Ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 53)

8. Bố cục của khoá luận

3.1.2.2. Ngôn ngữ độc thoại

Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói thì thầm, ý nghĩ sâu kín chỉ riêng nhân vật với mình bên trong. Đó là lúc nhân vật thật nhất. Trong tác phẩm, biện pháp này thường được sử dụng khi nhân vật rơi vào những hoàn cảnh éo le, nhiều kịch tính, xung đột, rơi vào trạng thái cô lập, đòi hỏi nhân vật phải băn khoăn, trăn trở để đưa ra quyết định cuối cùng.

Trong tác phẩm, ngôn ngữ độc thoại xuất hiện nhiều bộc lộ chiều sâu nội tâm nhân vật, mọi diễn biến tâm lí nhân vật được biểu hiện thông qua ngôn ngữ độc thoại. Đặc biệt, Ngồi khóc trên cây được kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi”, vì vậy, ngôn ngữ độc thoại xuất hiện dày đặc trong tác phẩm.

Đó là khi “tôi” nhớ nhung vì xa cách, lời độc thoại của nhân vật tôi thể hiện nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tâm hồn: “Ừ, anh sẽ chờ em lớn - tôi thì thầm nói, tin rằng đó là một trong những câu nói thành thật nhất trong đời

tôi. ba tháng nữa, ba tháng nữa thôi!”[1,174]. Sau ba năm xa cách, Đông trở

về làng khi cậu biết mình mắc căn bệnh ung thư máu và cô bé Rùa là em con chú con bác của mình, cậu day dứt, dằn vặt bản thân vì nghĩ mình quay trở về sẽ làm tổn thương cả hai: “Lẽ ra, tôi không nên trở về. Ừ, có lẽ thế thì tốt hơn cho cả hai! Trở về để vừa muốn nắm tay nó, vừa muốn nói với nó những ngày qua tôi nhớ nó biết bao, rằng gần như đêm nào tôi cũng mơ thấy nó, vừa nghiến chặt răng để nuốt những lời yêu thương đó vào lòng quả là một cực

49

gian sau ba năm Đông quay trở lại làng, khi cậu là chàng thanh niên hai mốt tuổi, điều này phần nào thể hiện được sự trưởng thành của nhân vật, “tôi” trở nên sống nội tâm hơn, sâu sắc hơn. Nhớ người yêu da diết, nhưng cậu dằn lòng không đến gặp song nỗi nhớ cứ xoáy sâu, bám diết cậu không rời, những câu hỏi bật lên thành tiếng trong tâm hồn cậu:

“-Em đừng trách anh nhé Rùa!” “-Anh có lỗi với em nhiều lắm!”

“-Giờ này em đang làm gì hả Rùa?”[1,239]

Khi nghe tin Rùa mất do cứu những đứa trẻ khỏi dòng xoáy dưới dòng sông Kiếp Bạc, “tôi” đau đớn đến tột cùng, đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật thể hiện rõ nhất điều này: “Tại sao em lại bỏ tôi ra đi vào lúc này? Khi mà tất cả những bi kịch của cuộc đời tôi đã được số phận dỡ bỏ? Tại sao người từ giã cõi đời là em, cô bé ngây thơ mà không phải là tôi. Nếu định mệnh giật cái chết ra khỏi tay tôi để trao nó cho em thì liệu điều đó có khác gì

trừng phạt tôi suốt đời tìm quên trong chén đắng” [1,305].

Ngồi khóc trên cây viết về mối tình éo le, đầy bi kịch, để diễn tả được

những bi kịch đó nhà văn đã để những đoạn độc thoại xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm. Ngôn ngữ độc thoại đã diễn tả được những diễn biến trong tâm trạng nhân vật đồng thời cũng thể hiện được tài năng của nhà văn trog việc quan sát và miêu tả tâm lý nhân vật.

3.2. Giọng điệu trần thuật

Là một nhà văn tài năng, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng giọng điệu rất đa dạng, có sự chuyển biến linh hoạt. Khảo sát trong Ngồi khóc trên cây, chúng tôi thấy một số giọng điệu chủ đạo như sau:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm ngồi khóc trên cây của nguyễn nhật ánh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)