Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 59)

học của CBQL, GV, CMHS và các lực lượng xã hội khác

* Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của việc giáo dục KNS

Để xác định nhận thức của CBQL, GV, PHHS và các lực lượng xã hội trong địa bàn về tầm quan trọng và sự cần thiết phải giáo dục KNS cho HS, tác giả đưa câu hỏi ở phiếu điều tra cho 80 người là CBQL, GV và PHHS, cán

bộ của địa phương với nội dung hỏi:

“ Giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh tiểu học có cần thiết không? (Khoanh tròn vào ý kiến mà quý vị và thầy cô cho là đúng)

a, Cần thiết b, Ít cần thiết c, Không cần thiết

Kết quả thu được như sau: 100% CBQL, GV cho rằng việc giáo dục bồi dưỡng, rèn luyện KNS cho HS tiểu học là cần thiết. Có 75% phụ huynh học sinh cho là cần thiết, có 25% phụ huynh học sinh cho là ít cần thiết. Có 70% cán bộ địa phương cho là cần thiết, có 30% cán bộ địa phương cho là ít cần thiết. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 CBQL GV CMHS Địa phương Cần thiết (%) Ít cần thiết(%) Không cần thiêt(%)

Biểu đồ 2.1: Đánh giá nhận thức củaCBQL, giáo viên và PHHS nhà trường và cán bộ địa phương về GD giá trị sống và kỹ năng sống

Như vậy, qua phân tích số liệu trên có thể thấy rõ 100% cán bộ quản lý, giáo viên đều nhận thức rõ sự cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn nhiều lực lượng xã hội chưa thực sự hiểu và đồng thuận khi thực hiện nội dung giáo dục KNS cho học sinh tiểu học. Đặc biệt, còn rất nhiều phụ huynh chưa nhận thức rõ sự cần thiết phải giáo dục KNS cho con em mình, có những phụ huynh không hiểu thế nào là KNS và GD KNS nên họ bỏ trống không khoanh đáp án trong phiếu hỏi.

Điều này chứng tỏ, công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các lực lượng tham gia GD KNS cho học sinh trong các nhà trường chưa được thực hiện có hiệu quả, vì vậy nhận thức của một số cán bộ địa phương, nhất là của phụ huynh về tầm quan trọng về giáo dục KNS cho HS tiểu học là không cần thiết hoặc ít cần thiết. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự nhận thức về tính cần thiết của việc GD KNS ở phụ huynh chưa cao là do trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là nội dung mà người quản lý cần quan tâm khi xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GD KNS.

* Thực trạng nhận thức về các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh

Chúng tôi tiến hành khảo sát nhận thức của giáo viên về các kỹ năng sống trong nội dung giáo dục KNS cho học sinh TH Trong tập sách Giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội – Năm

2011 các tác giả đã nêu ra bằng các cách sau:

Cách 1: Tiến hành phương pháp trắc nghiệm để đánh giá sự hiểu biết

của GV về hệ thống các kỹ năng cần giáo dục cho HS Tiểu học. Mỗi kỹ năng có 3 phương án để lựa chon, trong đó có phương án đúng.

Ví dụ: Chọn một phương án mà bạn cho là đúng. Kỹ năng tự

nhận thức là:

a. Là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân

b. Là khả năng tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. c. Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình. Kết quả thu được ở bảng 2.1

Bảng 2.1. Điều tra nhận thức về KNS của GV TH Huyện Tủa Chùa TT Kỹ năng Số phương án đúng Tính ra % 1 Kỹ năng tự nhận thức 27 90,0 % 2 Kĩ năng xác định giá trị. 19 63,3 %

3 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 21 70,0 %

4 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. 13 43,5 %

5 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 11 36,7 %

6 Kĩ năng thể hiện sự tự tin 16 53,3 %

7 Kĩ năng giao tiếp 23 76,7 %

8 Kĩ năng lắng nghe tích cực 14 46,7 %

9 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông 16 53,3 %

10 Kĩ năng thương lượng. 12 40,0 %

11 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn 11 36,7 %

12 Kĩ năng hợp tác. 15 50,0 %

13 Kĩ năng tư duy phê phán. 20 66,7 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14 Kĩ năng tư duy sáng tạo. 27 90,0 %

15 Kĩ năng ra quyết định 19 63,3 %

16 Kĩ năng giải quyết vấn đề. 21 70,0 %

17 Kĩ năng kiên định 12 40,0 %

18 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. 11 36,7 %

19 Kĩ năng đặt mục tiêu. 19 63,3 %

20 Kĩ năng quản lý thời gian. 21 66,7 %

* Nhận xét:

Gọi đúng tên và hiểu đúng về kỹ năng là vấn đề thuộc nhận thức, nó là cơ sở để hành động đúng, trong rèn luyện kỹ năng cho học sinh có hiểu đúng kỹ năng mới định hình được các thao tác cần hình thành trong hoạt động và sâu chuỗi để các thao tác để hình thành nên kỹ năng. Nhưng qua bảng hỏi và

quan sát thực tế để hiểu đúng về các kỹ năng cần hình thành cho học sinh của mình ở GV là còn hạn chế. Đây là nguyên nhân để GV Tiểu học ít quan tâm đến lĩnh vực mà bản thân họ không thành thạo do đó không tự tin.

Từ thực tế này, giải pháp “Tổ chức công tác bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý, tổ chức cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường.” cần

được đặt ra và nghiên cứu.

Cách 2: Cũng với các kỹ năng trên chúng tôi tiến hành điều tra với 30

GV TH của các trường TH của Tủa Chùa bằng cách chọn ngẫu nhiên với nội dung đặt ra là: Trong các kỹ năng sau đây, bạn tự đánh giá mình đã có những kỹ năng nào bằng cách tích vào ô tương ứng.

Kết quả được thể hiện ở bảng 2.2

Bảng 2.2. Điều tra về KNS của GV TH Huyện Tủa Chùa

TT Kỹ năng Đã có Có nhưng chưa rõ ràng Chưa có 1 Kỹ năng tự nhận thức 29 98,7 % 01 3,30 % 00 00 % 2 Kĩ năng xác định giá trị. 16 53,3 % 11 36,7 % 03 10,0% 3 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 23 76,7 % 07 23,3 % 00 00 % 4 Kĩ năng ứng phó với căng

thẳng.

15 50,0 % 10 33,0 % 05 16,7 %

5 Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 12 40,0 % 04 13,3 % 14 46,7 % 6 Kĩ năng thể hiện sự tự tin 16 53,3 % 09 30,0 % 05 16,7 % 7 Kĩ năng giao tiếp 23 76,7 % 04 13,3 % 03 10,0 % 8 Kĩ năng lắng nghe tích cực 16 53,3 % 14 46,7 % 00 00 % 9 Kĩ năng thể hiện sự cảm

thông

16 53,3 % 14 46,7 % 00 00 %

10 Kĩ năng thương lượng. 12 40,0 % 11 36,7 5 07 23,3 % 11 Kĩ năng giải quyết mâu

thuẫn

12 Kĩ năng hợp tác. 15 50,0 % 10 30,0 % 05 16,7 % 13 Kĩ năng tư duy phê phán. 20 66,7 % 09 30,0 % 01 3,3 % 14 Kĩ năng tư duy sáng tạo. 24 80,0 % 03 10,0 % 03 10,0 % 15 Kĩ năng ra quyết định 16 53,3 % 11 36,7 5 03 10,0 % 16 Kĩ năng giải quyết vấn đề. 20 66,7 % 16 53,3 % 04 13,3 % 17 Kĩ năng kiên định 12 40,0 % 16 53,3 % 02 6,7 % 18 Kĩ năng đảm nhận trách

nhiệm.

11 36,7 % 18 60,0 % 01 3,3 %

19 Kĩ năng đặt mục tiêu. 19 63,3 % 11 36,7 5 00 00% 20 Kĩ năng quản lý thời gian. 21 90,0 % 09 30,0 % 00 00%

* Phân tích kết quả bảng trên chúng ta nhận thấy:

+ Các kỹ năng mà GV tự đánh giá là mình có (Bảng 2.1)gắn bó mật thiết với nhận thức về kỹ năng đó (Bảng 2.2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các kỹ năng như : Kỹ năng tự nhận thức, Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, Kĩ năng giao tiếp, Kĩ năng tư duy phê phán, Kĩ năng tư duy sáng tạo, Kĩ năng giải quyết vấn đề, Kĩ năng quản lý thời gian là những kỹ năng cần giáo dục cho học sinh TH mà GV TH đã có, đây là điều kiện thuận lợi. Trong khi đó Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ và kỹ năng thương lượng là những kỹ năng còn nhiều giáo viên đánh giá là bản thân chưa có. Đây cũng là vấn đề mà các cấp quản lý cần quan tâm để lựa chọn các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh TH và trong công tác bội dưỡng GV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 59)