TH Huyện Tủa Chùa
* Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 100 GV dạy TH của các trường trong huyện bằng phiếu và thu thập được những thông tin như sau:
- 92/100 (92%) người được hỏi đều cho rằng trong giảng dạy các môn học, ngoài mục tiêu về kỹ năng qua bài học, hầu như không đề cập đến việc rèn thêm các KNS cho học sinh.
- 73/100 (73%) người được hỏi đều cho rằng việc giáo dục KNS cho HS là nhiệm vụ của GV Tổng phụ trách đội.
- 85/100 (85%) kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của GV hàng năm không có nội dung đăng ký về các vấn đề có liên quan đến KNS hay giáo dục đạo đức cho học sinh.
- 81/100 (81%) người được hỏi đều cho rằng việc giáo dục KNS cho HS chỉ
cần thiết cho học sinh các trường “Bán trú dân nuôi” vì nó liên quan đến cuộc sống nội trú như ăn, ngủ, các nhu cầu cá nhân…
Những thông tin trên dù chưa đầy đủ nhưng cũng nói lên thực trạng: Việc giáo dục KNS cho học sinh chưa được chính các GV trực tiếp tiếp xúc với các em và phụ trách các môn học quan tâm, hoặc cho rằng việc giáo dục KNS cho học sinh chưa phải là trách nhiệm của giáo viên.
* Nguyên nhân của hiện tượng trên được các giáo viên đưa ra tập trung vào các lý do sau đây:
Một là: Các giáo viên TH đang công tác tại các địa bàn miền núi và
vùng dân tộc đều rất khó khăn trong cuộc sống, thiếu thốn cả vật chất và tinh thần, khó tiếp cận với các nguồn thông tin để tự bồi dưỡng và cập nhật cái mới. Học sinh do bị chi phối bởi điều kiện sống và giao tiếp nên rất hạn chế và yếu về khả năng Tiếng Việt nên ở trên lớp GV lo truyền đạt hết kiến thức có trong bài học và môn học đã là một đòi hỏi rất cao đối với GV.
Hai là: Giáo viên Tổng phụ trách đội hiện nay phải kiêm nhiệm không
có GV chuyên trách, mặt khác vì nội dung giáo dục kỹ năng sống chủ yếu được tích hợp trong các môn học, nên họ chỉ quan tâm đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giáo dục KNS về bản chất là rèn luyện các kỹ năng thì đòi hỏi phải thực hành thao tác. Thì hầu hết giáo viên rất lúng túng vì họ chưa thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp đa dạng để huấn luyện học sinh các kỹ năng, chưa kể bản thân họ cũng chưa sở hữu một số kỹ năng được yêu cầu dạy cho học sinh.
Ba là: Do những quy định không thành văn của phong tục, tập quán,
nếp sống của HS dân tộc cộng với sự hiểu biết và sự quan tâm của cha mẹ các em còn rất hạn chế nên việc rèn luyện các KNS cũng gặp rất nhiều trở ngại. Ví dụ như: Kỹ năng vệ sinh, sống gọn gàng, ngăn nắp, như yêu cầu vấn đề đồng phục cũng không thực hiện được.
Đó còn chưa kể những yếu tố gần như "lực bất tòng tâm": phương tiện dạy học, cơ sở vật chất, điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của con người như điện, nước cúng không có hoặc hiếm hoi. Ở các điểm lẻ sĩ số học sinh trên một lớp rất ít cũng là khó khăn trong việc tổ chức sinh hoạt tập thể để thông qua đó hình thành rất nhiều các KNS.