Các câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại chi cục thuế Quận Tân Phú Thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Để đạt được các mục tiêu trong quá trình nghiên cứu tác giả lần lượt đưa ra

các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết như sau:

1) Cơ sở lý luận nào cần thiết cho việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi

ro trong công tác thu thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Tân Phú ?

2) Thực trạng hiện nay về công tác kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Tân Phú.

3) Các yếu tố nào dẫn đến việc rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại

Chi cục thuế quận Tân Phú ?

4) Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Chi cục thuế quận Tân Phú ?

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1, tác giả đã hệ thống hóa nghiên cứu lý

luận hệ thống KSRR theo COSO 2004 và sự vận dụng của INTOSAI tương ứng. Lý do chọn theo COSO 2004 vì mục tiêu của đề tài nhấn mạnh đến cả yếu tố kiểm soát

bên trong và bên ngoài tại Chi cục thuế quận Tân Phú. Mặc khác Chi cục thuế quận

Tân Phú là một đơn vị hoạt động công nên luận văn cần nghiên cứu thêm lý thuyết

INTOSAI – một lý thuyết ứng dụng hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động công

của Hoa Kỳ tương ứng, nhằm vận dụng 8 yếu tô cơ bản của KSRR một cách phù hợp nhất

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2, số 3 tác giả chọn theo phương pháp định tính và cả định lượng. Vớiphương pháp định tính, tác giả tìm hiểu và đánh giá

các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp và thông tin phi tài chính về thực trạng công tác tổ chức hệ thống KSRR hiện nay, các văn bản quy định về hệ thống KSRR của Cục thuế nói

chung và tại Chi cục thuế quận Tân Phúnói riêng, đánh giá công tác thu thuế và thất

thu thuế hàng năm tại Chi cục, ý kiến của cấp lãnh đạo và nhân viên quản lý, nhân

viên thu thuế tại Chi cục. Các dữ liệu thứ cấp tài chính được tác giả phân tích hàng

công tác thu thuế. Các số liệu sơ cấp thu về từ bảng khảo sát câu hỏi, tác giả sử

dụng phương pháp định lượng thống kê mô tả để so sánh tỷ lệ các câu trả lời, từ đó đánh giá thực trạng hệ thống KSRR và nguyên nhân thất thu thuế tại Chi cục thuế

quận Tân Phú.

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ 4, tác giả dùng phương pháp so sánh và

suy diễn, tổng hợp giữa lý luận và thực trạng nhằm xây dựng quan điểm hoàn thiện

hệ thống KSRR tại Chi cục thuế quận Tân Phú. Qua đó tác giả đưa ra nhóm giải

pháp hoàn thiện hệ thống KSRR theo cơ sở lý luận COSO 2004 và INTOSAI theo 8 yếu tố cấu thành để giải quyết nguyên nhân tồn tại trong hệ thống KSRR, tăng hiệu

quả chống thất thu thuế TNDN tại Chi cục. Mặc khác, tác giả cũng đề ra một số

kiến nghị ở các cấp cao hợn Chi cục nhằm hoàn thiện tổ chức hệ thống KSRR tại

Chi cục một cách hiệu quả.

Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành tổ chức nhập liệu và xử lý trên phần

mềm SPSS 16 và Microsoft Excel 2010.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại chi cục thuế Quận Tân Phú Thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)