tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và đưa ra các giải pháp đúng đắn trong chương sau.
Kết quả nghiên cứu từ dữ liệu tứ cấp và sơ cấp trên, tác giả đánh giá thực
trạng hệ thống KSRR qua 8 yếu tố cấu thành như sau:
4.5. Nghiên cứu các yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tại Chi cục thuế quận Tân Phú. cục thuế quận Tân Phú.
Như chúng ta đã biết, thuế là một trong số những ngành có mức độ rủi ro thất
thu cao. Vậy nên việc tăng cường hiệu quả quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro trong
công tác thu thuế luôn là vấn đề được các Chi cục Thuế đặc biệt quan tâm. Trong
phạm vi nghiên cứu của bài luận văn này tác giả chỉ đi sâu phân tích các nhân tố
nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro trong Chi cục thuế quận Tân Phú.
Đây là bước đi đầu tiên đặt nền móng cho toàn bộ quy trình chống thất thu thuế tại
Chi cục. Có thể nói đây là một công đoạn quan trọng tác động trực tiếp đến công tác
chống thất thu tại Chi cục thuế có thực sự mang lại hiệu quả hay không ?
Việc kiểm soát rủi ro tại Chi cục thuế quận Tân Phú phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Theo báo cáo COSO 2004 thì công tác kiểm soát rủi ro tại Chi cục thuế bao gồm những nhân tố cụ thể sau: Môi trường quản lý, Thiết lập mục tiêu, Nhân dạng sự kiện tiềm tàng, Đánh giá rủi ro, Phản ứng rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát. Do
đó để có thể xây dựng một quy trình kiểm soát rủi ro tốt thì đầu tiên Chi cục thuế
quận Tân Phú cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của từng nhân tố trên. Phần tiếp
theo của luận văn sẽ tập trung phân tích 8 nhân tố này và rút ra những giải pháp cụ
thể nhằm hoàn thiện cho từng nhân tố, mà mục tiêu cuối cùng đó là hoàn thiện quy
trình kiểm soát rủi ro tại Chi cục thuế quận Tân Phú.
4.5.1. Môi trường quản lý
Theo dữ liệu thứ cấp
Cơ quan thuế Tân Phú đang từng bước nỗ lực hoàn thiện bộ máy tổ chức nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành hoạt động thu thuế đang trong quá trình cải cách đổi mới bằng việc kê khai điện tử và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong các khâu công việc, cải cách thủ tục hành chính của ngành theo mô hình một
cửa.
Hiện Chi cục thuế quận Tân Phú có 16 đội thuế, thực hiện theo quyết định
504/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục thuế quy định chức năng, nhiệm vụ cụ
thuể của các đội thuế thuộc Chi cục, trong đó mỗi đội giữ một vai trò và nhiệm vụ
cụ thể. Phần đông CBCC đều có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với
công việc được giao, thống kê năm 2012 có 146 CBCC có trình độ đại học, 18 người có trình độ cao đẳng, và trung cấp là 32 người. Nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý thuế, hàng năm Chi cục đều tổ chức các buổi tập huấn các chính sách mới cho
toàn bộ công chức trong Chi cục, cử cán bộ thuế tham dự các lớp đào tạo bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ do Cục thuế tổ chức, có kế hoạch tập huấn trao đổi
kinh nghiệm giữa các đội thuế trong công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế của người
nộp thuế, nhằm nâng cao trình độ, đảm bảo công chức thuếđủ năng lực và phù hợp
với công việc được giao.
Bên cạnh đó Chi cục thuế quận Tân Phú tiến hành tổ chức tuyên truyền, quán
triệt Luật Phòng chống tham nhũng, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản
liên quan về phòng chống tham nhũng. Kiểm tra giám sát các bộ phận tiếp công
dân, giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân đúng quy trình, thủ tục hành chính
không để xảy ra tình trạng tham nhũng, hạch sách gây phiền hà cho dân. Đẩy mạnh
hoạt động có hiệu quả của bộ phận “một cửa” tại Chi cục thuế nhằm giúpngười nộp
thuế nộp và nhận kết quả tại một nơi, tránh đi lại nhiều lần qua các bộ phận chức năng, đồng thời hạn chế hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ thuế.
Theo kết quả bảng câu hỏi khảo sát (chi tiết Phụ Lục IV)
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Hình 4.2: Kết quả thống kê nhân tố Môi trường quản lý.
Theo như kết quả tác giả thống kê được ở trên, thì đa số các lựa chọn của các đáp viên về việc nên đẩy mạnh phát triển những yếu tố nào để có thể nâng cao mực độ hiệu quả hoạt động của nhân tố môi trường quản lý. Tất cả các sự lựa chọn chỉ
tập trung chủ yếu vào 4 yếu tố cụ thể sau đây:
- Đầu tiên là yếu tố “Hình thức khen thưởng, kỷ luật” với 42/77 người đồng ý cho rằng đây là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao mức độ hiệu hoạt động của môi trường quản lý chiếm tỷ lệ khoảng 54,6%, trong đó có 11 người đánh giá yếu tố này đặc biệt quan trọng chiếm tỷ lệ 14,3%. Số người bày tỏ quan điểm trái ngược chiếm tỷ lệ không cao.
- Tiếp theo là yếu tố “Phân công công việc phù hợp với trình độ
chuyên môn của mỗi nhân viên” cũng chiếm một tỷ lệ số người đồng ý quan trọng
rất cao. Với 44/77 người cho rằng đây là một yếu tố quan trọng để xây dựng nên một môi trường quản lý tốt, và cụ thể tỷ lệ này chiếm 57,2%, trong đó số người rất đồng ý chiếm 10,4%.
- Yếu tố tiếp theo nữa là “Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm
46/77 số người bày tỏ quan điểm đồng ý chiếm tỷ lệ 59,8% và trong đó có 20,8% số người rất đồng ý với yếu tố này. Những người không đồng ý chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ.
- Cuối cùng là yếu tố “Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các nhân viên” và cũng là yếu tố được đánh cao nhất đối với công
tác nâng cao hiệu quả môi trường quản lý. Với 52/77 người đồng ý chiếm tỷ lệ 67,6% và đặc biệt là có tới 45,5% số người đánh giá yếu tố rất quan trọng.
Trên đây là các con số thống kê chi tiết từ kết quả nghiên cứu tác giả. Sau đây ta sẽđi vào làm rõ từng yếu tố, phân tích và đánh giá thông qua tình hình thực tế tại Chi cục thuế quận Tân Phú.
Hình thức khen thưởng, kỷ luật
Đối với Chi cục thuế quận Tân Phú thì việc khen thưởng và đề bạt các CB- CNV khi họ hoàn thành các nhiệm vụ được giao hay là các hình thức kỷ luật khi
mắc phải các sai phạm là một việc làm hết sức quan trọng. Nếu đơn vị có thể tạo ra
một môi trường làm việc công bằng giữa các nhân viên sẽ giúp họ có được một tâm
lý làm việc thoải mái, không tạo nên sự bất bình trong nội bộ cơ quan. Nên thực
hiện chính sách thưởng phạt phân minh, thưởng đúng người đúng việc, phạt phải có
lý do rõ ràng. Có như thế mới có thể tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả, tối ưu hóa được nguồn lực từ nhân viên.
Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi nhân
viên.
Đây cũng là một việc làm rất quan trọng để có thể tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả. Để có thể làm tốt công tác này đòi hỏi đơn vị phải thực hiện chặt chẽ
trong công tác tuyển dụng nhân sự, bên cạnh đó là sự sáng suốt và tầm nhìn của các
nhà Lãnh đạo. Bởi vì năng lực thực sự của mỗi nhân viên nó không nằmở bằng cấp
của họ mà là ở khả năng làm việc. Khi mà có thể đánh giá được năng lực của nhân
viên thì lúc đó có thể phân chia công việc cho họ một cách hợp lý. Và điều này góp phần mang lại hiệu quả làm việc rất lớn cho từng bộ phận cũng như toàn Chi cục. Một khi mà công việc phù hợp với trình độ chuyên môn thì không thể gây ra quá
nhiều các khó khăn cho nhân viên trong quá trình làm việc, và chúng ta có thể chắc
chắn một điều rằng là năng suất làm việc của nhân viên sẽ thay đổi đáng kể.
Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận.
Việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả làm việc của toàn đơn vị. Công việc phân chia này giúp cho các phòng ban chỉ đảm nhận một số các công việc nào đó và chỉ chịu trách nhiệm cho
các công việc đó. Nó sẽ giảm thiểu các khả năng sai sót trong quá trình làm việc
cũng như có thể giúp các nhà quản trị có thể quản lý toàn bộ hệ thống đơn vị một
cách dễ dàng. Đặc biệt là khi xảy ra các sai sót thì nó có thể giúp cho Lãnh đạo đơn
vị có thể dễ dàng tìm ra được nguyên nhân xuất phát từ bộ phận nào và có hướng
giải quyết kịp thời, và khi truy cứu trách nhiệm thì cũng sẽ được gói gọn, không
phải mất thời gian điều tra… Tất cả đó sẽ tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đây là yếu tố cốt lõi để tạo nên một môi trường quản lý tốt.
Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các
nhân viên.
Đối với một cơ quan nhà nước thì đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, có thể nói đây là bộ mặt của nhà nước tại địa phương. Vậy nên mọi hoạt động đều phải
thực hiện theo đúng chuẩn mực và các quy tắc ứng xử của nhà nước, khi làm việc
trong nội bộ Chi cục hay lúc tiếp dân. Tuy nhiên ta cũng phải ý thức được rằng xây
dựng một môi trường làm việc chuẩn mực nó là nền tảng cho việc xây dựng một môi trường quản lý hiệu quả. Thực hiện tốt công tác này sẽ tạo ra trong tổ chức một môi trường làm việc thân thiện, các nhân viên và bộ phận sẽ hoạt động và tương tác
với nhau trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho mối quan
hệ giữa các nhân viên và giữa cấp trên, cấp dưới có sự tương quan mật thiết chặt
chẽ. Riêng đối với các nhà quản trị thì bên cạnh việc thực hiện tốt các quy tắc ứng
xử, họ còn phải có một sự công minh trong công việc. Không gây bất bình trong nội
bộ các nhân viên. Như vậy, việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và quy trình làm việc
tương quan chặt chẽ hơn. Và đó là cơ sở để có thể xây dựng một môi trường quản lý
hiệu quả.
4.5.2. Thiết lập mục tiêu
Theo dữ liệu thứ cấp
Kiểm soát rủi ro đảm bảo Ban quản trị có một quy trình để thiết lập mục tiêu và lựa chọn chiến lược tiếp cận rủi ro phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của mình. Cơ
quan thuế luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro từ bên trong và bên ngoài, do đó
việc thiết lập mục tiêu sẽ giúp xây dựng mức độ rủi ro chấp nhận được trên tổng thể
và trong từng mục tiêu của Chi cục.
Dựa trên tình hình kinh tế từng năm, mỗi năm Cục thuế TP.HCM ban hành
công văn về việc thông báo nhiệm vụ thu ngân sách cho từng Chi cục, trong đó có
Chi cục thuế quận Tân Phú. Trong công văn sẽ bao gồm chi tiết mục tiêu thu cụ thể
của từng loại thuế, căn cứ vào đó Chi cục thuế tiến hành phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho
từng đội thu, từng viên chức thuế nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực
chuyên môn và ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác thu thuế. Bên cạnh đó Chi cục cũng xây dựng những nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện trong năm, hàng tuần thực hiện giao ban Lãnh đạo, hàng tháng giao ban đội trưởng để đánh giá công tác đã thực hiện và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao. Giao cho Đội Nghiệp vụ dự toán tuyên truyền hỗ trợ phối
hợp với các Đội kiểm tra thuế thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho công chức nhằm nâng cao trình độ để đáp ứng cho nhu cầu quản lý ngày
càng cao. Đồng thời mở các lớp tập huấn bồi dưỡng CBCC về việc sử dụng các chương trình quản lý để sử dụng thuần thục các thao tác vận hành công nghệ thông
tin trong công tác quản lý.
Ngoài ra hàng năm Chi cục thuế quận Tân Phú đều phát động phong trào thi
đua giữa các đội thuế, giữa các CBCC nhằm thúc đẩy tinh thần cho toàn Chi cục
Theo kết quả bảng câu hỏi khảo sát (chi tiết Phụ lục IV)
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Hình 4.3: Kết quả thống kê nhân tố Thiết lập mục tiêu.
Qua kết quả thống kê cho ta thấy rằng chỉ có 2 yếu tố được đánh giá là có thể
nâng cao hiệu quả cho công tác thiết lập mục tiêu và cụ thể là các yếu tố sau đây:
- Thứ nhất là yếu tố “Xây dựng mục tiêu thu của đơn vị phù hợp với
tình hình kinh doanh thực tế trên địa bàn” với 46/77 người đồng ý chiếm tỷ lệ 59,8% và đặc biệt trong đó có tới 40,3% số người bày tỏ quan điểm rất đồng ý với
yếu tố này. Số người không đồng ý chiếm tỷ lệ rất thấp.
- Yếu tố thứ hai là “Nhà quản trị cần nắm vững các thông tin để có
thể đưa ra các mục tiêu hiệu quả cho tổ chức” có tới 47/77 số người được hỏi đồng
ý với quan điểm này chiếm tỷ lệ 61% và trong đó số người rất đồng ý chiếm 10,4%.
Những người có quan điểm trái ngược chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 16,9%.
Và bây giờ tác giả sẽ đi sâu phân tích từng yếu tố nhằm đánh giá xem mức
độảnh hưởng của từng yếu tốđó lên nhân tố Thiết lập mục tiêu.
Xây dựng mục tiêu thu của đơn vị phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế trên địa bàn.
Đây là một việc làm hết sức cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm
bàn quản lý và tình hình hoạt động cụ thể tại doanh nghiệp để có thể đưa ra các mục
tiêu thu thuế sao cho hợp lý nhất. Công tác này đòi hỏi chị cục thuế phải luôn cập
nhật các thông tin về doanh nghiệp một cách kịp thời. Không để xảy ra trường hợp đề ra mục tiêu thu quá cao hoặc quá thấp, nếu thấp quá sẽ gây thất thu cho NSNN, còn nếu cao quá thì sẽ tạo ra áp lực cho cán bộ thuế và cho doanh nghiệp, công tác này nếu không thực hiện một cách đúng đắn thì đó là cơ sở cho việc phát sinh các
hành vi gian lận. Qua đó ta có thể thấy rằng việc đưa ra các mục tiêu thuế phù hợp
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát rủi ro.
Nhà quản trị cần nắm vững các thông tin để có thể đưa ra các mục
tiêu hiệu quả cho tổ chức.
Một yếu tố quan trọng nữa đó là việc làm sao để có thể đưa ra các mục tiêu thuế phù hợp. Đó là câu hỏi dành cho các nhà quản trị của Chi cục thuế. Để đáp ứng được điều kiện này thì đòi hỏi đơn vị phải có một hệ thống thông tin kịp thời và một
quy trình đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác. Như vậy để có đầy đủ các dữ
liệu và đưa ra được một mức tiêu thu thuế hợp lý đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải nắm