhiên từ cách sử dụng khẩu ngữ, tạo tình huống, các biện pháp so sánh, ví von của nhà văn. Giúp người đọc có được những phút giây thư giãn sau những tình huống căng thẳng, đồng thời giảm đi sự nhàm chán, rời rạc trong truyện.

Đây là giọng điệu có ở hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh khi viết cho thiếu nhi tạo nên sự dí dỏm, tinh nghịch, ngộ nghĩnh của mỗi nhân vật, mỗi tình huống, mỗi chi tiết truyện. Trong Ngồi khóc trên cây, nó không phải là giọng điệu chủ đạo chi phối giọng điệu chung trong tác phẩm nhưng nó lại góp phần làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn, thú vị, tạo tiếng cười sảng khoái cho người đọc.

Qua một số đoạn hội thoại giữa các nhân vật, người đọc thấy được sự ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ thơ:

“- Mày đã nói chuyện với con ngỗng nhà con Rùa rồi hả? -Dạ.

-Kết quả sao?

-Kết quả là nó rượt em và mổ vào mông em một phát bầm tím đến mấy ngày.

-Ha ha ha…” [1,70]

Qua những đoạn văn miêu tả thiên nhiên bằng những liên tưởng thú vị, bất ngờ, người đọc thấy được cái nhìn khác biệt, đầy mới mẻ về các hiện

56

tượng tự nhiên qua con mắt trẻ thơ: “Nhìn trong nhà ra thấy mưa dày như vải mùng. Những hạt nước mưa to rơi xuống sân bắn ngược trở lên tung toé, tưởng như ông trời đang vãi thóc. Có lẽ đây là lượng nước mưa hồi chiều những đám mây giữ lại giữa không trung, dành cho trận mưa khác vào ngày khác. Nhưng tối ngủ quên, những đám mây lơ đễnh tuột tay đánh rơi mưa xuống. xưa nay, những cơn mưa trái mùa bao giờ cũng đến từ những đám

mây lơ đễnh”[1,72].

Hay qua cách so sánh ví von một cách đầy hình tượng giữa các hiện tượng cũng tạo nên sự hài hước và hấp dẫn trong trang văn: “Ba tháng so với ba năm giống như thằn lằn so với khủng long–một sự khác biệt rất lớn”[1,177].

Giọng điệu hài hước xen lẫn trong những câu văn những trang văn trong tác phẩm đã tạo nên những tiếng cười nhẹ nhàng, sảng khoái cho người đọc, phù hợp khi viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Nó cũng thể hiện óc hài hước sáng tạo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Qua việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, ta thấy nhà vă không chỉ thành công trong việc lựa chọn điểm nhìn mà còn tạo nên dấu ấn riêng từ việc sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật. Nhà văn đã tạo nên sự độc đáo cho riêng mình trong việc phối hợp các giọng điệu khác nhau, tất cả cộng hưởng trở thành sức hút cho tác phẩm.

57

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả và các công trình nghiên cứu tiêu biểu về các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Song nghiên cứu các tác phẩm của ông dưới góc độ lí luận đặc biệt là nghệ thuật trần thuật thì chưa được đặc biệt quan tâm. Việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật góp phần không nhỏ khám phá những thành tựu nghệ thuật đắt giá từ đó gián tiếp khẳng định phong cách, cái tôi riêng của nhà văn.

Qua việc triển khai ba chương trong khoá luận, người viết khẳng định lại một lần nữa:

1. Khoá luận đã tổng hợp các vấn đề lý luận về nghệ thuật trần thuật: khái niệm, các yếu tố cơ bản, vai trò của trần thuật trong tác phẩm tự sự. Khẳng định việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm tự sự để thấy được tài năng sáng tạo của nhà văn.

2. Khẳng định được tài năng sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh qua:

Lựa chọn điểm nhìn và ngôi kể: sử dụng ngôi kể thứ nhất qua điểm nhìn của nhân vật tôi là lối viết quen thuộc trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh giúp nhà văn tái hiện câu truyện một cách chân thực, thuyết phục. đồng thời giúp nhà văn đi sâu vào khai thác tâm lý nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật một cách logic và theo quy luật. Qua đó cho thấy, Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn thành công khi viết về thiếu nhi, là nhà văn của thiếu nhi ông am hiểu mọi biến thái tinh vi của lứa tuổi này.

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp khi viết về lứa tuổi này. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị phù hợp với ngôn ngữ đời thường, với lời ăn tiếng nói hằng ngày của các em, diễn đạt được những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ của các em. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nhằ khai thác chiều sâu nội tâm của các nhân vật

58

trong tác phẩm đặc biệt là nhân vật tôi để thấy được những suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi thanh thiếu niên.

Tác phẩm phối hợp nhiều giọng điệu trong đó giọng điệu buồn bã, bi quan giữ vai trò chủ đạo. Đây là điều mới mẻ của Ngồi khóc trên cây so với các tác phẩm trước đó của Nguyễn Nhật Ánh khi ông đặt nhân vật của mình vào những tình huống éo le, kịch tính. Chính nó góp phần quan trọng làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh, người viết hi vọng sẽ đem đến những hiểu biết hữu ích cho việc đọc và tìm hiểu tác phẩm của nhà văn tài năng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Ngồi khóc trên cây, Nxb Trẻ.

2. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

3. Phạm Thị Bền (2005), Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn

Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa, Luận văn Thạc sỹ khoa học Ngữ văn

Trường ĐHSP Hà Nội.

4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật

ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục.

6. Lê Minh Quốc (2012), Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế

giới tuổi thơ, Nxb Kim Đồng.

7. G.N.Pospelov (1988), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học. 8. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.

9. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Giáo trình lý luận văn học (3 tập), Nxb Đại học sư phạm.

10. Trần Đăng Suyền (2008), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Nxb Khoa học xã hội.

11.Vân Thanh (biên soạn) (2006), Tác giả VHTN Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa.

12. Bích Thu,“Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)