trong khi đình công.
Sau quá trình đàm phán, thương lượng nếu người sử dụng lao động không đồng ý với các nội dung yêu cầu của người lao động thì cuộc đình công sẽ diễn ra. Trong quá trình xảy ra đình công pháp luật cũng quy định những hành vi bị cấm đối với người lao động: cấm dùng bạo lực, cấm làm tổn tại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp
Theo điều 174c Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2006, trong quá trình đình công người sử dụng lao động có quyền quyết định:
- Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần nội dung bản yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động;
- Yêu cầu Toà án nhân dân xét tính hợp pháp của cuộc đình công hoặc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Ngay cả trong thời điểm khi cuộc đình công đã xảy ra, người sử dụng lao động vẫn được sử dụng quyền chấp nhận toàn bộ hoặc một phần nội dung bản yêu cầu của người sử dụng lao động, tạo điều kiện để cuộc đình công có thể dừng lại tránh gây các thiệt hại không đáng có cho các bên. Trong thời điểm này, luật vẫn cho phép người sử dụng lao động được quyền yêu cầu Tòa án nhân dân xét tình hợp pháp của cuộc đình công để đảm bảo quyền lợi của mình.
Sau khi đã có quyết định của Toà án về tính hợp pháp của cuộc đình công, pháp luật cũng có các quy định để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động như:
- Nếu đình công là bất hợp pháp, người lao động phải ngừng đình công, trở lại làm việc;
- Nếu người lao động không trở lại làm việc, có thể bị xử lý kỷ luật; - Nếu đình công là bất hợp pháp, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức, cá nhân tham gia đình công có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
Đình công bất hợp pháp là đình công rơi vào một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2006. Căn cứ vào yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công do ban chấp hành công đoàn cơ sở, đại diện tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động, căn cứ vào 7 trường hợp bị coi là đình công bất hợp pháp quy định tại Điều 173 Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2006, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công sẽ quyết định một cuộc đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp. Quyết định của Tòa án là kết luận cuộc đình công là bất hợp pháp thì phải nêu rõ trường hợp bất hợp pháp của cuộc đình công đó. Các trường hợp đình công bị tòa án tuyên là bất hợp pháp gồm:
- Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành;
- Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật này;
- Không lấy ý kiến người lao động về đình công theo quy định tại Điều 174a hoặc vi phạm các thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 174b của Bộ luật này.
- Việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định tại Điều 172a của Bộ luật này.
- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định
- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
Theo Nghị định số 11/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. Theo đó, trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày quyết định của Toà án nhân dân về tính bất hợp pháp của cuộc đình công có hiệu lực, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động và những. Người lao động tham gia đình công phải bồi thường thiệt hại.
Xác định về thiệt hại được xem xét từ giá trị máy móc, thiết bị bị hỏng phải thay thế; nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh bị hư, hỏng không sử dụng được... Giá bồi thường thiệt hại là giá thị trường tại thời điểm xảy ra đình công bất hợp pháp. Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thoả thuận trên cơ sở giá trị thiệt hại được xác định tuy nhiên tối đa không vượt quá 3 tháng tiền lương, tiền công liền kề trước ngày đình công diễn ra theo hợp đồng lao động của những người lao động tham gia cuộc đình công. Tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động là tiền lương, tiền công làm cơ sở
đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. Việc bồi thường của mỗi cá nhân được khấu trừ dần vào tiền lương, tiền công hàng tháng của người đó. Mức khấu trừ mỗi tháng không quá 30% mức lương, tiền công ghi theo hợp đồng lao động làm cơ sở đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
Còn trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hoàn thành nghĩa vụ bồi thường, phần bồi thường còn lại được tính là khoản nợ của người lao động đối với người sử dụng lao động. Theo đó, thiệt hại phải được bồi thường đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu. Mức bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở thiệt hại vật chất thực tế. Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền, hiện vật hoặc bằng việc thực hiện một công việc. Quyền tự định đoạt của các bên được tôn trọng và khuyến khích cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, người lao động được bảo đảm để duy trì và phát triển quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
Nghị định cũng quy định rõ trường hợp đình công bất hợp pháp nếu do tổ chức công đoàn cơ sở lãnh đạo thì tổ chức này phải bồi thường bằng nguồn kinh phí lấy từ tài sản của tổ chức công đoàn; đại diện tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công bất hợp pháp phải chịu trách nhiệm theo phần đối với thiệt hại đã gây ra cho người sử dụng lao động. Như vậy qui định phải bồi thường là cần thiết, phù hợp với nguyên tắc ai có lỗi phải bồi thường và ngăn ngừa các cuộc đình công bất hợp pháp, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động phát triển, mang lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư.
Đình công là một biện pháp được pháp luật qui định cho người lao động sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo trình tự, thủ tục nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều cuộc đình lại diễn ra một cách bất hợp pháp, thậm chí gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. Để giảm thiểu những thiệt hại này và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động. Ngày 30/5/2008, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BLÐTBXH- BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 11/2008/NÐ-CP ngày 30/1/2008 của Chính phủ quy định về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.
Thông tư quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường và hình thức bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân tham gia đình công gây thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp cuộc đình công bị Tòa án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 11/2008/NĐ-CP nói trên. Việc bồi thường thiệt hại về tài sản của người lợi dụng cuộc đình công cố ý xâm phạm tài sản của doanh nghiệp thì không áp dụng theo quy định tại Nghị định số 11/2008/NĐ-CP mà áp dụng theo quy định của Bộ Luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận trên cơ sở xác định giá trị thiệt hại nhưng tối đa không vượt quá 3 tháng tiền lương, tiền công làm cơ sở đóng, hưởng bảo hiểm xã hội liền kề trước ngày đình công diễn ra theo hợp đồng lao động của những người lao động tham gia đình công [3]
Thông tư cũng cho phép người sử dụng lao động được khởi kiện (theo thủ tục tố tụng dân sự) ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra cuộc đình công đòi bồi thường thiệt hại nếu phía đại diện người sử dụng lao động từ chối thương lượng về vấn đề bồi thường thiệt hại; Việc thương lượng không đạt kết quả trên cơ sở biên bản thương lượng; Bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại không thực hiện bồi thường theo đúng cam kết bồi thường thiệt hại hoặc Biên bản thương lượng.
Nguyên tắc xác định giá bồi thường theo quy định của Thông tư liên tịch số 07/2008/TTLT-BLÐTBXH-BTC là giá thị trường tại thời điểm xảy ra đình công bất hợp pháp; riêng đối với tài sản cố định bị hỏng do ngừng vận hành, phải thay thế, sửa chữa thì giá bồi thường thiệt hại được xác định căn cứ vào
nguyên giá tài sản cố định, mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành và giá trị thu hồi do thanh lý (nếu có). Nếu hai bên không nhất trí về giá trị thiệt hại thì có quyền yêu cầu tổ chức trung gian xác định giá trị thiệt hại.
Kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong 10 ngày, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động. Nếu đồng ý thì có văn bản cam kết bồi thường thiệt hại làm cơ sở pháp lý xác định nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của đại diện tổ chức công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động. Nếu không đồng ý thì có văn bản yêu cầu thương lượng gửi cho người sử dụng lao động, Sở LĐTB&XH, Liên đoàn lao động cấp tỉnh. Nếu nhận được văn bản yêu cầu thương lượng, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng trong vòng 3 ngày làm việc hoặc phải có văn bản nêu rõ lý không tổ chức được phiên họp và ấn định cụ thể thời gian sẽ tiến hành tổ chức phiên họp thương lượng tiếp theo. Hết thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động mà ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động không có văn bản trả lời thì được coi là phía đại diện người lao động từ chối thương lượng.
Nếu ban chấp hành công đoàn cơ sở phải bồi thường thiệt hại thì việc thực hiện bồi thường thiệt hại được lấy từ nguồn kinh phí của tổ chức công đoàn cơ sở. Trường hợp đại diện tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công phải thực hiện bồi thường thiệt hại thì mức bồi thường thuộc trách nhiệm cá nhân theo phần được xác định bằng tổng mức bồi thường thiệt hại chia cho tổng số người tham gia đình công (kể cả người lãnh đạo đình công). Việc bồi thường của mỗi cá nhân theo Thông tư liên tịch số 07/2008 là được khấu trừ dần vào tiền lương, tiền công hàng tháng của người
đó nhưng không quá 30% mức lương, tiền công ghi theo hợp đồng lao động làm cơ sở đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hoàn thành nghĩa vụ bồi thường, phần bồi thường còn lại được tính là khoản nợ của người lao động đối với người sử dụng lao động. Việc thanh toán khoản nợ này do hai bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng việc thực hiện một công việc do hai bên thoả thuận.
Kể từ khi Bộ luật lao động năm 1994 có hiệu lực đến khi được sửa đổi, bổ sung năm 2006 mới có quy định: Nếu cuộc đình công bị tòa án tuyên là bất hợp pháp, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức, cá nhân tham gia đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (khoản 1 điều 179). Tuy nhiên, vẫn thiếu các quy định về phương thức, thủ tục kiện đòi bồi thường; cách xác định thiệt hại; cách thức bồi thường và các chế tài khác đối với tập thể lao động, công đoàn lâm thời đã tổ chức và tiến hành đình công bất hợp pháp. Trên thực tế, chưa có người sử dụng lao động nào khởi kiện yêu cầu tòa án buộc tập thể lao động phải bồi thường thiệt hại khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do bị đình công bất hợp pháp.
Các quy định về giải quyết đình công trong Bộ luật lao động đã có nhiều điểm tiến bộ, tránh gây thiệt hại cho các bên trong quan hệ lao động. Quy định người có thẩm quyền yêu cầu và thời điểm yêu cầu Tòa án nhân dân xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Nếu như trước đây 5 chủ thể: người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở, liên đoàn lao động cấp tỉnh, Sở lao động, thương binh và xã hội; Viện kiểm sát nhân dân có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết đình công thì hiện nay chỉ còn 2 chủ thể có quyền yêu cầu đó là người sử dụng lao động và đại diện tập thể lao động