Cơ cấu phòng kế toán

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH kinh doanh dược Thiên Thành (Trang 40)

II. Bổ sung thông tin tài khoản của người nộp thuế:

3.1.2.2.Cơ cấu phòng kế toán

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY TNHH KINH DOANH DƯỢC THIÊN THÀNH

3.1.2.2.Cơ cấu phòng kế toán

. Bộ máy kế toán của công ty là một tập hợp các cán bộ, nhân viên, kế toán cùng các phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán, thông tin được trang bị để thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, phân tích và cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của công ty, để phục vụ công tác quản lý của công ty. Công ty hiện đang tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung gồm kế toán trưởng và 7 kế toán viên hoạt động dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng.

Sơ đồ3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ kiểm tra đối chiếu

Giới thiệu sơ lược các bộ phận kế toán trong bộ máy kế toán

- Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): Là người trực tiếp chỉ đạo bộ máy kế toán, cũng như việc tổ chức công tác kế toán, thống kê của công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, không ngừng cải tiến việc tổ chức bộ máy và công tác kế toán của công ty. Tổ chức việc ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về số liệu kế toán cung cấp.

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương Kế toán bán hàng Kế toán công nợ Kế toán vật tư và TSCĐ Thủ quỹ Kế toán tiền mặt, TGNH

- Kế toán tiền mặt, TGNH: Theo dõi các khoản phải thu, phải chi tiền mặt và theo dõi việc thanh toán với Ngân hàng ở các tài khoản tiền mặt.

- Kế toán vật tư, TSCĐ: Tổ chức việc ghi chép, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua vận chuyển, bảo quản và tình hình nhập xuất, tồn kho của vật tư hàng hoá, tình hình sử dụng vật tư hàng hoá cho quá trình sản xuất cả về chủng loại, giá cả và thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời đầy đủ, đúng chủng loại vật tư cho quá trình sản xuất. Đối với TSCĐ, phải ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong toàn công ty.

- Kế toán tiền lương và thanh toán, công nợ phải trả : Phải tiến hành tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng, tính toán và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Tính toán phân bổ hợp lý, chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho các đối tượng sử dụng có liên quan, nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho việc phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và tiêu thụ quỹ lương cũng như việc lập báo cáo tài chính.

Ngoài ra bộ phận kế toán này còn có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời các khoản công nợ phải trả và tình hình thanh toán của công ty, nhằm thực hiện tốt kỷ luật thanh toán, chế độ quản lý tài chính của công ty.

- Kế toán tổng hợp CPSX và giá thành sản phẩm: Tổng hợp toàn bộ chi phí liên quan đến tính giá thành và thực hiện các bút toán kết chuyển, phân bổ báo cáo cuối tháng. Ngoài ra kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cần phải theo dõi tất cả việc xuất nguyên vật liệu từ ngoài xưởng sản xuất thông qua thống kê xưởng và thống kê kho và có thể tập hợp tốt chi phí mà không ảnh hưởng tới giá thành.

- Kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Phản ánh, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng của công ty về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả và thời hạn thanh toán. Tính toán và phân bổ chính xác các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn của hàng xuất bán, các khoản thuế phải nộp cho nhà nước, xác định doanh thu và kết quả bán hàng, kiểm tra tình hình thực hiện các dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, cũng như kế hoạch doanh thu và kết quả kinh doanh của

thời các khoản công nợ phải thu, tình hình thu hồi công nợ, cũng như khả năng thu hồi các khoản nợ của công ty. Trên cơ sở đó có đề xuất kiến nghị những phương pháp hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý, tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận.

- Thủ quỹ : Là bộ phận chịu trách nhiệm về quỹ tiền bạc của công ty, hàng ngày phải phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số liệu và tình hình biến động của quỹ tiền mặt thông qua các phiếu thu, phiếu chi và tình hình nhập, xuất quỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH kinh doanh dược Thiên Thành (Trang 40)