8. Bố cục của khoá luận
2.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể
Tác phẩm tự sự là sản phẩm tất yếu của người kể chuyện khi thực hiện hành vi kể chuyện. Trong khi kể chuyện, người kể bao giờ cũng phải chọn cho mình một chỗ đứng, tức là lựa chọn điểm nhìn để kể lại chuyện. Ngôi kể chính là những hình thức biểu hiện khác nhau xuất phát từ mức độ hoá thân thành vai của người kể chuyện có tính chất văn học. Ngôi kể có sự gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn. Một ngôi kể có thể tạo ra nhiều điểm nhìn nhưng một điểm nhìn chưa chắc đã tạo ra được một ngôi kể. Ngôi kể được chia làm ba dạng: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Trong văn học, ngôi kể được sử dụng chủ yếu là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất là hình thức đóng vai trò chủ đạo, xuyên suốt.
Kể chuyện theo ngôi thứ nhất là người kể chuyện xưng “tôi”, được coi là người “phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Trong tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này. Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều,
28
mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi” tính cách không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật mà tính cách “tôi” với vai trò là nhân vật chính cũng được hiện lên một cách tự nhiên và chân thực.
Khi kể chuyện theo ngôi thứ nhất, các trạng thái tinh thần, ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác…vẫn thường nổi lên. Người kể không chỉ kể chuyện (miêu tả những gì tôi thấy), mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì tôi cảm, tôi nghĩ) nhưng cái tôi ấy không bao giờ đứng yên mà nó đang tư duy, đag cảm thấy, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức năng: nhận thức xã hội và ý thức về bản thân. Do đó nó hết sức sống động và phức tạp, kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện.
Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh đã vận dụng và phát huy tối
đa hiệu quả của cách kể truyện này.
Câu chuyện được kể qua nhân vật “tôi”- Đông, một cậu sinh viên Đại học về thăm lại quê cũ, ngôi làng Đo Đo, nơi đã gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ của cậu. Qua lời kể của nhân vật, người đọc như được trở về sân ga tuổi thơ qua các trò chơi trẻ con, những dòng miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi để thấy tâm hồn trong sáng, tình yêu, sự gắn bó tha thiết của một người con xa quê lâu ngày trở về. Người đọc vừa như chứng kiến, vừa như hoá thân vào nhân vật “tôi” để cùng trải nghiệm.
Kí ức tuổi thơ của “tôi”vừa là những mất mát khi phải xa lìa người thân
“Thoáng đó mà đã xa rồi, chú Thảo đã mất trong một mùa mưa, sau một cơn
tai biến”, “bà nội tôi mất trước chú Thảo mấy năm, đó là hai người thân thiết
nhất của tôi”[1,12]. Đó còn là những kỉ niệm ngọt ngào thú vị về những trò
chơi của đám trẻ trong làng mà chính Đông cũng từng gắn bó một thời: “Lúc còn ở làng, tôi đã bao nhiêu lần áp tờ giấy vàng vào mắt, rồi ngoẹo cổ quay đầu nhìn bốn phía, thích thú khi nhìn thấy mái nhà màu vàng, con gà màu vàng, con chó màu vàng, cây me trước ngõ nhà chú Thảo cũng màu vàng.
29
Một lát, tôi lấy tờ giấy kính màu xanh để thay để lại lâng lâng thấy mái nhà màu xanh, con gà màu xanh, con chó màu xanh, con mèo màu xanh, cây me
trước ngõ nhà chú Thảo cũng màu xanh”[1,14]. Người đọc cảm nhận được sự
ngây thơ, trong sáng của nhân vật, đó cũng là một cách khám phá thế giới xung quanh một cách hồn nhiên của trẻ thơ.
Qua những đoạn miêu tả tâm trạng của chính nhân vật tôi, người đọc thấy rõ tính cách, tâm hồn của một cậu con trai mới lớn. Trước cậu em họ nhỏ tuổi hơn mình, nhân vật tôi vừa là một người anh vừa là một người bạn thân tình, hình ảnh của Thục luôn gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ trong cậu, giúp cậu như được sống lại với quá vãng xa xôi ngọt ngào: “Nhìn thục hớn hở rảo quanh các bàn ăn, loay hoay giữa các chân ghế, có lúc ngồi thụp xuống đất, lui cui nhặt nhạnh. Trong một lúc, tôi bắt gặp tôi đang bâng khuâng nhớ lại
hình ảnh của mình cách đây nhiều năm về trước”[1,18]. Trước cô bé Rùa,
nhân vật tôi đã lần lượt giãi bày tình cảm của một chàng trai mới lớn từ sự thinh thích đến thương thầm cho đến sự gắn bó sâu sắc của hai trái tim. Qua đó, ta bắt gặp một tình yêu hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ của tuổi mới lớn, những cung bậc tình yêu nhẹ nhàng, bay bổng và rất đỗi chân thật của mối tình đầu đời. Ban đầu, đó là sự tò mò, ám ảnh bởi ấn tượng về một cô bé 14 tuổi đã để lại ấn tượng trong tâm trí “tôi”: “Tôi càng vùi mình vào trang sách thì trang sách càng đẩy tôi ra. Hình bóng con Rùa lấp đầy tâm trí tôi làm tôi lãng đi. Nó ám ảnh tôi đến mức khi ngẩng đầu lia mắt ra chung quanh, thoạt
nhìn thứ gì tròn tròn tôi cũng tưởng là con mắt”[1,28]. Nhân vật tôi đã dần bị
chinh phục bởi những phẩm chất đáng yêu của cô bé Rùa nhỏ tuổi: “Trong mắt tôi nó vẫn là đứa con gái dịu hiền và tôi không giấu lòng rằng càng gần
gũi với con Rùa tôi càng thích nó”[1,48]. Tình cảm ấy mỗi ngày càng lớn dần
lên không thể kiểm soát bằng lí trí, tất cả đều thuận theo tự nhiên, theo tiếng gọi của trái tim: “Dường như có một sự thôi thúc vô hình ở bên trong tôi. Tôi không biết có phải tôi đã yêu con Rùa hay không. Dù sao tôi vẫn nghĩ con
30
Rùa còn quá nhỏ để tôi đặt tình cảm vào nó. Nhưng tôi cũng không thể chối bỏ được sự thật rằng từ ngày quen biết con Rùa tôi chỉ thích chơi với nó. Chỉ
ở cạnh nó lòng tôi mới cảm thấy tươi vui ấm áp”[1,134].
Người đọc cũng cảm nhận được sự đau khổ tuyệt vọng của nhân vật tôi khi phát hiện cô bé Rùa là em họ của mình qua những đoạn văn: “Tôi không có cảm giác gì nữa khi thằng Thục nói câu đó. Gánh khổ đau trong tôi đã lớn đến mức có ai chất thêm vài hòn đá nữa tôi cũng chẳng thể nhận ra. Trước khi thằng Thục bồi thêm câu đó, đã có một cái gì đó vỡ vụn và tan chảy trong tôi. Tôi không thấy buồn, chỉ nghe chập chờn trong trí não tiếng gì như răng rắc – đó là tiếng của một con tàu va phải đá ngầm, tiếng gãy đổ của một số phận hay tiếng của một tình yêu sâu thẳm đang bị bàn tay khắc nghiệt của
định mệnh uốn cong đi, tôi cũng không biết nữa” [1,180]. Hay sự bất ngờ đến
chết lặng người của “tôi” khi nghe tin có người đến hỏi con Rùa làm vợ, “tôi” vừa bàng hoàng, đau đớn, vừa hi vọng về một sự giải thoát cho mối tình tuyệt vọng. đó là sự giằng xé, mâu thuẫn gay gắt trong tâm trạng của nhân vật tôi:
“Tôi tròn mắt ra nhìn nó, người chết lặng. Trong giây phút đó, tôi biết lẽ ra tôi nên vui mừng, con Rùa lấy chồng, đó là lối giải thoát vẹn toàn nhất cho mối tình của chúng tôi. Đám cưới của con Rùa sẽ gỡ chúng tôi ra khỏi tấm lưới bùng nhùng của số phận theo cách ít xây xát nhất. Con Rùa hạnh phúc,
tôi khỏi phải dằn vặt cho tôi và lo lắng cho nó như những ngày qua”[1,247].
Hay sự đau đớn tột cùng khi nghe tin người yêu mất dưới lòng sống Kiếp Bạc: “Tôi đã cố nén tiếng khóc vào trong lòng khi ở trước mặt bà nội con Rùa nhưng lúc này thì tôi không kìm được nữa. Tôi bật khóc theo cô, tôi biết cô đã đọc bức thư tôi gửi hôm nào nhưng khi cô tôi thay đổi thái độ với chuyện tình cảm của tôi thì con Rùa đã ra đi mãi mãi. Buồn đau xen lẫn uất
ức, nước mắt tôi trào ra như suối”[1,308].
Như vậy, qua lời kể của nhân vật tôi về mối tình của mình, người đọc cảm nhận được một tình yêu thánh thiện, trong sáng, ngây thơ nhưng cũng
31
đầy éo le của chàng sinh viên với một cô bé nhà quê. Tất cả những rung động, những cung bậc yêu thương vừa xao xuyến, bâng khuâng, nhớ thương đến mất ngủ vừa buồn đau, day dứt, lo lắng, băn khoăn, mẫu thuẫn…được diễn tả một cách chân thật.
Hơn thế, từ ngôi kể thứ nhất, tất cả những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật tôi cũng được bộc lộ một cách cụ thể biểu hiện phẩm chất, tính cách của chính nhân vật. Người đọc thấy ở “tôi” là chàng trai có một trái tim đầy yêu thương, biết quan tâm, lo lắng, chia sẻ cùng mọi người, khi biết mình mắc phải căn bệnh nan y, cậu không nghĩ đến bản thân mà lo lắng cho những người xung quanh sẽ vì mình mà buồn bã, đau khổ: “Tôi có sợ chết đâu. Tôi chỉ sợ cái chết của tôi sẽ đem lại nỗi đau cho những người tôi yêu thương nhất và yêu thương tôi nhất. Những khi ngồi một mình, tôi nhận thấy tôi có lỗi với mẹ tôi thật nhiều. tôi chưa làm được gì để đỡ đần cho mẹ tôi. Đã thế, gần
đây tôi lại nghĩ quá nhiều đến người con gái tôi yêu”[1,289].
Cũng qua cái nhìn, lăng kính chủ quan của nhân vật “tôi” mà các nhân vật khác trong truyện cũng hiện lên cụ thể. Trước hết, qua lời kể của “tôi”, cô bé Rùa trong truyện hiện lên với ngoại hình kì cục và tính cách cũng khá đặc biệt. Chính điều đó đã gây ấn tượng với “tôi”, song quan trọng hơn tất cả là tâm hồn ngây thơ, trong sáng, thánh thiện của cô bé đã tạo ra những xúc cảm đặc biệt trong trái tim chàng sinh viên ĐH. Ngoại hình cô bé được miêu tả:
“Tôi rời bàn, bước lại chỗ cửa sổ nhìn theo và tôi nhận ra là con Rùa qua mái tóc trông rất kì cục của nó. Tối hôm qua tôi đã nhìn thấy mái tóc này ở chợ Kế Xuyên, cụt ngủn, so le, nom giống như một khóm lá bị tỉa vụng”
[1,20]. Cô bé có ngoại hình không mấy ưa nhìn song ẩn trong đó là một tâm hồn đẹp, đáng quý. Cô bé luôn sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ những đứa trẻ trong làng nhỏ tuổi hơn mình: “Những đứa trẻ lớp năm mỗi khi bị những đứa lớn hơn bắt nạt đều được con Rùa chở che, tự nhiên nó trở thành đứa co gái
32
nhanh nhẹn, tinh nghịch, hiểu biết và vô cùng đáng yêu. Cô bé sống gần gũi, chan hoà với thiên nhiên, dùng tình yêu để bảo vệ cho những “người bạn rừng” của mình khỏi sự truy diệt của thợ săn: “Dĩ nhiên là các con vật không thể hiểu được tiếng người nhưng tôi tin chúng đọc được ý nghĩ của con Rùa thông qua các cử chỉ, thái độ, ngữ điệu của người mà chúng tin cậy, đặc biệt là qua tình yêu vô bờ bến toả ra từ tâm hồ con Rùa như một thứ từ trường tình cảm mạnh đến mức tôi tin rằng ngay cả cỏ cây hoa lá cũng cảm nhận
được. đó là thứ ngôn ngữ đi trực tiếp từ trái tim đến trái tim”[1,136].
Qua lời kể của “tôi”, hình ảnh Thục hiện lên là một cậu bé hồn nhiên vô tư, là hình ảnh tuổi thơ của “tôi”, người đọc cảm nhận được sự dễ mến, đáng yêu của cậu bé này. Những trò chơi của Thục gợi cho “tôi” cũng như người đọc những kí ức ngọt ngào, vui nhộn về tuổi thơ: “Tôi nhìn thấy Thục hớn hở rảo quanh các bàn ăn, loay hoay giữa các chân ghế, có lúc ngồi thụp xuống đất, lui cui nhặt nhạnh. Trong một lúc, tôi bắt gặp tôi đang bâng
khuâng nhớ lại hình ảnh của mình cách đây nhiều năm về trước”[1,18].
Còn nhân vật Bích Lan là một cô gái dạn dĩ, mạnh bạo, đầy cá tính song trong tình yêu lại vô cùng quyết liệt, bất chấp tất cả để bảo vệ và nắm lấy tình yêu của mình: “Bích Lan nói với tôi là nó rất vui mừng khi gặp lại người yêu của nó, bất chấp việc nó phát hiện Triều chỉ là một chàng thanh niên kiếm ăn lông bông bằng nghề nuốt than và phun lửa. Nó cũng không trách Triều về chuyện anh đã nói dối nó. Nó nghĩ anh buộc phải làm thế vì mặc cảm về nghề nghiệp của mình và đáng tha thứ nhất vẫn là vì anh sợ mất nó”[1,195].
Như vậy, cách trần thuật này khiến cho câu chuyện diễn ra một cách tự nhiên, không theo trật tự tuyến tính đơn thuần, mà có khi có sự đảo lộn theo dòng ý thức của nhân vật. Nhân vật “tôi” vừa kể lại vừa bộc lộ nội tâm của mình đồng thời thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với các sự kiện cũng như các nhân vật khác trong chuyện. Vì vậy, người kể chuyện theo ngôi thứ
33
nhất trong Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh đã tạo được độ tin cậy cho người đọc, tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Bên cạnh đó, có lúc chủ thể đứng ngoài chuyện, kể chuyện với cái nhìn khách quan để thâu tóm thời gian, không gian dẫn dắt bạn đọc đi vào thế giới của nhân vật và sự kiện. Chẳng hạn, đoạn miêu tả các mùa trò chơi của bọn trẻ con làng Đo Đo: “Bọn trẻ con làng Đo Đo không đo ngày tháng theo thời tiết tự nhiên. Chúng chả bao giờ gọi tên bốn mùa theo cách thông thường. một năm của bọn chúng có tới sáu mùa: mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa
cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa chong chóng”[1,14]. Ở
những đoạn này tác giả đã để nhân vật tôi giấu mình và miêu tả một cách khách quan, chi tiết các mùa trò chơi của bọn trẻ bởi đây không phải tuổi thơ của một cá nhân “tôi” nào đó đã trải qua và đang hồi tưởng lại mà đây là tuổi thơ của mỗi người, sau khi đọc đoạn văn này, người đọc như được sống lại với những kí ức ngọt ngào của tuổi thơ.
Hay câu chuyện tình của cô bé Bích Lan, câu chuyện về cái chết của bố con Rùa, câu chuyện éo le giữa ông bà của “tôi” và con Rùa… cũng được kể lại từ điểm nhìn bên ngoài. Với cách trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài, câu chuyện dễ dàng được kể lại một cách sinh động, các sự kiện được dẫn dắt một cách linh hoạt giúp người đọc nắm bắt được các sự kiện diễn ra trong tác phẩm.
Hay những đoạn văn miêu tả thiên nhiên cũng được nhìn qua điểm nhìn bên ngoài: “Cửa hang trổ ra một rẻo xanh tươi chạy giữa hai sườn núi. Một thung lũng nên thơ với những loại cây thấp với rất nhiều hoa bướm dại, hoa duôi điều, hoa sao và các bụi cúc ngũ sắc mọc dọc các khe nước nhỏ chảy len lỏi giữa các kẽ đá trước khi róc rách buông mình xuống những chiếc hồ nhỏ
ngập hoa tím nằm rải rác giữa thung”[1,114]. Những đoạn văn miêu tả cảnh
34
nhiên xuất hiện như với tư cách một nhân vật, có ý nghĩa quan trọng trog tác phẩm đồng thời cũng là dụng ý của nhà văn, Nguyễn Nhật Ánh miêu tả vẻ đẹp của tự nhiên, môi trường tác động vào mĩ cảm của người đọc từ đó lên tiếng kêu gọi ý thức của mọi người trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Có thể nhận thấy, với hình thức kể chuyện ở ngôi thứ nhất, người kể