Hành trình sáng tác VHTN của Nguyễn Nhật Ánh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 25)

8. Bố cục của khoá luận

1.3.2. Hành trình sáng tác VHTN của Nguyễn Nhật Ánh

Có thể nói, cho đến thời điểm này, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết cho thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất Việt Nam, đến nay ông đã có gần 100 tác phẩm được xuất bản. Không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.

Nguyễn Nhật Ánh đã đóng góp cho nền VHTN Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại, trong khoảng 15 năm, ông đã có trên 40 tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi.

Trong đó có 2 bộ truyện nhiều tập:Kính vạn hoa, dài 45 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 1995 đến 2002; Chuyện xứ Lang Biang, dài 4 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 2004 đến năm 2005. Đặc biệt, bộ

Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh

trao huy chương “Vì thế hệ trẻ” và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng.

21

Đến với các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc luôn thấy được sự dí dỏm, nhẹ nhàng của nhà văn như trong: Buổi chiều Window, Trại hoa

vàng, Cô gái đến từ hôm qua, Phòng trọ ba người, Bồ câu không đưa

thư…những nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh đều nghịch ngợm nhưng hồn nhiên, vô tư với tình bạn trong sáng và cả những rung cảm rất chân thật theo kiểu “tình học trò” những nhân vật ấy không hề xa lạ hay đến từ một xứ sở nào khác mà đích thực là họ bước ra từ cuộc sống của mỗi chúng ta.

Bằng những thấu hiểu về những chuyển biến tâm lý của lứa tuổi mới lớn với những rung động bất thường đến khó hiểu, nhà văn viết về tình yêu của thanh thiếu niên một cách chân thực nhưng không kém hấp dẫn như trong

Thằng quỷ nhỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Mắt biếc…Nguyễn Nhật Ánh cũng đi

sâu vào khai thác những chủ đề về chuyện trường lớp, bài vở, mối quan hệ với thầy cô, gia đình và đặc biệt là tình bạn như trong 45 tập Kính vạn hoa,

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Trong các tác phẩm của mình, nhân vật chính thường xưng “tôi”, nó trở thành một lối kể chuyện quen thuộc nhưng không gây cảm giác nhàm chán cho người đọc. Ngược lại, nó tạo cho người đọc những trải nghiệm thú vị “trở về tuổi thơ qua từng trang sách” bởi nhà văn viết văn không phải dành cho trẻ em mà “viết cho những ai đã từng là trẻ em”. Nhà văn bằng ngòi bút của mình đã đưa đọc giả trở về sân ga tuổi thơ của mình.

Ngày 27 tháng6 năm 2013, độc giả cả nước lại tiếp tục được thưởng thức tác phẩm mới của Nguyễn Nhật Ánh: Ngồi khóc trên cây. Tác phẩm tiếp tục đưa đến cho bạn đọc về tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, về với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ - những chủ đề quen thuộc trong các tác phẩm của ông. Ông từng nói: “Khi tôi nhận ra mình đã ở quá sân ga của tuổi nhỏ.

Và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng gần lại”, Ngồi khóc trên cây như

chuyến tàu đưa ta ngược gần về tuổi thơ. Vẫn hồn nhiên trong sáng như bao truyện khác của Nguyễn Nhật Ánh, song tác phẩm mang nhiều kịch tính hơn.

22

Có chỗ làm người đọc bi quan, nuối tiếc tưởng chừng như thất vọng nhưng rồi lại được giải quyết một cách có hậu như trong các câu truyện cổ tích. Nó đem đến cho người đọc niềm vui và hi vọng tưởng chừng như sắp lụi tàn.

Ngôi làng Đo Đo – làng quê cũ của nhà văn như một nỗi ám ảnh, đi về trong tâm thức của nhà văn nên cái tên làng lạ lạ xuất hiện rất nhiều trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Ngồi khóc trên cây lấy bối cảnh ở làng Đo Đo, qua câu chuyện tình của những cô, cậu bé mới lớn, nhà văn gửi đến độc giả nhiều thông điệp có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Đông là chàng sinh viên Đại học rời làng Đo Đo lên sống ở thành phố cùng gia đình, trong lần về thăm quê Đông như được sống lại tuổi thơ vô tư, êm đềm khi thấy cậu em trai tên Thục chơi nhặt nắp keng hay dùng giấy kính màu “Bọn trẻ con làng Đo Đo không đo ngày tháng theo thời tiết tự nhiên. Chúng chả bao giờ gọi tên bốn mùa theo cách thông thường. một năm của bọn chúng có tới sáu mùa: mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả

diều, mùa chong chóng”[1,14]. Qua những dòng hồi tưởng về tuổi thơ của

Đông, người đọc như được sống lại với những trò chơi thuở bé tưởng chừng đã bị lãng quên.

Nhà văn đã dựng lên cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Đông và cô bé Rùa tóc vàng cháy, người gầy gò luôn bị những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn bắt nạt, bị tranh cướp ngay cả những niềm vui nhỏ nhoi. Bằng tài năng xây dựng tình huống truyện và những am hiểu sâu sắc về tâm lý tuổi mới lớn, nhà văn đã viết nên câu chuyện tình cảm động mà hết sức tự nhiên giữa hai nhân vật này, ban đầu là thích thích, thương nhau giấu giếm, sợ làm nhau buồn rồi đến nhớ nhau mất ngủ…. Ban đầu, Đông chỉ vì tình thương đối với một cô bé bị bạn bè kì thị nhưng sau đó Đông đã bị chính cá tính của cô bé nhà quê này lôi cuốn, một thứ tình cảm khác lạ dâng lên tràn ngập tâm hồn cậu: “Tôi càng cố vùi mình vào trang sách thì sách càng đẩy tôi ra. Hình bóng con Rùa lấp đầy tâm trí tôi làm tôi lãng đi. Nó ám ảnh tôi đến mức khi ngẩng đầu lia mắt ra chung

23

quanh, thoạt nhìn thấy thứ gì tròn tròn tôi cũng tưởng là con mắt”[1,28]. Và

tình cảm đó ngày càng lớn dần trong lòng cậu bé, mọi lời đồn đại không hay về Rùa đối với Đông đều trở nên vô nghĩa: “Trong mắt tôi nó vẫn là đứa con gái dịu hiền và tôi không giấu lòng rằng càng gần gũi với con Rùa, tôi càng

thích nó”[1,48]. Chính tình yêu thương, sự ngây thơ, trong sáng trong Rùa đã

chinh phục trái tim Đông. Dù bị xa lánh, hắt hủi nhưng cô bé vẫn cố gắng che chở cho những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn mình. Khi bị những tay săn thú rừng ghét cay ghét đắng, doạ dẫm, tung tin này nọ cô bé vẫn sống tự tin lạc quan và kết bạn với những người “bạn rừng” như con Tập Tễnh (con nai bị què chân khi vùng vẫy thoát khỏi bẫy của phường săn), con Miếng Vá (con khỉ), con chồn, con nhím…qua nhân vật này, nhà văn nhằm thuyết minh về ý thức bảo vệ rừng, thân thiết với môi trường, song cách viết về đề tài này không hề lộ liễu mà người đọc vẫn nhận được thông điệp cần thiết. Tuy đôi lúc người đọc vẫn nhận thấy hành động của nhân vật lý tưởng trên mức bình thường nhưng vẫn dễ dàng chấp nhận bởi sự hồn nhiên, nhẹ nhõm của cách diễn đạt rất tâm lý của nhà văn đang “cố kéo” tuổi thơ xích lại gần thêm.

Người đọc còn bị hấp dẫn bởi những tình huống hồi hộp gây tiếc nuối qua câu chuyện về bi kịch gia đình cô bé Rùa hay câu chuyện tình cảm động đầu đời mà đầy trở ngại giữa Đông và Rùa. Song truyện lần lượt được khép lại một cách có hậu, người đọc như được trải nghiệm một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, qua đó, ta thấy được tấm lòng nhân ái của nhà văn. Thông qua đó, nhà văn gửi gắm thông điệp về niềm tin và tình thương trong cuộc sống: Điều tốt có thật và luôn tồn tại!

Với Ngồi khóc trên cây, Nguyễn Nhật Ánh ví mình như một người

trồng hoa hồng bên khu vườn văn chương bên cạnh những người nhổ cỏ và bắt sâu: “Cho dù hằng ngày các bạn trẻ có tiếp cận những tin tức về những chuyện đau lòng, những hoàn cảnh nghiệt ngã về một xã hội có vẻ như đang xuống cấp thì một cách nào đó trong cuốn sách này những hiện tượng xã hội

24

đó khoog phải là tất cả mà còn có rất nhiều người tốt, còn có những điều tốt đẹp. Những bạn trẻ chưa trưởng thành, chưa sàng lọc được những chuyện tốt xấu cần nhà văn là chỗ dựa tinh thần để thấy nhưng điều tốt đẹp vẫn còn…”

Ngồi khóc trên cây là bước phá mới mẻ trong cách viết truyện của

Nguyễn Nhật Ánh, tại buổi họp báo nhà văn chia sẻ: “Chưa có cuốn nào tôi viết mà nhân vật lại rơi vào tình cảnh éo le như cuốn sách này. Bản thân tôi khi viết cũng muốn thử xem ở tuổi này, các nhân vật sẽ hành động như thế nào khi phát hiện ra người mình thích là anh em con chú, con bác của mình và nhiều tình huống éo le khác nữa, có lẽ vì thế mà truyện hơi buồn”.

Không giống với các tác phẩm khác, Ngồi khóc trên cây có nhiều tình huống éo le kịch tính, gợi buồn song nó vẫn hướng người ta đến sự trong trẻo và cả những hi vọng!. Như vậy, dù viết cho lứa tuổi nào, theo phong cách nào, người đọc luôn nhận thấy trong những trang văn của ông thấm đẫm tính giáo dục, hướng con người đến Chân – Thiện – Mĩ.

Mỗi nhà văn đều có quan điểm sáng tác riêng, định hướng cho phong cách sáng tác của riêng mình. Với Nguyễn Nhật Ánh, ông quan niệm sáng tác không phải vì mục đích mưu sinh hay mưu cầu danh lợi mà tác giả viết trước hết vì sự thôi thúc của con tim, vì niềm đam mê mãnh liệt với thế giới tuổi thơ như một duyên nợ. Nhà văn từng tâm sự: “Tiền bạc đối với nhà văn nếu có chỉ là cái đến sau. Nếu để kiếm tiền không ai chọn nghề viết văn, khi ngồi vào bàn làm việc, nhà văn chỉ tìm kiếm một thứ duy nhất: những ý tưởng. Tôi rất thích một câu không biết của ai: lợi danh đi trước sáng tác là một tai hoạ, đi song hành với sáng tác là một cản trở, còn đến sau sáng tác là hợp quy luật”.

Hay khi trao đổi qua email với nhà văn Trần Nhã Thuỵ, Nguyễn Nhật Ánh cũng tâm sự: “Xét về mặt lao động, công việc của nhà văn cũng giống như những công việc khác trong xã hội. Người thợ mộc hành nghề bằng cưa, bào, đục thì nhà văn hành nghề bằng giấy bút. Nhưng một chiếc ghế làm ra, mỗi lần chỉ có một vài người ngồi và nó chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất nhưng khi

25

một cuốn sách in ra, có hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn người đọc…xưa nay, thiên hạ vẫn thường gắn công việc viết văn với hai từ cao quý là “sứ mệnh”. Là một nhà văn chuyên tâm viết cho thanh thiếu niên, tôi nghĩ công việc của tôi là giúp cho các bạn trẻ giàu có cảm xúc hơn, qua đó sống

tốt hơn”. Chính bởi lòng yêu nghề, ý thức rõ về nghề nghiệp văn chương của

mình cùng với niềm đam mê, sự thôi thúc của tâm hồn mà nhà văn không đặt cho mình những trọng trách quá nặng nề: “Không nên viết quá nặng nề. Nhà văn phải là trụ đỡ tinh thần của các em, giúp các em yên tâm và vui sống. Trẻ em khác người lớn, tâm hồn mỏng manh, trong sáng như cây non, nhận thức

chưa chín, kinh nghiệm chưa có, đem giông bão đến cho các em làm gì”. Đây

là những chia sẻ của một người cầm bút am hiều về tâm lí trẻ thơ. Nhà văn quan niệm: “Phải viết sao cho hay, cho hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính logic, đặc biệt tình tiết không quá nhiều, quá rắc rối. Mặt khác, truyện phải vui vẻ, nhẹ nhàng, không nhiều yếu tố gây sốc và không chệch khỏi yêu cầu giáo dục”. Viết về lứa tuổi thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đã chọn cho mình một hình thức biểu hiện phù hợp với nội dung phản ánh khiến các bạn đọc nhỏ tuổi luôn cảm thấy mới lạ, hấp dẫn vì vậy khi đến với tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, không chỉ bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích, say mê mà ngay cả bạn đọc lớn tuổi cũng trân trọng.

Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn hướng tới hai yếu tố: “Trẻ em

khen hay và phụ huynh khen tốt”, nghĩa là vừa đảm bảo được tính thẩm mĩ

hợp với gu mĩ cảm của trẻ em nhưng vừa phải có ý nghĩa giáo dục.

Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một nhà văn, một người bạn, một nhà tâm lí, một nhà giáo dục đối với thanh thiếu niên và những bậc phụ huynh với văn phong giản dị nhưng không cẩu thả, lối viết quen thuộc nhưng không sáo mòn. Những áng văn của Nguyễn Nhật Ánh trở nên sâu lắng, cấu tứ và cách nhìn cũng đầy mới lạ, hấp dẫn.

26

Chƣơng 2

ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM

NGỒI KHÓC TRÊN CÂY CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH

Điểm nhìn là một phạm trù quan trọng trong thi pháp học hiện đại. Điểm nhìn là vị trí người kể hay nhà văn lựa chọn để quan sát, thâu tóm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm, nó cũng là cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời. Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó. Như vậy, tìm hiểu điểm nhìn trong tác phẩm tự sự đóng một vai trò rất quan trọng, Pospelov khẳng định: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác điểm nhìn trần thuật với những gì

anh ta miêu tả” [12,205]. Đồng thời, điểm nhìn cũng chỉ ra: “Những cách

thức mà câu chuyện kể đến, một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong

một tác phẩm hư cấu”[4,23].

Tác phẩm văn học là sản phẩm của quá trình sáng tao của nhà văn. Bởi vậy, lựa chọn kiểu nhìn nào, xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại chuyện chính là do cách tổ chức truyện có dụng ý của nhà văn. Dù nhà văn kể với ai, tư cách là người kể chuyện hàm ẩn hay trao quyền cho nhân vật, dù từ điểm nhìn nhân vật hay điểm nhìn của chính bản thân, mọi cách nhìn, xuất phát từ mọi điểm nhìn đều thể hiện được quan niệm, tư tưởng, thái độ của chủ thể sáng tạo. Trong nghệ thuật kể chuyện có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối, có tác phẩm phối ghép nhiều kiểu

27

điểm nhìn hoặc luân phiên trượt điểm nhìn tạo ra sự đa dạng trong điểm nhìn. Với sự thay đổi điểm nhìn, tác phẩm tạo nên những ô cửa sổ khác nhau nhìn vào thế giới nhằm đem lại sự phức điệu đa âm.

Tìm hiểu về nghệ thuật trần thuật trong Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận thấy sự hấp dẫn trong nghệ thuật trần thuật của tác phẩm nằm ở những thể nghiệm, cách tân táo bạo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất cùng với sự dịch chuyển điểm nhìn giúp tác phẩm hấp dẫn, độc đáo hơn.

Trong phạm vi chương 2, chúng tôi tiến hành tìm hiểu điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh ở hai phương diện: điểm nhìn gắn với ngôi kể và sự dịch chuyển điểm nhìn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)