Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Tủa Chùa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 54)

2.1. Khái quát chung về Huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên tỉnh Điện Biên

Tủa Chùa là huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Điện Biên, trung tâm huyện cách Quốc lộ 6 hơn 18 km, cách thành phố Điện Biên Phủ 125 Km. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng 22,09o Bắc; 105,28o Đông và có địa giới hành chính tiếp giáp: Phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; phía Tây giáp huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên;

Địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại hết sức khó khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Diện tích tự nhiên 68.526 ha, dân số 4,96 vạn người, gồm 7 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 95%;

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, cơ sở vật chất, đời sống kinh tế của nhân dân các dân tộc được khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%/năm, lương thực đạt 386 kg/người/năm. Kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, hoàn thành Dự án Di dân tái định cư thủy điện Sơn La, đã và đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.

Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc từ đó đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư; Các lĩnh vực văn hoá- xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội được

triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả, đời sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm.Thành quả trên đã có tác động tích cực đến công tác giáo dục dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh, tuy nhiên khó khăn vẫn là chủ yếu bởi mức sống đồng bào DTTS còn quá thấp, nhận thức còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó đồng bào lại sinh sống chủ yếu vùng núi địa hình cách trở.

Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 5%; 100% hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ đã hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát; 12/12 xã, thị trấn, 98/138 thôn, bản có điện thắp sáng; 100% các xã, thị trấn có sóng điện thoại di động và Internet. Tình hình an ninh, chính trị tiếp tục củng cố và giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo;

Song do xuất phát điểm thấp nên Tủa Chùa vẫn là một huyện nghèo, trình độ dân trí còn thấp, đời sống của nhân dân còn khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa thật bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao và thường trực do thiên tai và trình độ dân trí...

Tuy nhiên, kinh tế - xã hội các Huyện Tủa Chùa vẫn còn chậm phát triển và nhiều khó khăn.Tính tự phát, manh mún trong sản xuất còn phổ biến. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thế mạnh kinh tế rừng chưa được phát huy đúng mức; công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng còn nhiều yếu kém, một số nơi rừng bị tàn phá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hệ thống dịch vụ không có hoặc còn sơ khai. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém. Các vấn đề thiết yếu như: nhà ở, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, nước, điện sinh hoạt chưa được giải quyết căn bản. Đời sống của nhân dân trong vùng còn thấp xa so với các vùng khác trong tỉnh. Trình độ dân trí thấp, điều kiện phát triển giáo dục, y tế khó khăn, học sinh bỏ học còn nhiều; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao. Đồng bào dân tộc vẫn còn tồn tại một số tập tục lạc hậu.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 54)