Những mặt làm được, chưa làm được và nguyên nhân tồn tại của hệ thống

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại chi cục thuế Quận Tân Phú Thực trạng và giải pháp (Trang 80)

thống KSRR tại Chi cục thuế Tân Phú: 4.6.1. Những mặt làm được

 Từng bước nâng cao hiệu quả ứng dụng tin học vào công tác quản lý

thuế, tiếp tục vận hành tốt các chương trình do TCT cài đặt. Chú trọng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ viên chức thuế để đáp ứng yêu cầu

công tác ngày càng cao thông qua việc thường xuyên cử CBCC tham gia các lớpđào

tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thuế.

 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho từngđội, từng cá

nhân trong công tác thuế.

 Chi cục xây dựng những nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện trong năm, có

mục tiêu thu cụ thể cho từngđội, từng cá nhân. Từ năm 2008 - 2011 đều đạt kết quả thu vượt mức dự toán pháp lệnhđề ra của cục thuế.

 Hàng nămđều thực hiện tuyên truyền và tổ chức các buổi hội nghị hướng

NNT trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế, trả lời 141 văn bản chính sách thuế, tổ chức buổi

"Hội nghị lắng nghe ý kiến người nộp thuế"... Năm 2011 thực hiện 2.744 cuộc trả lời qua điện thoại, 5.831 lượt NNT trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế, trả lời 112 văn bản

chính sách thuế...

 Đạt danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" nhiều năm liền, được UBND Thành phố tặng cờ thi đua.

 Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế và tại DN giúp Chi cục truy thu và bổ

sung các khoản thuếđã bị thất thu. Năm 2012 tổng số thuế kê khai điều chỉnh sau kiểm

tra tại cơ quan thuế và số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra tại DN là 52,58 tỷ, đạt

87.63% so với kế hoạch năm 2012; Năm 2011 tổng số kiến nghị truy thu qua công tác

kiểm tra là 27,09 tỷ, giảm lỗ thuế TNDN là 21,47 tỷ.

4.6.2. Những mặt chưa làm được

 Số thu thuế năm 2012 đạt 90,43% chưađạt theo DTPL năm 2012.

 Công việc của một công chức thuế làm công tác kiểm tra trong thực tế phát

sinh quá nhiều so với quy định và số lượng DN được phân công cũng quá lớn nên không thể hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra như yêu cầu của lãnh đạo.

 Công tác rà soát, đưa hộ phát sinh vào quản lý còn chậm, tình trạng sót hộ

vẫn còn nhiều tại cácđịa bàn phườngđang phát triển. Số thuế thu nộp vào ngân sách sau kiểm tra còn thấp, số thuế nợđọng còn lớn, số lượng DN được kiểm tra còn thấp.

 Việcứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế tuy có nhiều tiến bộ nhưng

vẫn chưađápứng yêu cầu quản lý và chưa phục vụ thiết thực cho các lĩnh vực công tác khác như: Ứng dụng thường bị giánđoạn, khi xử lý hồ sơđăng ký thuế khi ghi dữ liệu

khá lâu mới ghi được, các phiên bản phần mềm miễn phí hỗ trợ kê khai thuế còn xảy ra

nhiều lỗi và việc nộp tờ khai tại thời gian đến hạn thường xuyên bị nghẽn, lỗi hệ thống do đường truyền quá tải; hệ thống báo cáo rất nhiều loại nhưng lại không hướng dẫn đầyđủ và cụ thể, rất hay thay đổi.

 Đội ngũ cán bộ kiểm tra giám sát không đủ trình độ để đáp ứng nhu cầu

4.6.3. Nguyên nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tình hình kinh tế trong những năm vừa qua gặp nhiều khó khăn và có khá nhiều biến động, Chính phủđưa ra các chính sách hỗ trợ cho DN dẫnđến số thu thuế năm 2012 không đạtđược chỉ tiêu DTPL được giao.

 Tình hình nhân sự tại Chi cục thuế quận Tân Phú vừa mỏng vừa yếu, năm

2012 có 196 công chức, bình quân một cán bộ kiểm tra quản lý bình quân trên 200 DN: giải quyết các công việc sự vụ cho NNT, trả lời xác minh thuế,.. vừa phải hoàn thành kế hoạch hàng tháng về kiểm tra tại cơ quan thuế, vừa phải kiểm tra tại trụ sở NNT dẫn đến hiệu quả quản lý thực tế chưa cao như yêu cầu của lãnh đạo.

 Đa số cán bộ thuế đều chỉ có kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán, còn thiếu và yếu về nghiệp vụ trong khi hành vi gian lận thuế ngày càng tinh vi, dẫnđến

việc khó phát hiệnđược hết các sai phạm và gian lận của NNT.

 Việc sắp xếp cán bộ thực hiện công việc còn chưa hợp lý, có trường hợp

cán bộ không có chuyên môn và kinh nghiệm lại được giao nhiệm vụ lớn, những cán

bộ có khả năng và trình độ lại giao công việc không tương xứng với khả năng dẫn đến

công việc không đạt kết quả cao ảnh hưởng đến khoản thu NSNN.

 Hệ thống phần mềm kê khai hỗ trợ người nộp thuế còn đang trong quá trình áp dụng phổ biến rộng rãi đến đối tượng nộp thuế, số lượng DN kê khai qua mạng ngày càng tăng và hầu hết các DN đều dồnđến thời hạn cuối cùng để nộp tờ khai,

dẫnđến tình trạng lỗi, nghẽn mạng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương này tác giả tập trung đánh giá thực trạng hệ thống KSRR tại Chi cục

thuế quận Tân Phú, phân tích 8 thành phần cốt lõi của hệ thống kiểm soát rủi ro bao gồm: Môi trường quản lý, Thiết lập mục tiêu, Nhận diện sự kiện tiềm tàng, Đánh

giá rủi ro, Phản ứng rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát thông qua việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thực tế tại Chi cục thuế quận Tân Phú, và 77 cá nhân là những người đang công tác tại Chi cục thuế quận Tân Phú.

Bằng phương pháp định tính và định lượng - thống kê mô tả, tác giả đã tiến

hành thống kê, so sánh để đánh giá mức độ của các yếu tố thông qua tỷ trọng các

câu trả lời của CB-CNV trong Chi cục thuế. Qua đó rút ra các kết luận cần thiết,

nhất là những mặt đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân. Đây là cơ sở khoa

học để tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro trong chương 5.

CHƯƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT

RỦI RO TRONG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ

TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂN PHÚ.

5.1. Định hướng mục tiêu

 Năm 2013, nhiệm vụ thu ngân sách của Chi cục thuế quận Tân Phúđược

giao là: DTPL 1.207 tỷ đồng, chỉ tăng 5,32% so với năm 2012, trong đó thuế CTN

NQD 735 tỷ đồng; DTPĐ 1.267,4 tỷ đồng, trong đó thuế CTN NQD 771,8 tỷ đồng.

 Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN năm 2013. Định kỳ hàng

tháng, quý, năm Chi cục thực hiện rà soát, đánh giá, phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu, xác định những khoản thu còn tiềm năng để kiến nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với UBND Quận chỉ đạo các ngành phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách.

Phấn đấu thu đạt và vượt DTPL 2013

 Phấn đấu 95% DN đang quản lý kê khai thuế qua mạng

 Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế

tại Chi cụcgiai đoạn 2011-2015

 Ứng dụng công nghệ tin học phục vụ công tác quản lý thuế

 Xây dựng và thực hiện 100% kế hoạch kiểm tra DN, kế hoạch kiểm tra

nội bộ năm 2013

 Tăng cường công tác rà soát đưa 100% số hộ, DN thực tế vào quản lý

thuế

 Tăng cường công tác thu nợ đọng, phấn đấu đảm bảo tỷ lệ nợ đọng 5%

trên tổng số thu

 Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát CBCC trong việc thực thi công vụ,

tiếp tục thực hiện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí

 Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, định kỳ sơ, tổng kết phát động phong trào thi đua và nhân điển hình tiên tiến, động viên khen thưởng kịp

thời

 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT chấp hành nghĩa vụ

thuế.

5.2. Quan điểm đưa ra giải pháp

5.2.1. Quan điểm kế thừa

Hiện nay tại Chi cục thuế quân Tân phú đã có hệ thống kiểm soát nội bộ,

mặc dầu chưa hoàn thiện như mong muốn, nhất là nhận diện rủi ro, kiểm soát rủi ro chưa kịp thời, nhưng tại Chi cục đã có nhiều văn bản hướng dẫn vẫn còn phù hợp,

vì vậy với quan điểm kế thừa, luận văn sẽ lọc bỏ những quy định không còn phù hợp, bổ sung mới những quy định phù hợp, nhất là các quy định nhằm nâng cao các

yếu tố rủi ro trong công tác thu thuế TNDN và cách phản ứng, kiểm soát các yếu tố

rủi ro một cách hợp lý.

5.2.2. Quan điểm hội nhập

Lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và KSRR nói riêng trên thế

giới luôn luôn phát triển theo sự vận động của các hiện tượng kinh tế trên thế giới. Nước ta đã là thành viên khối ASEAN, WTO và đang tích cực đàm phán vào TPP, FTA thì sự tác động trong công nghệ quản lý hiện đại sẽ lan tỏa hiệu ứng vào công tác quản lý của doanh nghiệp và tổ chức hoạt động công, trong đó có đơn vị quản lý

thuế của nhà nước. Chi cục thuế quận Tân Phú cũng phải theo đà phát triển này, vì vậy việc học tập, cập nhật cái mới để theo kịp trình độ quản lý của thế giới là cần

thiết. Hiện nay trên thế giới đã bắt đầu triển khai COSO 2013, nên quan điểm này giúp luận văn đưa ra nhóm giảp pháp hiện đại, theo kịp trình độ KSRR trên thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2.3. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại

Một Chi cục thuế tại một thành phố năng động, khoa học không thể quản lý

việc thu thuế lạc hậu trên các máy vi tính rời và phần mềm đơn lẻ, điều này gây rủi

ro tiềm năng không kiểm soát việc thu thuế TNDN nói chung và các loại thuế khác

ngành và kết nối với kho bạc, Hải quan. Tuy nhiên hiện nay, thì hệ thống này vẫn chưa kết nối thất sự, nên trong những năm gần đây còn một số đơn vị khai mang, bỏ

trốn, … sau đó rất lâu cơ quan thuế mới phát hiện, việc chậm trể gây nhiều rủi ro

thất thu thuế. Việc tổng cục thuế trang bị một hệ thống hoạch định nguồn lực ERP

toàn ngành và cho phép kết nối với kho bạc, Hải quan một cách nhanh chóng và chính xác sẽ rút ngắn thời gian kiểm tra thuế, hoàn thuế, thu thuế và phát hiện

nhanh những gian lận, hành vi trốn thuế của các đối tượng, từ đó có cách hành xử đúng pháp luật, giảm tổn thất trong công tác thuế thuế TNDN.

5.3. Một số giải pháp hoàn thiện

5.3.1. Về môi trường quản lý

Phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận: Công tác quản lý

thuế từ khâu tiếp nhận hộ sơđến khâu kiểm tra thanh tra, đôn đốc nợ thuế bao gồm

nhiều công đoạn, mỗi công đoạn sẽ có mối liên hệ với nhau, vì thế để tránh trường

hợp xảy ra gian lận, đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận dẫnđến thất thu thuế cần

phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban và bộ phận, mỗi bộ phận phụ

trách phần công việc riêng.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các nhân

viên: Cần thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp công dân theo quy định, dành thời

gian thích đáng trực tiếp gặp và đối thoại với dân, giải quyết kịp thời những phản

ánh, kiến nghị, khiếu nại và tố cáo của dân, bên cạnhđó cần tổ chức các cuộc tuyên truyền, quán triệt Luật phòng chống tham nhũng, các Nghịđịnh của Chính phủ, các văn bản liên quan về phòng chống tham nhũng trong cán bộ công chức. Điều này sẽ

giúp tránh tình trạng tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ của cán bộ thuế, tạo một môi trường làm việc trong sạch và lành mạnh.

Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi nhân

viên: Mỗi cán bộ sẽ có những kiến thức và kinh nghiệm làm việc riêng, tùy theo kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của mỗi người mà Chi cục thuế tiến hành phân công công việc phù hợp với khả năng của cán bộ thuế, điều này giúp CBCC phát

Bên cạnh đó việc tuyển dụng cán bộ thuế cần được thực hiện một cách chặt chẽ, tránh trường hợp nhờ quan hệ quen biết dẫn đến trình độ chuyên môn cán bộ thuế

không phù hợp, không đảm bảo thực hiện nhiệm vụđược giao.

Hình thức khen thưởng, kỷ luật: Để tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, Chi cục thuế nên có các hình thức khen thưởng hợp lý cho nhân

viên khi họđạtđược mục tiêu đề ra, điều này góp phần giúp nhân viên hài lòng với

những công sức mình bỏ ra, mang lại cho họ tinh thần làm việc tốt hơn và phấn đấu

nhiều hơn nữa, không nên đưa ra mục tiêu, phát động phong trào nhưng hình thức khen thưởng không hợp lý dẫn đến tâm lý chán nản và không quyết tâm đạt mục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiêu, làm việc không có tâm huyết. Tuy nhiên, cũng cần phải có hình thức kỷ luật và xử phạt nghiêm minh cho những trường hợp sai phạm, tùy theo mức độ vi phạm mà có những hình thức xử phạt tương ứng, nhằm nâng cao tính răn đe cho các nhân

viên trong nội bộ Chi cục thuế.

5.3.2. Về Thiết lập mục tiêu

Xây dựng mục tiêu thu của đơn vị phù hợp với tình hình kinh doanh thực

tế trên địa bàn: Việc đặt ra mục tiêu thu vào mỗi năm là điều cần thiết và rất quan

trọng, đó là bước khởiđầu để Chi cục tiến hành phân bổ nguồn lực và xây dựng kế

hoạch cho cả năm, tuy nhiên con số mục tiêu đưa ra cần hợp lý, dựa trên tình hình kinh tế năm trước, tình hình tại các Doanh nghiệp, các chính sách của nhà nước và tình hình hoạt động kinh doanh tạiđịa bàn quận Tân Phú mà tiến hành lập kế hoạch

cho phù hợp, không thể với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, số lượng DN phá

sản nhiều, CP đưa ra các chính sách miễn giảmđể giúp DN vượt qua khó khăn mà

đưa ra một con số mục tiêu thu cao hơn gấp nhiều lần năm trước hay ngược lại.

Việc xác định mục tiêu thu không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng lơ là khi đã đạt được mục tiêu khi mục tiêu đặt ra quá thấp hay trường hợp mục tiêu đặt ra quá cao

sẽ tạo áp lực tâm lý cho cả cán bộ thuế và cả DN dẫnđến nhiệm vụ thu ngân sách

không hiệu quả.

Nhà quản trị cần nắm vững các thông tin để có thể đưa ra các mục tiêu hiệu quả cho tổ chức: Muốn đưa ra được mục tiêu thu phù hợp, cần có sự đầu tư

vào công tác đánh giá tình hình kinh tế, tình hình hoạt động tại địa bàn quận Tân

Phú, những thống kê về số lượng DN, dựa trên mục tiêu thu của TCT để tiến hành xây dựng mục tiêu thu cho địa bàn... có như thế mục tiêu thu mới phản ánh đúng

thực tế, góp phần giúp công tác lập kế hoạch và phân bổ nguồn nhân lựcđược thực

hiện một cách có hiệu quả.Ngoài ra người quản lý cần quan tâm đến các mục tiêu “ Luôn đồng hành cùng người nộp thuế”, “Chung tay cải cách thủ tục hành chính thuế”… nhằm đem lại sự hài lòng hơn nữa cho người nộp thuếtránh trường hợp vì thủ tục hành chính nhiêu khê, cán bộ thuế quan liêu dẫn đến NNT không hiểu về

những quy định mới hay cách tính thuế mới cũng không lên hỏi cán bộ thuế dẫn đến làm sai.

5.3.3. Về Nhận diện sự kiện tiềm tàng

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại chi cục thuế Quận Tân Phú Thực trạng và giải pháp (Trang 80)