Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục KNS Huyện Tủa Chùa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 65)

2.3.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong các trường tiểu học

Để đánh giá thực trạng quả lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 16 cán bộ quản lý của 16 trường tiểu học, kết quả: Bảng 2.3. Thực trạng xây dựng kế hoạch GD KNS TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện 1

Xây dựng kế hoạch tuần, tháng, năm về hoạt động giáo dục KNS

0 0 0 16

2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GD KNS cho giáo viên

0 0 4 12

3

Xây dựng kế hoạch quản lý nội dung, chương trình phương pháp, hình thức tổ

chức hoạt động giáo dục KNS tích hợp với các môn VH

4

Xây dựng kế hoạch quản lý các giờ sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần, hoạt động tự chọn, HĐGDNGLL

0 0 5 11

5

Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng trong nhà trường

0 0 0 16

6

Xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường

0 0 0 16

7

Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí, đầu tư CSVC cần thiết cho hoạt động GD KNS

0 0 0 16

8

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS

0 0 1 15

Qua khảo sát, tác giả nhận thấy như sau: Việc quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS chưa thực sự được BGH nhà trường quan tâm, hầu hết các nội dung điều tra đánh giá ở mức độ bình thường và chưa tốt. Đặc biệt, kế hoạch hoạt động giáo dục KNS chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch khác của nhà trường, như kế hoạch năm học, kế hoạch của ban chuyên môn, kế hoạch của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà chưa có kế hoạch chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian và kinh phí, lực lượng phối hợp thực hiện, hình thức kiểm tra đánh giá. Như vậy ngay từ đầu năm học BGH nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, chi tiết về hoạt động

này, kế hoạch chuyên môn vẫn được BGH nhà trường chú trọng hơn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của hoạt động giáo dục KNS trong các nhà trường chưa cao.

2.3.2. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh năng sống cho học sinh

* Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HS trong việc tích hợp vào các môn học văn hóa của GV

Trong những năm học gần đây, các nhà trường đều yêu cầu giáo viên thực hiện tích hợp nội dung giáo dục KNS vào bài dạy. Ở trường Tiểu học, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện tích hợp nhiều ở 3 môm: Tiếng việt và Đạo đức, Khoa học Tự nhiên và Xã hội. Để đánh giá việc tích hợp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống của GV vào các môn học, tác giả đã tiến hành khảo sát 30 giáo viên dạy văn hóa. Kết quả thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tích hợp vào các môn học của giáo viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Có kế hoạch tích hợp Giáo dục KNS vào môn học 0 0 5 16,6 8 26,6 17 58,6 2 Tổ chức quá trình dạy học có sự tích hợp giáo dục KNS phù hợp 0 0 6 20 10 30 14 50 3 Có điều chỉnh bổ sung kế hoạch sau khi đã thực hiện

Như vậy, qua phiếu hỏi chỉ 43,2% được hỏi tự đánh giá việc xây dựng kế hoạch ở mức khá và trung bình . Đặc biệt, đa số giáo viên chưa xây dựng kế hoạch tích hợp; có đến 58,6% giáo viên chưa xây dựng kế hoạch tích hợp Giáo dục KNS vào môn học. Có 50% GV được hỏi tự đánh giá tổ chức quá trình dạy học có sự tích hợp giáo dục KNS ở mức độ trung bình và khá, việc đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sau thực hiện mới chỉ có 6,6%.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là do GV chưa xác định được cách thức tổ chức, cũng như những kỹ năng cần thiết để tích hợp nội dung giáo dục KNS vào bài học một cách bài bản và khoa học. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài liệu của các nhà trường cho hoạt động này còn nghèo nàn, GV phải tự sưu tầm là chủ yếu, bởi vậy họ chưa chủ động, tích cực. Mặt khác, Ban giám hiệu nhà trường mới chỉ phát động một cách hình thức, chưa yêu cầu GV bộ môn phải thực hiện dạy học tích hợp giáo dục KNS vào môn học. Công tác dự giờ thăm lớp của CBQL, của tổ, nhóm chuyên môn, cũng chỉ tập trung các tiêu chí đánh giá giờ dạy theo góc độ chuyên môn là chủ yếu, chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo dục KNS vào giờ dạy, vì vậy GV có tâm lý “làm cũng được, không làm cũng được” nên kết quả còn hạn chế.

* Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HS trong công tác chủ nhiệm của GV

Để đánh giá thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS trong công tác chủ nhiệm của GV, tác giả đã tiến hành khảo sát 20 GV chủ nhiệm, kết quả thu được ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện GD kỹ năng sống thông qua công tác chủ nhiệm của GV

Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa tôt SL % SL % SL % SL %

Có kế hoạch cho hoạt động giáo dục

KNS 0 0 3 15 7 35 10 50

Tổ chức, triển khai nội dung

phong phú, hấp dẫn, phù hợp 3 15 5 25 10 50 2 10 Phối hợp với GV bộ môn, Đội

TNTP HCM, CMHS để giáo dục KNS cho học sinh

3 15 6 30 10 50 1 5

Đánh giá kết quả tham gia hoạt

động Giáo dục KNS của học sinh 1 5 4 20 9 45 6 30 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt

động 2 10 3 15 8 40 7 35

Kết quả điều tra việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống của GVCN cho thấy: Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của GVCN còn yếu. GVCN đã phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục KNS cho học sinh trong lớp, nhưng công tác này cũng chưa làm tốt và ít được tiến hành thường xuyên. Hiệu quả các hoạt động giáo dục KNS không đồng đều giữa các giáo viên. Khi tổ chức các hoạt động xong, GVCN ít rút kinh nghiệm và đánh giá theo các tiêu chí đánh giá, GVCN ít khi cho các tổ nhóm học sinh tự đánh giá, nếu có thì cũng không công bố kết quả đánh giá, vì vậy hiệu quả thực hiện kế hoạch của GVCN chưa cao.

Các hình thức tích hợp cũng được các giáo viên lựa chọn với tần xuất khác nhau. Cụ thể:

Bảng 2.6. Tần xuất thực hiện các hình thức GD KNS của GVCN STT Hình thức Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện SL % SL % SL %

1 Trong giờ sinh hoạt lớp 1 0,5 5 25 14 70

2 Trong hoạt động GD NGLL 14 70 6 30 0 0

3 Trong hoạt động tham quan dã

ngoại 0 0 7 35 13 65

4 Trong các hoạt động xã hội 2 10 3 15 15 75

5 Trong các hoạt động văn hóa văn

nghệ 7 35 13 65 0 0

6 Trong các hoạt động phong trào

khác 5 25 8 40 7 35

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Hình thức chủ yếu, thường xuyên mà GVCN thực hiện tích hợp hoạt động GD KN là trong hoạt động GDNGLL (70%), hoạt động văn hóa văn nghệ và các hoạt động phong trào khác. Việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục KNS cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp GVCN chưa được tốt, GVCN chủ yếu sử dụng giờ sinh hoạt lớp để kiểm điểm, phê bình học sinh mắc khuyết điểm.

Như vậy nhận thức của một số GVCN còn chưa đúng, đa số GVCN chưa thực sự dành tâm huyết cho việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Một nguyên nhân có thể kể đến là công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng về hoạt động giáo dục KNS cho học sinh còn lỏng lẻo, chưa sát sao, chưa có những quy định, tiêu chí bắt buộc, chặt chẽ, chưa có kế hoạch thống nhất nội dung tiết sinh hoạt trong từng tháng cho từng khối lớp. Vì vậy việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của GVCN chưa đạt hiệu quả cao.

* Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp

Để đánh giá thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục, kỹ năng sống cho HS thông qua các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, tác giả đã tiến hành khảo sát 40 giáo viên trong các trường tiểu học, kết quả:

Bảng 2.7. Thực trạng việc tích hợp hoạt động GD KNS với HĐ GDNGLL

Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa tôt SL % SL % SL % SL %

Có kế hoạch tích hợp cho hoạt động

giáo dục KNS với HĐ GDNGLL 0 0 12 15 26 35 2 5 Tổ chức, triển khai nội dung

phong phú, hấp dẫn, phù hợp 6 15 10 25 20 50 4 10 Phối hợp với GV bộ môn, GVCN,

CMHS để tổ chức các hoạt động 2 5 6 15 20 50 12 30 Đánh giá kết quả tham gia hoạt

động Giáo dục KNS của học sinh 2 5 8 20 18 45 12 30 Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt

động 4 10 6 15 16 40 14 35

Qua bảng số liệu cho thấy, 95% giáo viên đã có kế hoạch tích hợp giáo dục KNS vào hoạt động GDNGLL nhưng mới chỉ ở mức trung bình và khá; việc tổ chức và triển khai thực hiện với những nội dung tương đối hấp dẫn và phù hợp. Tuy nhiên, việc phối hợp với GVCN, đặc biệt là với CMHS chưa tốt, công tác kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm (75% trung bình và chưa tốt); việc đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động mới chỉ thực hiện ở mức trung bình, thậm chí là chưa tốt (30%)

Ngoài ra, để đánh giá sự quản lý chỉ đạo của BGH trong việc tích hợp nội dung GD KNS với hoạt động GDNGLL, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 16 giáo

viên được phân công đảm nhiệm hoạt động GDNGLL, nội dung phỏng vấn như sau:

“Xin đồng chí cho biết, Ban giám hiệu đã chỉ đạo tích hợp những nội dung nào của hoạt động GD KNS với các chủ đề của hoạt động GD NGLL”

Qua phỏng vấn, 75% giáo viên(12/16) đều trả lời Ban giám hiệu chưa có sự thống nhất nội dung, chương trình cụ thể cần tích hợp vào các chủ đề của hoạt động GD NGLL; việc tích hợp là tùy vào các giáo viên giảng dạy, giáo viên nào mạnh về nội dung nào thì tích hơp nội dung đó. Ban giám hiệu nhà trường mới chỉ quản lý mang tính hình thức, phân công giáo viên tham gia hoạt động, soạn bài theo chủ đề và tiến hành theo lịch phân công. Bên cạnh đó, chưa qua tâm đến đánh giá chất lượng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Chưa có tiêu chí đánh giá cũng như chưa dự giờ đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động của GV. Chính vì thế, hiệu quả quản lý hoạt động chưa cao.

* Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho HS thông qua các hoạt động của Đội TNTP HCM

Để đánh giá thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung giáo dục, kỹ năng sống cho HS thông qua các hoạt động của Đội TNTP HCM, tác giả đã tiến hành khảo sát 40 giáo viên trong các trường tiểu học, kết quả:

Bảng 2.8. Thực trạng việc tích hợp HĐ GD KNS với HĐ của Đội TNTP HCM Nội dung Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa tôt SL % SL % SL % SL % XD kế hoạch lồng ghép HĐ GD KNS với HĐ Đội TNTP Hồ Chí Minh 0 0 12 75 4 25 0 0

Có triển khai kế hoạch tới GV,

HS toàn trường 1 6,3 8 50 3 18,9 4 25,2

Tổ chức các HĐ GD GTS,

KNS 2 12,6 6 37,6 5 31 3 18,9

Sử dụng các trang thiết bị và

phòng chức năng 1 6,3 3 18,9 5 31 7 43,8

Phối hợp với các lực lượng

trong và ngoài nhà trường 2 12,6 2 12,6 4 25,2 8 50 Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung

kế hoạch GD GTS, KNS sau khi thực hiện

0 0 1 6,3 1 6,3 14 87,4

Kiểm tra, đánh giá kết quả thi

đua của các lớp 5 31 4 25,2 7 43,8 0 0

Rút kinh nghiệm và đánh giá

sau mỗi hoạt động 0 0 2 12,6 7 43,8 7 43,8 Qua khảo sát có thể thấy: 16 Tổng phụ trách đội của 16 trường Tiểu họcđã xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS lồng ghép với kế hoạch hoạt động của công tác Đội và phong trào thiếu nhi hàng năm, triển khai kế hoạch hoạt động đến giáo viên và học sinh trong trường, tổ chức nhiều hoạt động theo chủ điểm, chủ đề để tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện thực

tiễn, theo dõi, đánh giá thi đua của các khối lớp cụ thể từng tuần, từng tháng và từng đợt thi đua. Tuy nhiên BPT Đội của trường chưa xây dựng riêng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho HS mà chủ yếu là lồng ghép vào kế hoạch công tác Đội, bởi vậy kế hoạch không chi tiết. Tổ chức các hoạt động giáo dục trong các tiết sinh hoạt Đội và các lớp sao nhi đồng từng tháng chưa tốt, vì vậy HS chưa hưởng ứng tích cực. Nội dung các buổi chào cờ đầu tuần còn sơ sài, nặng về phổ biến và phê bình kiểm điểm, chưa huy động được lực lượng giáo viên trong chi đoàn giáo viên và các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường tham gia vào các hoạt động giáo dục của Đội, nên hiệu quả giáo dục GTS, KNS thông qua hoạt động này cũng chưa cao.

Nguyên nhân có nhiều, song một trong những nguyên nhân chủ yếu là BPT Đội ít được tập huấn về việc tổ chức hoạt động GD KNS cho HS; Công tác GD KNS được Phòng giáo dục đề ra nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. Mặt khác kinh phí hoạt động Đội của trường còn rất ít, đó cũng là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống chưa đạt kết quả cao.

Đánh giá chung về hiệu quả của công tác Đội TNTP HCM trong việc giáo dục KNS cho HS có những thành công đáng khích lệ, tuy nhiên việc tổ chức các HĐ trên chưa thường xuyên, tính chuyên nghiệp chưa cao do vậy hiệu quả còn đạt ở mức khiêm tốn.

Tóm lại, việc quản lý chương trình, nội dung hoạt động giáo dục kỹ

năng sống của BGH nhà trường có nhiều hạn chế. Việc quản lý nội dung, chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động GD NGLL được chú ý hơn; Việc quản lý nội dung, chương trình giáo dục KNS dạy tích hợp vào bài học và GD thông qua công tác chủ nhiệm của BGH nhà trường bị đánh giá ở mức độ thấp. Với đặc thù riêng ở tiểu học là GVCN đảm nhận dạy hầu hết tất cả các môn, việc soạn giáo án và giảng dạy sao cho vừa đảm bảo mục tiêu về nội dung chương trình, phương pháp phù hợp với lứa tuổi

học sinh vừa phải lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục KNS qua bài dạy là một việc làm khó. Thêm vào nữa việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho HS qua công tác chủ nhiệm lớp cũng làm GV ngại thực hiện. BGH chưa quan tâm đến việc quản lý nội dung, chương trình giáo dục KNS dạy tích hợp vào bài học và GD thông qua công tác chủ nhiệm một cách thích đáng nên kết quả giáo dục KNS cho HS của nhà trường chưa đạt kết quả như

mong muốn.

2.3.3. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)