Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 101)

- Nhận thức về mức độ cấp thiết của 7 biện pháp đề ra: Rất cấp thiết (RCT), Cấp thiết (CT), Ít cấp thiết (ICT)

- Đánh giá về mức độ khả thi của 7 biện pháp đề ra: Rất khả thi (RKT);

Khả thi (KT); Ít khả thi (IKT) 3.3.5. Kết quả khảo sát

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp RCT CT ICT Xếp thứ RKT KT IKT Xếp thứ SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 30 21,5 100 71,4 10 7,1 4 46 32,9 78 55,7 16 11,4 5 2 43 37,8 78 55,8 9 6,4 3 40 28,5 88 62,9 12 8,6 4 3 62 44,2 78 55,8 0 0 1 42 30 92 65,7 6 4,3 1 4 56 40 84 60 0 0 2 40 28,5 92 65,7 8 5,8 2 5 42 29,9 86 61,5 12 8,6 5 48 34,2 82 58,7 10 7,1 3 6 38 27,1 86 61,5 16 11,4 6 36 32,1 78 55,8 17 12,1 6 7 36 25,6 82 58,7 22 15,7 7 32 22,8 88 62,9 20 14,3 7

75 80 85 90 95 100 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 Tính cấp thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Mức độ cấp thiết và tính khả thi Từ kết quả khảo sát ta có thể kết luận:

- Tất cả 7 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi. Trong đó, biện pháp 3 có tỷ lệ đánh giá cao nhất về tính cấp thiết và tính khả thi. Biện pháp 7 có tỷ lệ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi thấp nhất. Điều này chứng tỏ 7 biện pháp được đề xuất là phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục và quản lý giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh hiện nay.

- Trong các ý kiến của các đối tượng khảo nghiệm vẫn có những ý kiến cho rằng các biện pháp đưa ra là không cấp thiết và không khả thi, cụ thể: đối với biện pháp 7 có tới 15,7% cho rằng không cấp thiết, 14,3% cho rằng không khả thi. Đây cũng là biểu hiện bình thường, vì trình độ xem xét vấn đề của các đối tượng là khác nhau, điều kiện, hoàn cảnh, cơ sở vật chất, phương tiện ở mỗi địa phương, mỗi cá nhân là khác nhau.

Xét tỷ lệ đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, ta thấy cả 7 biện pháp đều được đánh giá cao với tỷ lệ cao nhất là 100%, thấp nhất là 84,3%, Chứng tỏ các biện pháp được xây dựng trong đề tài đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý

Tiểu kết chương 3

Với yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết, Để thực hiện tốt và phát huy hiệu quả của hoạt động này, BGH các trường TH ở huyện Tủa Chùa cần quan tâm đến các biện pháp mà đề tài đã nghiên cứu đề xuất. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau, biện pháp này tạo cơ sở và tiền đề cho biện pháp kia, mỗi biện pháp đều có vai trò tác động khác nhau đến công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường. Các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong các nhà trường nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục KNS cho HS trong trường tiểu học là đòi hỏi cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tòn diện cho HS. Trong đó vai trò quản lý cong tác giáo dục KNS là then chốt, mang tính quyết định.

Tại các trường công tác giáo dục KNS đã được chú trọng, các cán bộ quản lý có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho HS, tạo nên sự ổn định và phát triển của nhà trường. Tuy nhiên việc chỉ đạo quản lý còn bất cập, nội dung giáo dục KNS còn phiến diện, hình thức tổ chức chưa phong phú, việc giáo dục KNS qua các hoạt động giáo dục trong các nhà trường còn mang tính hình thức, việc kiểm tra đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng, xử phạt chưa được xây dựng thành quy định, nên chưa đủ mạnh để động viên khuyến khích hoặc răn đe mọi người. Đặc biệt, công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa có kế hoạch bài bản, hiệu quả chưa cao. Công tác kế hoạch hóa hoạt động giáo dục KNS chưa được chú ý đầu tư xây dựng nên chưa thực hiện được một cách đồng bộ.

Từ việc nhiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho HS các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tủa Chùa trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo KNS của hiệu trưởng trường tiểu học, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong nhà trường nếu thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, có sự quyết tâm của các tổ chức chính trị - xã hội, phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục học sinh sẽ thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho HS, đổi mới một bước công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường tiểu học trong huyện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay mà chúng ta đang thực hiện.

Những vấn đề, những kỳ vọng và cả những bất cập nêu ra trong nội dung nghiên cứu không thể giải quyết khắc phục được căn bản chỉ bằng các giải pháp cục bộ, đơn lẻ, bề mặt nhất thời, thiếu chiến lược và tầm nhìn dài

đề. Để giải quyết được căn bản những vấn đề đặt ra, những người lãnh đạo - quản lý, những nhà khoa học, những người làm giáo dục phải có cách nhìn toàn diện, đầy đủ, khách quan, như các văn kiện của Đảng đã nêu, sâu hơn, bản chất hơn những gì nêu trên báo chí và những báo cáo tổng kết thành tích. 2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cần biên soạn, xuất bản nhiều sách, tài liệu tham khảo hướng dẫn cho CBQL, GV, cha mẹ HS về nội dung, biện pháp, các hình thức giáo dục KNS cho HS phù hợp với giai đoạn hiện nay và có các văn bản chỉ đạo cụ thể về công tác giáo dục KNS cho HS phù hợp với từng cấp học.

Cần ban hành hệ thống văn bản pháp quy xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, nội dung thực hiện trong việc quản lý giáo dục KNS cho HS trong trường tiểu học.

Xây dựng quy chế thống nhất giữa nhà trường, gia đình, xã hội, có cơ chế khuyến khích các lực lượng phối kết hợp giáo dục KNS cho HS.

2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo

Cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS để CBQL và GV các đơn vị tham dự, học tập.

2.3. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo

Có kế hoạch thường kì, chỉ đạo công tác giáo dục KNS cho các nhà trường

Cần có chính sách, có chế độ khen thưởng đối với cán bộ GV làm tốt công tác giáo dục KNS cho HS

Hàng năm nên tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục KNS cho HS ở các trường học, nhân điển hình các trường tiên tiến trong công tác giáo dục KNS để các trường khác học tập, rút kinh nghiệm.

2.4. Với các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng xã hội, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, đầu tư, hỗ trợ kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất cho các

chuẩn theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có cơ chế tích cực, phối hợp với ngành GDĐT tạo dư luận, sức mạnh để cảm hóa, ngăn chặn những hành vi vi phạm kĩ năng sống nhằm xây xựng môi trường lành mạnh, trong sang phát triển nhân cách của HS.

Lãnh chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn, cộng đồng dân cư có sự phối hợp, hỗ trợ với ngành GD-ĐT trong sự nghiệp giáo dục, đặc

biệt là giáo dục KNS cho HS. Có sự quan tâm, tạo điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục KNS cho HS.

2.5. Với các trường tiểu học

Lập kế hoạch, tham mưu tốt với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phối với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nơi trường đóng tổ chức công tác giáo dục KNS cho HS.

Cải tiến việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, xử phạt đẻ kích thích, động viên việc rèn luyện tu dưỡng kĩ năng sống của HS.

Thực hiện tốt công tác xã họi hóa giáo dục để tận dụng tối đa các nguồn lực, huy động sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho công tác giáo dục KNS cho HS.

Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí củng cố và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Có kế hoạch tận dụng và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất trong công tác giáo dục KNS, đổi mới công tác giáo dục KNS phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo hiệu quả giáo dục.

2.6. Với cha mẹ học sinh

Cần nhận thức đúng đắn về đầu tư cho giáo dục, tạo điều kiện đảm bảo cho con em học tập, tu dưỡng đạt kết quả tốt.

Tăng cường liên lạc với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện kỹ năng sống của con em mình, kịp thời phối hợp trong việc giáo dục học sinh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2010), Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực phát triển con người. Đại học Giáo dục

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Điều lệ trường tiểu học. Nhà xuất bản

Giáo dục

3. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lí. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà nội

4. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Đại học Giáo dục

5. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản

khoa học kỹ thuật Hà Nội

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Tiến Đạt (2010), Giáo dục so sánh. Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà Nội.

8. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

9. Đặng Xuân Hải (2003), Quản lý sự thay đổi trong giáo dục, đại học

Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Lý luận dạy học hiện đại. Bài giảng

Cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Công Khanh (2013), Phương pháp giáo dục Giá trị sống, Kỹ năng sống. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa – Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học phát triển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa – Bùi Thị Thuý Hằng

(2011), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn

Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Luật Giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Hà Nhật Thăng - Trần Hữu Hoan (2011), Xu thế phát triển giáo dục.

Giáo trình đào tạo thạc sĩ quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm

học 2012-2013

19. Diane Tillman (2010), Những giá trị sống dành cho trẻ từ 8 đến 14 tuổi

Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

20. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học Quốc

PHỤ LỤC PHIẾU SỐ 1 (Dùng cho Giáo viên )

Họ và tên người đánh giá:………. Đơn vị công tác:………...……

Đánh giá nhận thức về KNS của GV TH Huyện Tủa Chùa

TT Kỹ năng Đúng Sai

1 Kỹ năng tự nhận thức 2 Kĩ năng xác định giá trị. 3 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 4 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. 5 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 6 Kĩ năng thể hiện sự tự tin 7 Kĩ năng giao tiếp

8 Kĩ năng lắng nghe tích cực 9 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông 10 Kĩ năng thương lượng.

11 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn 12 Kĩ năng hợp tác.

13 Kĩ năng tư duy phê phán. 14 Kĩ năng tư duy sáng tạo. 15 Kĩ năng ra quyết định 16 Kĩ năng giải quyết vấn đề. 17 Kĩ năng kiên định

18 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. 19 Kĩ năng đặt mục tiêu.

PHIẾU SỐ 2 (Dùng cho Giáo viên )

Họ và tên người đánh giá:………. Đơn vị công tác:………

Bảng 2.2. Điều tra về KNS của GV TH Huyện Tủa Chùa

TT Kỹ năng Đã có Có nhưng chưa rõ ràng Chưa có 1 Kỹ năng tự nhận thức 2 Kĩ năng xác định giá trị. 3 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 4 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. 5 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 6 Kĩ năng thể hiện sự tự tin 7 Kĩ năng giao tiếp

8 Kĩ năng lắng nghe tích cực 9 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông 10 Kĩ năng thương lượng.

11 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn 12 Kĩ năng hợp tác.

13 Kĩ năng tư duy phê phán. 14 Kĩ năng tư duy sáng tạo. 15 Kĩ năng ra quyết định 16 Kĩ năng giải quyết vấn đề. 17 Kĩ năng kiên định

18 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. 19 Kĩ năng đặt mục tiêu.

PHIẾU SỐ 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Dùng cho Giáo viên và CBQL )

Họ và tên người đánh giá:……….Chức vụ... Đơn vị công tác:………...………

Đánh giá nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về trách nhiệm phải giáo dục KNS cho HS

TT Nội dung Mức độ nhận thức Đồng ý Không đồng ý Ý kiến khác 1 GD KNS là trách nhiệm của xã hội 2 GD KNS là trách nhiệm của nhà trường 3 GD KNS là trách nhiệm của GVCN, GV bộ môn 4 GD KNS là trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể 5 GD KNS là trách nhiệm của các trung tâm huấn luyện KNS 6 GD KNS chỉ là trách nhiệm của gia đình 7 GDKNS cần phải có sự phối hợp của các lực lượng GD, thực hiện đồng loạt ở: Nhà trường – Gia đình – xã hội.

PHIẾU SỐ 4 (Dùng cho CBQL )

Họ và tên người đánh giá:………Chức vụ:... Đơn vị công tác:……… Bảng 2.3. Thực trạng xây dựng kế hoạch GD KNS TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện 1 Xây dựng kế hoạch tuần, tháng,

năm về hoạt động giáo dục KNS 0 0 0 16

2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GD KNS cho giáo viên

0 0 4 12

3

Xây dựng kế hoạch quản lý nội dung, chương trình phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS tích hợp với các môn VH

0 0 7 9

4

Xây dựng kế hoạch quản lý các giờ sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần, hoạt động tự chọn, HĐGDNGLL

0 0 5 11

5 Xây dựng kế hoạch phối hợp

các lực lượng trong nhà trường 0 0 0 16

6 Xây dựng kế hoạch phối hợp

các lực lượng ngoài nhà trường 0 0 0 16

7

Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu tư CSVC cần thiết cho hoạt động GD KNS

0 0 0 16

8

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS

PHIẾU SỐ 5

Họ và tên người đánh giá:……….

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 101)