Sự dịch chuyển điểm nhìn giữa tác giả với nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 40)

8. Bố cục của khoá luận

2.2.1. Sự dịch chuyển điểm nhìn giữa tác giả với nhân vật

Khảo sát điểm nhìn trong tác phẩm Ngồi khóc trên cây của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận thấy có sự dịch chuyển giữa điểm nhìn của tác giả với nhân vật.

Trong tác phẩm, người kể chuyện chính là nhân vật chính trong tác phẩm xưng “tôi” đóng vai trò kể lại câu chuyện từ đầu đến cuối, “tôi” tự kể chuyện của mình, kể những chuyện liên quan đến mình. Song sự dịch chuyển linh hoạt điểm nhìn trong tác phẩm đã giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. người đọc nhận thấy thái độ chủ quan của tác giả ẩn trong những phát ngôn của nhân vật người kể xưng “tôi”. Với cách kể như vậy, người đọc dễ dàng nhận ra quan niệm của nhà văn đối với các sự kiện trong tác phẩm. Qua nhân vật “tôi” kể chuyện, nhà văn có thể bình luận, đánh giá vẫn không gây cho độc giả cảm giác bị áp đặt, định hướng.

36

Trong Ngồi khóc trên cây, tác giả đã thay đổi điểm nhìn từ nhân vật sang điểm nhìn tác giả qua đó vừa có thể khai thác chiều sâu tâm lý nhân vật, vừa dẫn dắt câu chuyện, thể hiện thái độ chủ quan của nhà văn. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng Đo Đo, nơi “tôi” - Đông, cậu sinh viên ĐH đã từng gắn bó tuổi thơ của mình. Ngôi làng cũng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao đứa trẻ như Thục, Rùa, Hợi…Qua cái nhìn của nhân vật “tôi” khi trở về thăm quê, nhà văn đã bộc lộ tình yêu, sự trân trọng những giá trị tinh thần của tuổi thơ, đó không phải là tuổi thơ của một người, một cậu bé Đông hay một cô bé Rùa mà là tuổi thơ của tất cả chúng ta, của những ai đã từng là trẻ con, trong đó có cả nhà văn.

Tác giả đã để cho những dòng tâm trạng của nhân vật “tôi” đan xen với những dòng miêu tả đậm chất trữ tình: “Những ngày xuân trôi qua mau kéo theo mùa giấy kính. Qua tháng tư, những tờ giấy gói bánh thẳng thớn ngày nào cũng không còn trong suốt. Chúng nhàu rách theo thời gian và theo sự vầy vò của bọn trẻ, không còn dùng để nhìn đời được nữa. Bánh in thì các tiệm tạp hoá vẫn bán quanh năm nhưng trẻ con không có tiền mua. Những ngày tết rủng rỉnh tiền lì xì đã qua mất rồi! Và khi những tờ giấy kính giống như những tờ giấy bạc sờn cũ không còn xài được nữa thì mùa nắp keng bắt đầu. giống khi khi hoa mai rụng báo xuân tàn thì mùa hè vội vã kéo sang”

[1,15]. Đặt vào điểm nhìn của nhà văn, người đọc vừa cảm nhận được những trò chơi trẻ con vừa thấy được thái độ của tác giả trong đó. Nhà văn như đưa người đọc quay ngược về sân ga tuổi thơ, hồi tưởng lại những năm tháng tuổi nhỏ, sống lại những giây phút ngọt ngào đã xa… Ngôi làng Ðo Ðo trong tác phẩm vừa như lạ vừa như quen, đó là quê hương của nhân vật tôi nhưng cũng chính là quê hương của tác giả. Với điểm nhìn này, người đọc thấy thấp thoáng hình ảnh của nhà văn trong hình ảnh nhân vật tôi, lời của nhân vật tôi như chính lời của nhà văn.

37

Qua tác phẩm này, nhà văn cũng kín đáo gửi gắm một thông điệp về bảo vệ môi trường thiên nhiên. Điểm nhìn của tác giả được thể hiện qua các cuộc phiêu lưu trong khu rừng của nhân vật tôi: “Thung lũng mộng mơ là nơi con Rùa giấu con nai con khỏi mắt của phường săn. Đó cũng là thiên đường bình yên của những con thú nhỏ. Đã đặt chân đến miền đất hứa này rồi, không một con thú nào muốn quay lại bên kia ngọn đồi để sống nơm nớp

trước những mũi súng và những cái bẫy sập”[1,121]. Không chỉ miêu tả nhân

vật Rùa qua cái nhìn của nhân vật tôi để thấy được đây là một cô bé trong sáng, ngây thơ trong tình yêu tuổi học trò, nhân vật này còn được nhìn dưới lăng kính điểm nhìn của tác giả. Thông qua tình yêu của nhân vật đối với khu rừng và con thú, nhà văn muốn khẳng định: thiên nhiên rất đẹp và có ích vì vậy cần có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Ngoài ra, để để nói lên những tình cảm, những rung động đầu đời của lứa tuổi thanh thiếu niên với nhiều cung bậc cảm xúc. Nhà văn còn kể lại mối tình của cô bé Bích Lan. Hay để tạo nên tình huống éo le kịch tính nhằm phát triển cốt truyện, nhà văn đã dựng nên câu chuyện giữa ông bà của tôi và Rùa.

Như vậy, sự dịch chuyển điểm nhìn của nhà văn với điểm nhìn của nhân vật đã giúp cho câu chuyện được phát triển logic đồng thời cũng thể hiện được thái độ của nhân vật tôi đối với các sự kiện diễn ra trong đó, người đọc cũng cảm nhận cái nhìn trân trọng, trìu mến của nhà văn trước tình cảm của lứa tuổi học trò. Qua đó thấy được tài năng nghệ thuật của nhà văn trong việc dẫn dắt, phát triển truyện.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)