Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người. Đối với nhân loại, giáo dục là phương thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt nam vốn có truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, cộng đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tư tưởng văn hóa Việt nam. Nền tảng văn hóa ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con người Việt nam.
Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài người, có xã hội. Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó. Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để loài người hình thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúp con người trở thành “người” theo đúng nghĩa, hoàn thiện con người, hướng con người khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ.
Trong một tổ chức nói chung cũng như một Nhà trường, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt động tổ chức đó. Vấn đề là con người có ý thức được sự tồn tại của nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Bản thân văn hóa rất đa dạng và phức tạp. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm về văn hóa, nhưng tựu chung lại, các nhà nghiên cứu đều có một nghĩa chung căn bản: văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm cho con người và cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Với cách tiếp cận cơ bản như vậy, tác giả xin được đưa ra khái niệm văn hóa Nhà trường như sau: Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong
Nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường đó. Căn cứ theo
hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp, ngôn ngữ xưng hô giao tiếp giữa thày và thày, thày và trò, trò và trò, phong cách ứng xử hàng ngày, phong cách làm việc, phong cách ra quyết định, phong cách truyền thông, nghi thức tập thể…và phần chìm không quan sát được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ...
Về góc độ tổ chức, văn hóa nhà trường được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho Nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa
giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.
Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường, văn hóa nhà trường thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Thày cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và hơn ai hết, chính Nhân cách Nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò. Vì vậy, chúng ta rất cần những thầy cô giáo ngoài kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.
Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, Văn hóa Nhà trường còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh.
1.5.6. Các điều kiện cơ sở vật chất
Song song với việc tạo dựng “môi trường sư phạm thân thiện” nhà trường còn cần đến cơ sở vật chất đầy đủ, cảnh quan nhà trường “xanh- sạch - đẹp”, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục rèn luyện phát triển nhân cách học sinh.
CSVC và các thiết bị trường học là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức quá trình GD. Nhà trường có đủ diện tích mặt bằng theo quy định,
có quang cảnh môi trường sạch sẽ, phòng học xây dựng đúng quy cách, có trang thiết bị kĩ thuật đồng bộ để phục vụ cho dạy và học ở tất cả các môn học, thư viện đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, có sân chơi, bãi tập, vườn trường...đó là một trường học có đầy đủ CSVC. Cùng với các hoạt động động GD khác, giáo dục KNS phải có đủ điều kiện tổ chức và phương tiện tốt để tổ chức các hoạt động. Thiết bị tối thiểu để tổ chức các hoạt động là: âm ly, loa đài, đầu video, đàn, dụng cụ thể thao và kinh phí hoạt động. Nhà trường cần đảm bảo các điều kiện vật chất để tập thể giáo viên và học sinh hoàn thành các nhiệm vụ của mình với chất lượng cao.
Tiểu kết chương 1
Kỹ năng sống, quản lý hoạt động giáo dục KNS là một vấn đề không mới đối với lý luận và thực tiễn cuộc sống, thực tiễn giáo dục. Tuy nhiên đối với một Huyện miền núi như Tủa Chùa thì đây là một vấn đề không hề cũ và vô cùng khó khăn khi mà điều kiện, mức sống, phong tục tập quán, trình độ dân trí và trình độ của học sinh dân tộc còn thấp. Vì vậy nắm chắc cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu là kim chỉ nam cho việc tìm tòi, sáng tạo đi đúng hướng và mang lại những giá trị thiết thực.
Công tác quản lý của nhà trường luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện hoạt động giáo dục KNS. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục KNS trong nhà trường thì người hiệu trưởng phải quản lý tốt các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong nhà trường theo hướng tiếp cận KNS, phù hợp với đặc điểm tình hình. Người quản lý cần nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức GD KNS cho tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, làm tốt công tác kiểm tra đánh giá; thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. trong quá trình trang bị kiến thức về KNS cần căn cứ vào các đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách của học sinh tiểu học để có phương pháp giáo dục phù hợp.
Trong chương 1, chúng tôi đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản về GD KNS, đề cập đến một số khái niệm công cụ cơ bản như: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; Khái niệm kỹ năng sống, giáo dục KNS, quản lý hoạt động GD KNS. Đặc biệt tác giả đã nghiên cứu những nội dung của quản lý hoạt động giáo dục KNS, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học. Qua đó cho thấy việc quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách.
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học khi thực hiện cần bám sát mục tiêu GD phổ thông, mục tiêu giáo dục tiểu học. Chương trình, nội dung hoạt động giáo dục KNS phải cụ thể, có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng và phù hợp với tâm sinh lý học sinh, phù hợp với điều kiện thực hiện nhằm bảo đảm sự thành công của hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung ở các trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1. Khái quát chung về Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên tỉnh Điện Biên
Tủa Chùa là huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Điện Biên, trung tâm huyện cách Quốc lộ 6 hơn 18 km, cách thành phố Điện Biên Phủ 125 Km. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng 22,09o Bắc; 105,28o Đông và có địa giới hành chính tiếp giáp: Phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; phía Tây giáp huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên;
Địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại hết sức khó khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Diện tích tự nhiên 68.526 ha, dân số 4,96 vạn người, gồm 7 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95%;
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, cơ sở vật chất, đời sống kinh tế của nhân dân các dân tộc được khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%/năm, lương thực đạt 386 kg/người/năm. Kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, hoàn thành Dự án Di dân tái định cư thủy điện Sơn La, đã và đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.
Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc từ đó đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư; Các lĩnh vực văn hoá- xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội được
triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả, đời sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm.Thành quả trên đã có tác động tích cực đến công tác giáo dục dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh, tuy nhiên khó khăn vẫn là chủ yếu bởi mức sống đồng bào DTTS còn quá thấp, nhận thức còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó đồng bào lại sinh sống chủ yếu vùng núi địa hình cách trở.
Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 5%; 100% hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ đã hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát; 12/12 xã, thị trấn, 98/138 thôn, bản có điện thắp sáng; 100% các xã, thị trấn có sóng điện thoại di động và Internet. Tình hình an ninh, chính trị tiếp tục củng cố và giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo;
Song do xuất phát điểm thấp nên Tủa Chùa vẫn là một huyện nghèo, trình độ dân trí còn thấp, đời sống của nhân dân còn khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa thật bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao và thường trực do thiên tai và trình độ dân trí...
Tuy nhiên, kinh tế - xã hội các Huyện Tủa Chùa vẫn còn chậm phát triển và nhiều khó khăn.Tính tự phát, manh mún trong sản xuất còn phổ biến. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thế mạnh kinh tế rừng chưa được phát huy đúng mức; công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng còn nhiều yếu kém, một số nơi rừng bị tàn phá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hệ thống dịch vụ không có hoặc còn sơ khai. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém. Các vấn đề thiết yếu như: nhà ở, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, nước, điện sinh hoạt chưa được giải quyết căn bản. Đời sống của nhân dân trong vùng còn thấp xa so với các vùng khác trong tỉnh. Trình độ dân trí thấp, điều kiện phát triển giáo dục, y tế khó khăn, học sinh bỏ học còn nhiều; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao. Đồng bào dân tộc vẫn còn tồn tại một số tập tục lạc hậu.
2.1.2. Tình hình về giáo dục của Huyện Tủa Chùa * Tình hình chung. * Tình hình chung.
Tủa Chùa có nền văn hoá địa phương đậm đà bản sắc dân tộc. Nhân dân các dân tộc Tủa Chùa sinh sống đoàn kết, cần cù lao động để xây dựng cuộc sống mới. Thế hệ con em các dân tộc huyện Tủa Chùa rất hiếu học và có
truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Nhiều gia đình, dòng họ đạt danh hiệu gia
đình, dòng họ hiếu học. Trong nhiều năm học gần đây, nhiều học sinh là con em các dân tộc huyện Tủa Chùa thi đỗ và xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng và đại học. Nhân dân các dân tộc trong huyện đang từng bước xóa bỏ các hủ tục không phù hợp.
Ngành Giáo dục và Đào tạo Tủa Chùa đã có những phát triển đáng khích lệ: Quy mô mạng lưới trường, lớp và học sinh tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Tủa Chùa có đủ hệ thống trường mầm non, phổ thông, TTGDTX huyện, TTHTCĐ 12 xã, thị trấn. Con em đồng bào dân tộc được tạo điều kiện học tập. Năm học 2013-2014 toàn ngành có 43 trường, 574 lớp, 11.857 học sinh; trong đó: Giáo dục Mầm non 15 trường, 136 nhóm lớp,
2.775 trẻ; Giáo dục Tiểu học 16 trường, 332 lớp, 6.249 học sinh; Giáo dục
Trung học cơ sở 12 trường, 106 lớp, 2.833 học sinh. So với năm học 2006- 2007 tăng 23 trường, 117 lớp, 2.430 học sinh; trong đó Mầm non tăng 13
trường, 52 lớp, 1.129 học sinh; Tiểu học tăng 6 trường, 43 lớp, 680 học sinh;
THCS tăng 4 trường, 22 lớp, 621 học sinh.
Hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) phát triển mạnh toàn huyện có 12/12 xã, thị trấn thành lập Trung tâm HTCĐ đạt 100%.
Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm học 2013-2014 tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đạt 5,3%, tỷ lệ huy động trẻ 3- 5 tuổi đạt 63,2%, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 94%; tỷ lệ huy
động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%, tỷ lệ học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 91,4%; tỷ lệ trẻ 11 tuổi vào học lớp 6 đạt 65,5%, tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi học
THCS đạt 84,2%; có 37 học sinh hệ phổ cập Tiểu học và 613 học sinh hệ phổ cập THCS.
Bên cạnh những thành quả đạt được thì công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục vẫn còn những tồn tại nhất định. Nhìn chung, hầu hết các trường đều gặp khó khăn trong việc giáo dục học sinh, do phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, ngôn ngữ trong giao tiếp, kỹ năng tiếp thu của học sinh. Do địa bàn xa, trải dài, giao thông chưa đảm bảo nên việc đi lại của học sinh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong những ngày nghỉ. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu cho việc dạy và học, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Công tác giáo dục dân tộc chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. Học sinh phổ thông đi học cơ bản đầy đủ về số lượng nhưng một số học sinh học chưa đúng