Tình hình về giáo dục của huyện Tủa Chùa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 56)

* Tình hình chung.

Tủa Chùa có nền văn hoá địa phương đậm đà bản sắc dân tộc. Nhân dân các dân tộc Tủa Chùa sinh sống đoàn kết, cần cù lao động để xây dựng cuộc sống mới. Thế hệ con em các dân tộc huyện Tủa Chùa rất hiếu học và có

truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Nhiều gia đình, dòng họ đạt danh hiệu gia

đình, dòng họ hiếu học. Trong nhiều năm học gần đây, nhiều học sinh là con em các dân tộc huyện Tủa Chùa thi đỗ và xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng và đại học. Nhân dân các dân tộc trong huyện đang từng bước xóa bỏ các hủ tục không phù hợp.

Ngành Giáo dục và Đào tạo Tủa Chùa đã có những phát triển đáng khích lệ: Quy mô mạng lưới trường, lớp và học sinh tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Tủa Chùa có đủ hệ thống trường mầm non, phổ thông, TTGDTX huyện, TTHTCĐ 12 xã, thị trấn. Con em đồng bào dân tộc được tạo điều kiện học tập. Năm học 2013-2014 toàn ngành có 43 trường, 574 lớp, 11.857 học sinh; trong đó: Giáo dục Mầm non 15 trường, 136 nhóm lớp,

2.775 trẻ; Giáo dục Tiểu học 16 trường, 332 lớp, 6.249 học sinh; Giáo dục

Trung học cơ sở 12 trường, 106 lớp, 2.833 học sinh. So với năm học 2006- 2007 tăng 23 trường, 117 lớp, 2.430 học sinh; trong đó Mầm non tăng 13

trường, 52 lớp, 1.129 học sinh; Tiểu học tăng 6 trường, 43 lớp, 680 học sinh;

THCS tăng 4 trường, 22 lớp, 621 học sinh.

Hệ thống Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) phát triển mạnh toàn huyện có 12/12 xã, thị trấn thành lập Trung tâm HTCĐ đạt 100%.

Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm học 2013-2014 tỷ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi đạt 5,3%, tỷ lệ huy động trẻ 3- 5 tuổi đạt 63,2%, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 94%; tỷ lệ huy

động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%, tỷ lệ học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 91,4%; tỷ lệ trẻ 11 tuổi vào học lớp 6 đạt 65,5%, tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi học

THCS đạt 84,2%; có 37 học sinh hệ phổ cập Tiểu học và 613 học sinh hệ phổ cập THCS.

Bên cạnh những thành quả đạt được thì công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục vẫn còn những tồn tại nhất định. Nhìn chung, hầu hết các trường đều gặp khó khăn trong việc giáo dục học sinh, do phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt, ngôn ngữ trong giao tiếp, kỹ năng tiếp thu của học sinh. Do địa bàn xa, trải dài, giao thông chưa đảm bảo nên việc đi lại của học sinh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong những ngày nghỉ. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu cho việc dạy và học, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Công tác giáo dục dân tộc chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. Học sinh phổ thông đi học cơ bản đầy đủ về số lượng nhưng một số học sinh học chưa đúng tuổi. Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp, nhất là ở vùng cao. Giáo viên người dân tộc còn quá ít, trình độ của giáo viên người dân tộc còn thấp. Hiện tượng học sinh bỏ học tuỳ tiện vẫn còn tồn tại. Hiện tượng tảo hôn chưa được hoàn toàn chấm dứt, cá biệt có học sinh bỏ học ở nhà cưới vợ từ đó ảnh hưởng trực tiếp đối với việc duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh, đặc biệt là HS dân tộc thiểu số.

* Tình hình giáo dục Tiểu học

Trong những năm qua, quy mô giáo dục và đào tạo của ngành được quan tâm mở rộng, hệ thống trường lớp phát triển ổn định, từng bước hoàn thiện đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân các dân tộc theo hướng đa dạng hoá. Huyện Tủa Chùa trung bình có 02 trường TH/xã. Với hàng trăm điểm trường. Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu năm học 2012- 2013 Huyện có 2 trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, chiếm 8,3% số trường TH trên địa bàn Huyện. So với các Huyện khác trong Tỉnh thì số trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp và gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho dạy học và giáo dục, đặc biệt là chất lượng giáo dục.

Giáo dục dân tộc, giáo dục vùng đặc biệt khó khăn đang được quan tâm và đẩy mạnh nhờ nhận thức của đồng bào các dân tộc đã có chuyển biến tích

cực trước lợi ích của việc học đối với việc thoát đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống, số lượng học sinh ngày càng tăng trong đó thành phần học sinh là người dân tộc chiếm đa số, Các trường TH trong Huyện có trên 90%, thậm chí có trường 100% học sinh dân tộc. Tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi ra lớp ngày càng cao.

Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, 99,6% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên; cân đối về giới tính và thành phần dân tộc, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.

Hầu hết các trường đều gặp khó khăn trong thực hiện mục tiêu “chỉnh trang, chuẩn hóa trường, lớp học”, đầu tư không được đồng bộ các hạng mục

của trường học. Công tác quy hoạch và bố trí đất đai để xây dựng sân trường, khu sinh hoạt… để đảm bảo chuẩn hóa và kinh phí thực hiện xây dựng các công trình phụ như: nhà vệ sinh, nhà thí nghiệm, thiết bị… nhiều nơi không thực hiện được do kinh phí hạn chế.

Các trường TH trong Huyện rất khó huy động được các nguồn vốn khác để đầu tư đồng bộ về nhà bán trú cho học sinh. Để tạo điều kiện cho học sinh dân tộc đi học thuận lợi bằng cách mở lớp học gần dân vì vậy đến nay toàn Huyện vẫn còn 15,7% lớp học tạm bợ và nhờ nhà dân.

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, số lượng học sinh khá giỏi năm sau cao hơn năm trước. Số học sinh phải bồi dưỡng thêm trong hè giảm. Các đơn vị thực hiện nghiêm túc chương trình theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông; thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Mở rộng quy mô trường lớp dạy 2 buổi/ngày. Tiếp tục thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (Sequap). Thực hiện việc giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các môn học, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh, triển khai thực hiện đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên (Trang 56)