8. Bố cục của khoá luận
2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn
Trong tác phẩm nghệ thuật, việc tổ chức điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp giá trị của tác phẩm bắt đầu từ việc nhà văn cung cấp cho người đọc một cái nhìn mới về cuộc đời. Mặt khác, thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách nhà văn. Bên cạnh những tác phẩm thiết tạo điểm nhìn quen thuộc là những hình thức tổ chức điểm nhìn mới trong đó đáng chú ý là sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật.
Sự dịch chuyển điểm nhìn đã tạo nên nghệ thuật trần thuật đa tuyến, tạo nên tính đối thoại cởi mở giữa các tư tưởng khác, đối lập hay bổ sung cho nhau. Nhà văn viết về cuộc sống, con người không phải từ một điểm nhìn mà từ nhiều điểm nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo đó, văn bản nghệ
35
thuật trở thành một cấu trúc đa tầng, có khả năng phá vỡ tính đơn âm và cùng lúc vang lên nhiều tiếng nói khác nhau trong cùng một tác phẩm.
Có thể thấy, sự dịch chuyển điểm nhìn là điểm nhìn không ở một vị trí bất biến cố định mà có sự thay đổi, chuyển dịch. Dịch chuyển điểm nhìn có thể thực hiện ở một số cách như: dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong; dịch chuyển điểm nhìn giữa tác giả với nhân vật; giữa nhân vật với nhân vật; dịch chuyển điểm nhìn theo không gian, thời gian…Văn học là tấm gương phản chiếu thời đại (Letxing) là nơi gửi gắm cái nhìn và chiều sâu tư tưởng của nhà văn về cuộc đời. Cho nên, sự phong phú về điểm nhìn là chìa khoá mở ra nhiều cánh cửa để đi sâu phản ánh hiện thực đời sống ở nhiều góc độ khác nhau.
Là một nhà văn chuyên tâm trong sáng tác, không ngừng tìm tòi khám phá cái mới, Nguyễn Nhật Ánh đã có những đổi mới trong quá trình sáng tác cùng với sự dịch chuyển điểm nhìn. Trong Ngồi khóc trên cây, nó thể hiện ở một số phương diện khác nhau