xã hội để tổ chức các hoạt động GD kỹ năng sống
Qua khảo sát, phỏng vấn các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh ở trong và ngoài nhà trường, tác giả nhận thấy công tác quản lý sự phối hợp của các lực lượng thực hiện khá hiệu quả. Các đoàn thể như Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đội TNTP HCM...có sự chỉ đạo và phối hợp để tổ chức các hoạt động lớn cho HS được an toàn và thành công. Tuy nhiên sự tư vấn, thúc đẩy thể hiện vai trò và sự tích cực của Đội TNTP HCM, Công đoàn, các GVCN chưa rõ nét. Mặt khác, nhà trường thường xuyên có sự phối hơp với các ban ngành đoàn thể khác của địa phương như công an, y tế, Đoàn TN, Hội cựu chiến binh, phụ nữ, trung tâm thể dục thể thao, nhà thiếu nhi, nhà văn hóa…tổ chức tuyên truyền, chăm sóc, theo dõi và GD học sinh. Thông qua các hoạt động đó giúp các em có thêm hiểu biết và các kiến thức cần thiết cho cuộc sống. Các hoạt động đó cũng chưa thường xuyên, hình thức tổ chức khô cứng chưa hấp dẫn…cần có sự đổi mới phong phú, sáng tạo hơn.
Đặc biệt, trong các hoạt động GD KNS của nhà trường không có sự tham gia của CMHS. Nguyên nhân là do sự nhận thức của CMHS chưa thực sự coi trọng việc GD KNS cho con em mình. Đặc biệt, trong 16 trường tiểu học trên địa bàn huyện có đến 15 trường là ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, 100% học sinh là dân tộc thiểu số, cha mẹ thiếu hiểu biết về giáo dục và còn phó mặc con em mình cho nhà trường. Điều này cũng là một trong những khó
khăn lớn đối với giáo dục của huyện nói chung và giáo dục KNS cho trẻ nói riêng.
2.3.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GD kỹ năng sống
Trong những năm qua, các trường học trên địa bàn huyện luôn được sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Thực tế trong 5 năm lại gần đây, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa tăng lên, phòng học tạm đã giảm đáng kể; các nhà trường đều được trang bị tăng âm loa đài, máy tính, đầu video, đàn, dụng cụ thể thao...Nhìn chung, các nhà trường quản lý và sử dụng khá tốt những CSVC hiện có để tổ chức các hoạt động giáo dục KNS. Tiết kiệm, cân đối hợp lý nguồn ngân sách được giao hàng năm để mua sắm thêm CSVC, tài liệu cho hoạt động.
Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hàng năm được phân bổ còn hạn hẹp nên các nhà trường chỉ tập trung cho hoạt động chuyên môn, còn các hoạt động khác, trong đó có hoạt động GD KNS chưa được đầu tư đúng mức: thiếu tài liệu hướng dẫn, tham khảo; thiếu đồ dùng đồ chơi và các thiết bị tối thiểu khác; không có nhà đa năng nên các buổi sinh hoạt tập thể chỉ được tổ chức ngoài trời, nếu thời tiết không thuận lợi thì cũng không thực hiện được. Bên cạnh đó, việc thực hện xã hội hóa về cơ sở vật chất cũng rất khó thực hiện vì cuộc sống của bà con nhân dân trong huyện cũng đang hết sức khó khăn...Những yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả GD KNS nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.
2.3.6. Đánh giá chung * Điểm mạnh
Đảng ủy, chính quyền và các ban ngành ở địa phương luôn quan tâm tới công tác giáo dục; việc phối hợp các lực lượng trong công tác GD với nhà trường bước đầu đã có nhiều chuyển biến tốt đẹp. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống xã hội nhưng huyện Tủa chùa có môi trường xã hội lành mạnh, địa bàn phường ổn định về an ninh trật tự.
Các trường tiểu học trên địa bàn huyện luôn phát huy truyền thống “dạy tốt – học tốt”. Mặc dù còn rất nhiều trường học ở vùng đặc biệt khó khăn, nhưng BGH nhà trường luôn quan tâm nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS. Đội ngũ GV và cán bộ quản lý còn rất trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và công nghệ thông tin. CBQL và đội ngũ GV có trách nhiệm trong công việc, đoàn kết trong tập thể, có thái độ ứng xử phù hợp với các đối tượng. HS ngoan, có ý thức chấp hành nội quy, quy định của trường, lớp. Các trường học được đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ngày càng hiện đại và đầy đủ.
CMHS luôn đồng thuận với các chủ trương chính sách của nhà trường đề ra trong công tác GD HS, bước đầu cũng đã có sự phối kết hợp tốt với GVCN để quản lý và giúp các em HS tiến bộ trong học tập cũng như trong việc tu dưỡng đạo đức.
* Điểm yếu
- Mục tiêu, kế hoạch của công tác GD KNS chưa được xác định rõ ràng; chưa có chỉ đạo cụ thể về nội dung chương trình và kế hoạch giáo dục KNS trong giảng dạy; đặc bệt là trong công tác chủ nhiệm và các hoạt động giáo dục khác.
- Việc tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng GV về hoạt động GD KNS chưa được quan tâm thực hiện. Nhận thức của cán bộ quản lý, GV về trách nhiệm thực hiện GD KNS chưa đồng nhất. Việc tổ chức, chỉ đạo và đánh giá hiệu quả của hoạt động GD KNS cũng chưa thường xuyên, chưa đánh giá được theo giai đoạn của quá trình giáo dục.
- Các hình thức tổ chức, các phương pháp GD KNS chưa được phong phú, đa dạng và hấp dẫn.
- Sự phối hợp các lực lượng chưa đồng bộ; nhận thức về GD KNS của các lực lượng bên ngoài nhà trường, nhất là các bậc CMHS chưa rõ ràng về mục tiêu, nội dung và các giải pháp GD KNS để cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt hoạt động GD KNS cho học sinh.
- Các nhà trường còn thiếu về cơ sở vật chất phục vụ HĐ GD thể chất như bãi tập, nhà đa năng; trang thiết bị dạy học hiện đại; ngân sách địa phương chi cho các nhà trường ít, kinh phí của trường hạn hẹp. Việc tổ chức các hoạt động lớn GD KNS thông qua GD HĐ NGLL, các hoạt động của Đội TNTP chưa được liên tục; công tác khen thưởng không được quan tâm. Sự ủng hộ đóng góp của phụ huynh về vật chất rất hạn chế do điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương còn rất nghèo khó.
* Cơ hội
- Các cấp quản lý từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đến các nhà trường đặc biệt quan tâm chỉ đạo hoạt động GD KNS cho HS.
- Hiện nay có nhiều tài liệu, tư liệu về GD GTS, KNS.
- Khoa học công nghệ phát triển, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và các lực lượng GD có thể tìm kiếm được trên Internet nhiều cách thức GD KNS.
- Sống trong xã hội thông tin giáo viên, cha mẹ HS, HS và các lực lượng xã hội có điều kiện thuận lợi hơn khi tìm hiểu về GD nói chung và GD KNS nói riêng.
* Những thách thức
- Đời sống của bà con nhân dân huyện Tủa Chùa còn hết sức khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao (56%), các em học sinh phải giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình nhiều, thiếu thời gian học tập; điều này dẫn tới tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần chưa cao.
- Ở khu vực trung tâm của huyện, môi trường sống có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều khi gia đình và nhà trường không kiểm soát hết. HS được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin, có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Công nghệ thông tin, trò chơi điện tử, truyện tranh tiêu cực…cũng có ảnh hưởng nhiều tới HS.
- Cha mẹ HS phần đông là dân tộc thiểu số, thiếu hiểu biết về văn hóa – xã hội, giao phó sự giáo dục con cái cho các nhà trường.
- CSVC còn hết sức khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học; vẫn còn nhiều phòng học tạm. Việc thực hiện xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế.
Với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ thách thức vừa phân tích ở trên, để chỉ đạo tốt việc thực hiện HĐ GD KNS cho HS, các nhà trường cần tận dụng cơ hội và phát huy điểm mạnh đã có, đặc biệt là điểm mạnh về truyền thống “dạy tốt - học tốt”, về đội ngũ các nhà giáo có trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy và yêu nghề. Bên cạnh đó, cần bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức HĐ GD KNS cho đội ngũ GV. Đó chính là người dìu dắt dạy bảo, uốn nắn HS từng giờ, từng ngày; phối hợp tốt với gia đình và các lực lượng XH tạo điều kiện tốt nhất cho các em HS. Trường phải có biện pháp khắc phục điểm yếu, nhất là điểm yếu trong công tác quản lý, chỉ đạo để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, hóa giải các nguy cơ tụt lùi về chất lượng GD HS. thực hiện hiệu quả trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT phát động.
Tiểu kết chương 2
Qua điều tra nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS ở các trường tiểu học huyện Tủa chùa, tỉnh Điện Biên, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:
Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” các trường tiểu học ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã đưa hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường; phát động, chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường như GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, BPT Đội, phối hợp với công đoàn, CMHS và các ban ngành ở địa phương tham gia giáo dục KNS cho học sinh nhà trường. Những nỗ lực đó bước đầu cũng tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho GV, HS, CMHS trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tuy nhiên công tác quản lý của các nhà trường còn lỏng lẻo; chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể cho hoạt động, cũng như chưa có những giải pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Chưa xây dựng được các tiêu chí kiểm tra đánh giá, chưa có kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động, việc kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên; chưa động viên khen thưởng kịp thời. Đội ngũ giáo viên trong các nhà trường chưa được tập huấn nâng cao trình độ tổ chức hoạt động; một số cán bộ, giáo viên còn thiếu trách nhiệm, thiếu sự nhiệt tình, khi thực hiện còn mang tính đối phó. Sự phối kết hợp giữa các giáo viên, giữa GVCN và GV văn hóa ở một số đơn vị trường không cao. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, chưa phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục.
Những vấn đề, những yếu kém và bất cập nêu trên không thể giải quyết, khắc phục được bằng các giải pháp cục bộ, đơn lẻ, bề mặt nhất thời, thiếu chiến lược và tầm nhìn dài hạn, thiếu tính đồng bộ và hệ thống, chưa đạt tới chiều sâu bản chất của vấn đề. Để giải quyết được căn bản những vấn đề đặt ra, những người lãnh đạo - quản lý, những nhà khoa học, những người làm giáo dục phải có cách nhìn toàn diện, đầy đủ, khách quan, sâu hơn, bản chất hơn.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ÐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ÐIỆN BIÊN
3.1. Một số định hướng có tính nguyên tắc trong việc xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh Tiểu học
3.1.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong hoạt động giáo dục 3.1.2. Quản lý giáo dục KNS phải góp phần hình thành, phát triển nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học
3.1.3. Các biện pháp quản lý phải phát huy được tiềm năng của cán bộ và giáo viên, kích thích động lực và nhu cầu rèn luyện của học sinh
3.1.4. Các biện pháp phải tác động đồng bộ vào các yếu tố, các khâu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống
3.1.5. Các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi, thiết thực
3.1.6. Các biện pháp phải kế thừa, phát huy được kinh nghiệm, sự phát triển của xã hội
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống trong trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về giáo dục KNS và quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay
* Mục tiêu
Tạo sự đồng thuận giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để
nâng cao hiệu quả việc quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trong các trường tiểu học ở huyển Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
* Nội dung
- Làm rõ tầm quan trọng của việc giáo dục KNS sống trong việc hình thành nhân cách của HS tiểu học.
- Trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho cán bộ giáo viên nhà trường.
- Chỉ rõ trách nhiệm của từng chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể có liên quan đến hoạt động KNS cho HS.
* Cách thực hiện:
- Đối với cán bộ quản lý:
Các CBQL nhà trường phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục: Mục tiêu giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, đổi mới quản lý giáo dục, quản lý giáo dục KNS,… các quy định của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cấp có liên quan về giáo dục KNS, giáo dục chính trị tư tưởng, công tác quản lý giáo KNS cho HS trong nhà trường, nhận thức được tầm quan trong về công tác giáo dục KNS đói với HS tiểu học có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS trong nhà trường; cụ thể hóa nội dung, phương pháp giáo dục KNS thành nội quy, quy chế một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tình tình
hình nhà trường.
- Đối với cán bộ tổng phụ trách Đội: Phối hợp cùng với nhà trường,
GVchủ nhiệm, GV bộ môn, CMHS và các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức tốt công tác giáo dục KNS cho HS, quản lý quá trình giáo dục KNS của HS. Giáo dục cho HS ý thức tự giác, nhận thức được vai trò tự giáo dục qua các hoạt động giáo dục KNS được tiến hành bởi chính các tổ chức của các em.
- Đối với các GV chủ nhiệm lớp: Nắm vững mục tiêu giáo dục tiểu học
về giáo dục KNS. GV chủ nhiệm phải nắm vững hoàn cảnh của từng HS để
có phương pháp giáo dục thích hợp. Bồi dưỡng cho GVCN về quản lý tập thể
HS, tổ chức học sinh tham gia các hoạt động nhằm giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả, phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng hiệu quả của
công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong
việc giáo dục KNS cho HS.
- Đối với tổ chuyên môn và giáo viên Tiểu học:
Góp phần cùng nhà trường quản lý tốt hơn mọi hoạt động của HS trong cũng như ngoài giờ học. GV bộ môn phải có ý thức trong việc xây dựng kế hoạch bài giảng gắn với việc hình thành những kĩ năng sống cần thiết, phẩm chất con người mới theo mục tiêu đào tạo; phát huy vai trò tự giáo dục của HS. Phối hợp cùng với GV chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội, cha mẹ học sinh thực hiện tốt GDKNS cho HS.
Đẩy mạnh công tác thi đua trong nhà trường và đối với giáo viên qua các phong trào: “Mỗi thầy giáo , cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học