Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 51)

8. Bố cục của khoá luận

3.1.2. Ngôn ngữ nhân vật

3.1.2.1. Ngôn ngữ đối thoại

Đối thoại là hình thức trao đổi, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều nhân vật. Qua ngôn ngữ đối thoại, ta thấy được những đặc điểm tính cách của các nhân vật đó và đồng thời đây cũng là phương tiện thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Trong tác phẩm xuất hiện rất nhiều đoạn đối thoại giữa các nhân vật, qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ và thấy được mối quan hệ giữa các nhân vật.

Đây là đoạn đối thoại giữa hai nhân vật Thục và Hợi:

47

Hợi thô lố mắt nhìn bàn tay đang chìa ra của Thục - Mày có bao nhiêu nắp keng đó?

-Mười cái. Hợi nhún vai:

-Mười cái chỉ mua được một miếng kẹo thôi.

- Mày bán mắc vậy Thục đá chân vô chiếc ghế thấp thằng Hợi đang ngồi, hừ mũi- năm ngoái tao nhớ là…

Hợi phẩy tay cắt ngang:

-Năm ngoái khác, năm nay khác, mày không mua thì thôi”[1,26].

Qua đoạn hội thoại trên, ta thấy tính trẻ con của Thục cũng như cách lí sự trẻ con nhưng cũng rất có lí của Hợi. Mỗi đoạn hội thoại của Thục đều thể hiện tính cách trẻ con, ngây ngô, có chút bướng bỉnh, chút vô lý. Khi nhìn thấy anh mình chơi với người mình không ưa, Thục lên tiếng chất vấn:

“- Sao anh lại chơi với con Rùa? Đang bực mình, tôi hừ mũi:

- Sao tao lại không thể chơi với con Rùa?

- Vì tụi em không đứa nào chơi với nó” [1,66]

Lý do Thục đưa ra rất “chướng tai”, vô lý song tất cả những lý do ấy lại có lý lẽ riêng của nó, cậu rất yêu quý anh trai mình, người anh mà cậu quấn quýt từ nhỏ, khi thấy anh mình thờ ơ, không quan tâm mình cậu đã tỏ ra bướng bỉnh, ganh tỵ ích kỉ. Đây là điều rất bình thường trong tâm lý trẻ thơ và hoàn toàn có thể thông cảm được. Người đọc không những không chê trách mà còn thấy ở cậu nét đáng yêu, đáng mến. Đặc biệt, khi cô bé Rùa bị đám thợ săn vây quanh, cậu lớn tiếng bảo vệ: “Người lớn không được ăn hiếp trẻ

con à nha” [1,185]. Đây là đức tính tốt ở cậu. Hay qua câu nói của cô bé Rùa,

người đọc thấy ở cô bé này một trái tim lương thiện, một trái tim giàu lòng yêu thương không chỉ với con người mà cả với thiên nhiên, động vật: “Vào rừng, em kể cho con Tập Tễnh nghe-con Rùa hào hứng - lâu nay em bắt nó

48

nghe đi nghe lại mỗi chuyện về bác bụng bự và bác ria vàng, tội nó

quá!”[1,62]. Đối với con Rùa, những con thú trong rừng như những người

bạn biết lắng nghe, biết chia sẻ mọi chuyện. Nhân vật trở thành người phát ngôn cho tác giả về bảo vệ thiên nhiên môi trường.

Viết về trẻ thơ, nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm lời nói hằng ngày của trẻ nhỏ tuy cộc lốc nhưng vẫn sắc bén, hàm súc, phù hợp với nội dung hiện thực.

3.1.2.2. Ngôn ngữ độc thoại

Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói thì thầm, ý nghĩ sâu kín chỉ riêng nhân vật với mình bên trong. Đó là lúc nhân vật thật nhất. Trong tác phẩm, biện pháp này thường được sử dụng khi nhân vật rơi vào những hoàn cảnh éo le, nhiều kịch tính, xung đột, rơi vào trạng thái cô lập, đòi hỏi nhân vật phải băn khoăn, trăn trở để đưa ra quyết định cuối cùng.

Trong tác phẩm, ngôn ngữ độc thoại xuất hiện nhiều bộc lộ chiều sâu nội tâm nhân vật, mọi diễn biến tâm lí nhân vật được biểu hiện thông qua ngôn ngữ độc thoại. Đặc biệt, Ngồi khóc trên cây được kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi”, vì vậy, ngôn ngữ độc thoại xuất hiện dày đặc trong tác phẩm.

Đó là khi “tôi” nhớ nhung vì xa cách, lời độc thoại của nhân vật tôi thể hiện nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tâm hồn: “Ừ, anh sẽ chờ em lớn - tôi thì thầm nói, tin rằng đó là một trong những câu nói thành thật nhất trong đời

tôi. ba tháng nữa, ba tháng nữa thôi!”[1,174]. Sau ba năm xa cách, Đông trở

về làng khi cậu biết mình mắc căn bệnh ung thư máu và cô bé Rùa là em con chú con bác của mình, cậu day dứt, dằn vặt bản thân vì nghĩ mình quay trở về sẽ làm tổn thương cả hai: “Lẽ ra, tôi không nên trở về. Ừ, có lẽ thế thì tốt hơn cho cả hai! Trở về để vừa muốn nắm tay nó, vừa muốn nói với nó những ngày qua tôi nhớ nó biết bao, rằng gần như đêm nào tôi cũng mơ thấy nó, vừa nghiến chặt răng để nuốt những lời yêu thương đó vào lòng quả là một cực

49

gian sau ba năm Đông quay trở lại làng, khi cậu là chàng thanh niên hai mốt tuổi, điều này phần nào thể hiện được sự trưởng thành của nhân vật, “tôi” trở nên sống nội tâm hơn, sâu sắc hơn. Nhớ người yêu da diết, nhưng cậu dằn lòng không đến gặp song nỗi nhớ cứ xoáy sâu, bám diết cậu không rời, những câu hỏi bật lên thành tiếng trong tâm hồn cậu:

“-Em đừng trách anh nhé Rùa!” “-Anh có lỗi với em nhiều lắm!”

“-Giờ này em đang làm gì hả Rùa?”[1,239]

Khi nghe tin Rùa mất do cứu những đứa trẻ khỏi dòng xoáy dưới dòng sông Kiếp Bạc, “tôi” đau đớn đến tột cùng, đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật thể hiện rõ nhất điều này: “Tại sao em lại bỏ tôi ra đi vào lúc này? Khi mà tất cả những bi kịch của cuộc đời tôi đã được số phận dỡ bỏ? Tại sao người từ giã cõi đời là em, cô bé ngây thơ mà không phải là tôi. Nếu định mệnh giật cái chết ra khỏi tay tôi để trao nó cho em thì liệu điều đó có khác gì

trừng phạt tôi suốt đời tìm quên trong chén đắng” [1,305].

Ngồi khóc trên cây viết về mối tình éo le, đầy bi kịch, để diễn tả được

những bi kịch đó nhà văn đã để những đoạn độc thoại xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm. Ngôn ngữ độc thoại đã diễn tả được những diễn biến trong tâm trạng nhân vật đồng thời cũng thể hiện được tài năng của nhà văn trog việc quan sát và miêu tả tâm lý nhân vật.

3.2. Giọng điệu trần thuật

Là một nhà văn tài năng, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng giọng điệu rất đa dạng, có sự chuyển biến linh hoạt. Khảo sát trong Ngồi khóc trên cây, chúng tôi thấy một số giọng điệu chủ đạo như sau:

3.2.1. Giọng điệu trữ tình, ngọt ngào

Giọng điệu này thường diễn tả được những tình cảm, cảm xúc ngọt ngào, lãng mạn, bay bổng qua việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ đậm chất trữ tình và những hình ảnh ước lệ, tượng trưng.

50

Tác phẩm viết về tình yêu đối với ngôi làng Đo Đo, quê hương của nhân vật tôi và mối tình thơ mộng và lãng mạn của lứa tuổi thanh thiếu niên với những rung động đầu đời bởi vậy giọng điệu trữ tình ngọt ngào là một trong những giọng điệu chủ đạo trong tác phẩm.

Tình yêu quê hương sâu sắc cùng với một tâm hồn đa sầu đa cảm, nhân vật tôi đã có những cảm nhận vô cùng tinh tế trước những cảnh vật trong ngôi làng: “Trời tối dần trên vai, và tôi vừa đi vừa sung sướng căng ngực mình hít thở mùi vị của buổi chiều. Như một loại trái cây khi chín dần thành đêm, buổi chiều cũng toả ra hương thơm của nó, trong đó có mùi gió, mùi cỏ, mùi lá cây và phảng phất một thứ hương thơm không thể nhầm của một bụi dạ lý hương mọc kín đáo ở đâu đây khiến cánh mũi tôi không khỏi phập phồng. Tôi lại nghĩ đến con Rùa khi đá chân vào bụi mắc cỡ bên đường để

thấy những chiếc lá khép lại như rèm mi dài của nó” [1,71]. Những dòng văn

miêu tả thiên nhiên đã tạo nên những cảm xúc của nhân vật thấm đẫm chất thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của một người con xa quê lâu ngày trở lại.

Xuyên suốt tác phẩm là mối tình thơ mộng của nhân vật “tôi” và “con Rùa”, khi tôi mười tám còn Rùa mới mười bốn tuổi, lứa tuổi đầy mơ mộng lãng mạn, trong sáng hồn nhiên khi mới yêu. Chính câu chuyện tình ấy đã tạo nên giọng điệu ngọt ngào đầy chất thơ. Nó có ở hầu khắp các trang văn miêu tả tâm lý nhân vật “tôi” khi mới yêu. Đó là tâm trạng của nhân vật “tôi” đối với câu chuyện của cô bé Rùa: “Tôi biết tình cảm tôi dành cho con Rùa trước đây đã rất nhiều. Tối hôm qua nghe những lời tâm tình mộc mạc ngây thơ của nó, thêm chuyện rắc rối trưa nay nữa tôi càng yêu thương nó nhiều hơn. Càng lúc tôi càng nhận rõ giữa tôi và con Rùa có điều gì đó lớn hơn tình cảm giữa một người con trai và một người con gái. Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh một cô gái sống cô độc và lầm lũi, trái tim bé bỏng của cô từ nay lại bị câu chuyện không rõ là thực hay hư nhưng chắc chắn là rất tồi tệ của người thợ

51

rất đáng quý, đáng trân trọng, nó không đơn thuần là tình yêu giữa một chàng trai với một cô gái mà đó còn là tình thương yêu giữa con người. Chính tình cảm đó đã nâng giá trị của tác phẩm lên, nhà văn ca ngợi tình thương trong sáng của con người trước những ngang trái, bất công trong xã hội hiện thời. Hay những văn miêu tả tâm trạng mơ màng, bay bổng của một trái tim đang yêu và được yêu: “Ttrong những giấc mơ đó, tôi bao giờ cũng có con Rùa ở bên cạnh. Nếu có lúc tôi không nhìn thấy nó chỉ vì nó lạc bước trong chiều hoặc đi loanh quanh đâu đó sau lưng tôi với một con nhím trên tay hay mớ hoa dại trong giỏ. Những lúc đó, lòng tôi tràn ngập cảm giác bình yên và trái

tim tôi như được nhúng vào một niềm yêu thương vô bờ”[1,189]. Ngay cả

trong lúc rơi vào tình cảnh éo le, những dòng cảm xúc của “tôi” đối với con Rùa cũng tạo nên một dư vị ngọt ngào: “Quên những lời vàng ngọc của lí trí, tôi gói tay nó trong tay tôi, nâng niu, che chở như đang sưởi ấm một con chim

sẻ ướt mưa, lòng rưng rưng cảm động”[1,223]. Đặc biệt là ở đoạn văn miêu

tả tâm trạng nhân vật tôi khi biết mình không bị ung thư máu như đã chẩn đoán và quan hệ với con Rùa hoàn toàn không có quan hệ huyết thống: “Tôi lướt qua nắng, qua gió, qua mùa chong chóng của bọn trẻ trong làng, qua bà mẹ mùa đông, người chị cánh đồng, qua hờn tủi buồn đau để cảm nhận một cách rõ rệt tôi đang bỏ sau lưng những ngày ảm đạm. Đón tôi về là yêu thương, là hạnh phúc giấu giữa bụi chuối dại, dưới bóng dây leo, là những chiếc lá bướm bạc hứng đầy ánh sáng là hoa quỳnh anh ươm vàng thêm

giếng, là hoa dong riềng nhuộm đỏ bờ sông Kiếp Bạc”[1,298]. Sau những

tháng ngày tuyệt vọng khi nghĩ mình sắp phải xa lìa cuộc sống, “ tôi” như vỡ oà niềm hạnh phúc, mọi cảm giác mừng vui, phấn khởi khi nhìn cuộc sống đã khiến mọi thứ xung quanh đều biến thành màu hồng. Sự hoà quyện giữa những dòng miêu tả cảm xúc và miêu tả ngoại cảnh đã làm cho câu văn thấm đẫm chất thơ. Người đọc cảm nhận được sự yêu đời và những hi vọng của một chàng thanh niên đang sống trong tình yêu.

52

Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn chuyên viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên, giọng điệu trữ tình ngọt ngào vừa giúp nhà văn miêu tả trạng thái tâm lí nhân vật, những cung bậc tình yêu đầu đời vừa truyền niềm tin, hi vọng cho người đọc về tình yêu và cuộc sống. Điều đó đã phần nào giúp cho tác phẩm của ông có sức cuốn hút với độc giả đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.

3.2.2. Giọng điệu buồn bã, bi quan

Khi tác phẩm có những tình huống éo le, nhân vật rơi vào bi kịch thì nó mang sắc thái buồn bã, bi quan. Giọng điệu này tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa độc giả với nhân vật lan truyền tới nội tâm người đọc tạo nên những tình cảm xót xa, nuối tiếc.

Ngồi khóc trên cây là tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh viết cho

lứa tuổi thanh thiếu niên có nhiều éo le, bi kịch, tác giả đặt nhân vật vào trong những tình huống đó và để xem nhân vật giải quyết ra sao. Bởi vậy mà trong tác phẩm, giọng điệu buồn bã bi quan là một trong những giọng điệu chủ đạo.

Giọng điệu này xuất hiện chủ yếu ở Chương 2 và Chương 3, khi “tôi” và Rùa đã yêu nhau thì Rùa biết mình có quan hệ huyết thống, để người mình yêu không bị tổn thương, “tôi” trở về Sài Gòn thì bị ung thư máu. Ba năm sau quay trở về làng gặp người yêu, “tôi” vui mừng khôn xiết vì mối quan hệ với Rùa và căn bệnh nan y hoàn toàn chỉ là sự hiểu lầm nhưng một lần nữa “tôi” như rơi xuống hố sâu tuyệt vọng khi nghe tin người yêu đã vùi mình dưới lòng sông Kiếp Bạc để cứu những đứa trẻ trong làng thoát chết…

Khi Rùa nghe câu chuyện về cái chết của bố mình qua những lời của người thợ săn, “tôi” lo lắng sợ nỗi đau đó quá sức chịu đựng của một đứa trẻ:

“Tôi không biết liệu với gánh nặng quá sức đó, con Rùa sẽ chịu đựng như thế nào và nó sẽ vịn vào điều gì để có thể đi qua mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa chong chóng đang chờ đợi ó phía trước. Thật buồn khi mà ngay vào lúc con Rùa cần tôi ở bên cạnh mà tôi lại phải ra đi. Từ ngày mai, khi bầu trời được tô sáng bằng những tia nắng hình rẻ quạt quét lên từ

53

phía biển, con Rùa lại tiếp tục những ngày dài lủi thủi, cô đơn và chắc chắn

là đầy mặc cảm”[1,169]. Đây là những tâm trạng lo lắng bất an cho Rùa, cô

còn quá nhỏ đến đối diện với những sự thật phũ phàng đó. Một cô bé đã sớm mồ côi từ nhỏ, sống với bà nội, chịu nhiều thiệt thòi, sự kì thị của bọn trẻ trong làng nay lại suy sụp về sự thật đằng sau cái chết của bố mình…trong lúc này cô cần một bờ vai để dựa, một người chia sẻ an ủi thì “tôi” lại phải trở lại Sài Gòn. Điều đó cứ xoáy sâu vào suy nghĩ của nhân vật. khi nhân vật tôi nghe Thục nói về mối quan hệ họ hàng với Rùa, mọi thứ trước mắt “tôi” như đổ vỡ, như suy sụp hoàn toàn: “Tôi không có cảm giác gì nữa khi thằng Thục nói câu đó. Gánh khổ đau trong lòng tôi đã lớn đến mức có ai chất thêm vài hòn đá nữa tôi cũng chẳng thể nhận ra. Trước khi thằng Thục bồi thêm câu đó, đã có một cái gì đó đang vỡ vụn và tan chảy trong tôi. Tôi không thấy buồn, chỉ nghe chập chờn trong trí não tiếng gì như tiếng răng rắc- đó là tiếng của một con tàu va phải đá ngầm, tiếng gãy đổ của một số phận hay tiếng của một tình yêu sâu thẳm đang bị bàn tay khắc nghiệt của định mệnh

uốn cong đi, tôi cũng không biết nữa” [1,180]. Nỗi đau đó cứ bám riết, đeo

đẳng trong tâm trí nhân vật và trào ra thành những giọt nước mắt mặn chát:

“Nhưng tất cả những chi tiết ấy đều giống nhau ở chỗ vừa hiện ra ngay lập tức hoá thành những mũi kim nhọn khâu chặt hình ảnh con Rùa vào trái tim tôi, và cứ mỗi lầ mũi kim xuyên qua lại làm người tôi run lên. Và chắc chắn là tôi đã khóc vì khi nhìn thấy những hình ảnh thân yêu đó trong giấc mơ vì mỗi

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)