* Mục tiêu
- Mục tiêu về nhận thức:
+ Củng cố, bổ sung và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh, với cộng đồng xã hội.
+ Vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề do đời sống thực tiễn đặt ra, tạo cơ hội kiểm nghiệm những tri thức đó, làm cho nó đi vào tiềm thức của học sinh một cách chắc chắn và lâu bền, kích thích sự phát triển tư duy của các em.
+ Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá của đất nước....Từ đó tăng thêm sự hiểu biết của các em về Bác Hồ, về Đảng, và các tổ chức chính trị, xã hội khác.
- Mục tiêu về thái độ
+ Tạo cho học sinh hứng thú và ham muốn được hoạt động.
+ Từng bước hình thành cho học sinh lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trường, của quê hương mình; mong muốn vươn lên thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tích cực để trở thành những công dân có ích cho đất nước sau này.
+ Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng với bạn bè, với thầy cô, với những người lớn khác, với quê hương đất nước.
+ Bồi dưỡng tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sự tiến bộ của bản thân.
+ Góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới.
- Mục tiêu về kỹ năng.
+ Rèn cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá. + Rèn cho học sinh các kỹ năng tự quản các hoạt động tập thể.
+ Rèn luyện cho học sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu xã hội, kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa.
* Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Trong tập sách Giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội – Năm 2011)[7, 79-91] các tác giả đã dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục KNS ở Việt Nam những năm qua, đã đề xuất nội dung giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, bao gồm các KNS cơ bản, cần thiết sau:
- Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là khả năng hiểu biết, đánh giá được bản thân mình về tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…
- Kỹ năng đồng cảm, chia sẻ: Đồng cảm và chia sẻ là sự cảm thông, thương xót, là sự cho đi hay giúp đỡ người khác cả về vật chất lẫn tinh thần bằng tất cả khả năng của mình giúp học vượt qua những khó khăn, hoạn nạn mà không mong muốn được đền đáp, trả ơn.
- Kỹ năng tư duy tích cực: Tư duy tích cực là những ý nghĩ lành mạnh, tích cực luôn đề cập đến niềm vui sướng, hạnh phúc và sự thành công trong mọi hành động, mọi tình huống.
- Kỹ năng kiểm soát tức giận: Là khả năng, cách thức con người nhận biết, xử lý một cách tích cực, hiệu quả những tình huống gây tức giận đối với bản thân để giữ mình ở trạng thái cân bằng, tỉnh táo.
- Kỹ năng kiên định: Là khả năng giữ vững lập trường, quan điểm, ý định, không dao động trước những cám dỗ, xúi bẩy, không nản chí trước những trở ngại, khó khăn.
- Kỹ năng giải quyết xung đột: Là khả năng nhận diện được các nguyên nhân gây ra xung đột và tìm kiếm được những lời nói và việc làm phù hợp để giải quyết xung đột.
- Kỹ năng hợp tác: Là khả năng làm việc với các cá nhân và các nhóm để thực hiện mục tiêu chung.
- Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ: Là khả năng nhận ra sự cần thiết của việc đề nghị giúp đỡ trong những tình huống khó khăn mà khó có thể tự mình giải quyết được.
Việc giáo dục các kỹ năng sống giúp các em có lối sống lành mạnh, biết tự khẳng định mình, biết quan tâm đến nhu cầu của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và thành công hơn trong cuộc sống.
* Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
- Hai cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng
+ Thứ nhất, các hoạt động tập trung vào kỹ năng sống cốt lõi như kỹ
năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng... theo cách này, bằng hoạt động với chủ đề kỹ năng cụ thể người học sẽ hiểu kỹ năng sống đó là gì, cách hình thành trong kỹ năng sống đó và vận dụng nó để giải quyết các tình huống giải định.
+ Thứ hai, mỗi kỹ năng gắn với một vấn đề hay nảy sinh trong cuộc
sống ở lứa tuổi này, và giải quyết nó thì cần phải vận dụng những kỹ năng sống khác nhau. Qua đó, hình thành và rèn luyện những kỹ năng sống ấy. Trong trường hợp này các kỹ năng sống được gắn liềng với các vấn đề cụ thể.
+ Phương pháp động não: Là phương pháp giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
+ Phương pháp nghiên cứu tình huống: Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống “thật” để minh chứng một vấn đề hay một loạt vấn đề.
+ Phương pháp trò chơi: Là tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó mà tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm.
+ Phương pháp nhóm: Là tổ chức để mọi người cùng tham gia trao đổi hay cùng làm về một vấn đề nào đó theo nhóm nhỏ tạo cơ hội có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến.
+ Phương pháp đóng vai: Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. 1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường tiểu học
Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học không thể tách khỏi các chức năng của quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, nó bao gồm hàng loạt những hoạt động tiến hành lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch chủ động và chương trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết.
1.4.1. Quản lý chương trình, nội dung
Hiện nay nội dung giáo dục KNS cho học sinh tiểu học chưa được đưa thành khung chương trình thống nhất mà mỗi trường tùy theo mục tiêu và điều kiện của trường mình mà “định hướng” đưa ra nội dung, chương trình cho riêng mình. Ở trường tiểu học hiện nay nội dung giáo dục KNS dạy lồng ghép trong các môn học, bài học và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Đối với việc giáo dục KNS cho học sinh, lựa chọn chương trình và nội dung phù hợp là yếu tố rất quan trọng. Việc quản lý chương trình, nội dung giáo dục KNS bao gồm từ việc chỉ đạo đội ngũ xây dựng chương trình, nội dung cho đến việc tổ chức thực hiện những nội dung đó và đánh giá kết quả đạt được.
1.4.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động
Xây dựng kế hoạch hoạt động là một bộ phận quan trọng trong nội dung quản lý họa động giáo dục KNS. Kế hoạch được lập cho một thời kỳ ngắn chính là sự sắp xếp công việc cụ thể cho một thời gian nhất định: tuần, tháng, học kỳ, năm học. Kế hoạch hoạt động giáo dục KNS là trình tự những nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động được bố trí, sắp xếp theo thứ tự thời gian của năm học.
Quản lý về kế hoạch hoạt động giáo dục KNS bao gồm: quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện, kế hoạch phối hợp với các lực lượng giáo dục, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động KNS.
Để quá trình giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả, nhà trường cần xây dựng phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất, nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo nên sức mạnh tổng thể trong quá trình giáo dục KNS.
1.4.3. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá
Nhà trường phải xây dựng được tiêu chí đánh giá, quy định thời gian đánh giá. Xác định được cách kiểm tra. Sau kiểm ta cần tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, chê kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.
Để đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục KNS nhà quản lý cần phải bám sát vào mục tiêu đề ra, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học. Việc đánh giá thực
hiện chương trình hoạt động giáo dục KNS nên theo cách phân loại chủ thể đánh giá, đó là tự đánh giá và đánh giá từ bên ngoài.
Tự đánh giá: Là hoạt động đánh giá của chủ thể đánh giá đối với chính
bản thân mình, tổ chức của mình trên cơ sở đối chiếu với hệ chuẩn được xác định từ trước. Mỗi giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu thực hiện tự đánh giá đối với việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục KNS cho HS. Hoạt động tự đánh giá giúp chủ thể nhận thức rõ về bản thân, về tổ chức của mình, giúp tự khắc phục những điểm yếu, điều chỉnh các hoạt động theo chuẩn. Tự đánh giá cũng giúp chủ thể có tinh thần trách nhiệm hơn đối với công việc của bản thân và nhờ vậy hoạt động của tổ chức có chất lượng và hiệu quả hơn.
Đánh giá từ bên ngoài: được tiến hành bởi các cơ quan cấp trên hoặc từ
một tổ chức đánh giá độc lập trên cơ sở một bộ chuẩn đã được xác định từ trước. Với việc đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục KNS có thể sử dụng đánh giá của PHHS, các lực lượng cán bộ chính quyền địa phương, BGH đánh giá Tổng phụ trách Đội, GVCN, GV bộ môn và ngược lại. Kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh hoạt động của nhà trường về việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục KNS.
Về đối tượng đánh giá: Tiến hành kiểm tra đánh giá việc thực hiện
chương trình hoạt động giáo dục KNS cho HS.
Về nội dung đánh giá: Thực hiện đánh giá các nội dung từ việc lập kế
hoạch thực hiện chương trình GD KNS đến nội dung các hoạt động, sự chuẩn bị cơ sở vật chất, cách thức tiến hành hoạt động, đánh giá kết quả hoạt động GD KNS cho HS…
Về phương pháp đánh giá: Sử dụng cả 2 phương pháp đánh giá theo
định lượng và đánh giá theo định tính. Đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục KNS cho HS thông qua phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn…kết quả đánh giá được lượng hóa qua các bảng thống kê, tỷ lệ phần trăm, biểu đồ…
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS góp phần đánh giá chất lượng giáo dục chung trong nhà trường, qua kiểm tra đánh giá nhà quản lý đánh giá mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên, mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh, quá trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay không, đó là cơ sở để nhà quản lý xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.
1.4.4. Phối hợp các lực lượng tham gia * Giáo viên chủ nhiệm lớp * Giáo viên chủ nhiệm lớp
Đối với bậc học tiểu học, GVCN tham gia dạy hầu hết các môn học trong chương trình. Vì vậy GVCN có thể giúp học sinh không chỉ nắm vững, nắm chắc nội dung bài học mà còn nhận thức được các giá trị đạo đức và nhân văn cao cả, hình thành các thái độ, hành vi ứng xử tốt đẹp trong cuộc sống.
Hoạt động dạy học cho học sinh tiểu học, việc dạy từ kiến thức lý thuyết của bài giảng đến thực tế cuộc sống người giáo viên phải tích hợp được nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống vào bài giảng, khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trò cùng tích cực làm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để học sinh nhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng xã hội…
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng chính là những người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tình cảm với các em học sinh, là người tổ chức cho các em các hoạt động tập thể, là cố vấn cho các hoạt động Đội. Giáo viên chủ nhiệm chính là vị thủ lĩnh tinh thần làm điểm tựa để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo, biết học hết mình và chơi hết mình. Một tập thể lớp năng động sẽ tạo ra rất
nhiều thành viên năng động và sáng tạo… Giáo viên chủ nhiệm cần sáng tạo để tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống trong các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt lớp theo một kịch bản linh hoạt.
Với vai trò đó giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cô và trò, giữa các thành viên trong tập thể, giữa tập thể lớp với tổ chức Đội, với hội cha mẹ học sinh. Như vậy việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh, tạo cho các em tự tin hơn khi gặp các tình huống trong của cuộc sống, cùng với hành trang tri thức các em vững bước vào tương lai.
GVCN là lực lượng quan trọng tham gia hoạt động GD KNS cho học sinh. Để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thực thi tốt nhiệm vụ của mình, nhà quản lý cần lý phải chỉ đạo GVCN căn cứ kế hoạch tổng thể của nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục KNS phù hợp với từng khối lớp, triển khai kế hoạch và tổ chức hoạt động cho học sinh, quản lý phát huy hiệu quả của giờ sinh hoạt lớp, đôn đốc, kiểm tra đánh giá thi đua kết quả rèn luyện của học sinh; Quản lý tốt việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động thường xuyên của giáo viên như: soạn bài, giảng bài có lồng ghép GD KNS, xây dựng nội dung cho các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội (nội dung có đúng yêu cầu không, hình thức tổ chức, thời gian, vai trò của GV, ý thức tự quản của HS?)
* Đội TNTP Hồ Chí Minh
Ban phụ trách Đội TNTP HCM trong nhà trường tiểu học gồm cán bộ quản lý, tổng phụ trách và các giáo viên phụ trách chi đội, sao nhi đồng. Họ chính là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương