Nhận diện rủi ro và Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thu thuế TNDN

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại chi cục thuế Quận Tân Phú Thực trạng và giải pháp (Trang 38)

TNDN

Tình hình kinh tế trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, do đó cũng tạo ra

những thách thức không nhỏ đối với hoạt động thu NSNN nói chung, hoạt động thu

thuế TNDN nói riêng. Tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia sẽ có những thách thức,

rủi ro riêng. Tuy nhiên có thể chia rủi ro dẫn đến việc thất thu thuế TNDN thành hai loại: Rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong ngành thuế. Trong đó, rủi ro bên trong chủ

yếu xuất phát từ sự suy thoái đạo đức của cán bộ thuế lợi dụng quyền hạn chức năng để tiếp tay cho DN làm thất thu NSNN, mô hình tổ chức còn chưa phù hợp, tình hình nhân sự còn hạn chế về số lượng và chất lượng, hay sự không rõ ràng trong các

văn bản luật, nghị định về thuế TNDN. Rủi ro bên ngoài xuất phát từ sự thiếu ý thức

của NNT luôn tìm mọi cách trốn thuế nhằm giảm tối thiểu số thuế phải nộp, hiện

nay hành vi trốn thuế nói chung, trốn thuế TNDN nói riêng ngày càng đa dạng và

tinh vi, đặc biệt là hoạt động chuyển giá, bên cạnh đó còn có sự tinh vi trong việc

làm giả sổ sách chứng từ nhằm khai tăng chi phí, ghi giảm doanh thu nhằm gian lận

số thuế TNDN phải nộp.

Vì thế để thực hiện mục tiêu thu đúng, thu đủ NSNN và kiểm soát được hoạt động thu, thông thường tại Cục thuế cũng như Chi cục thuế luôn luôn phải có quy

trình KSRR trong hoạt động thu thuế. Ở mỗi quốc gia, quy trình KSRR có thể khác nhau tùy theo đặc điểm tuy nhiên quy trình KSRR thông qua hệ thống QTRR đều được các quốc gia thực hiện dựa trên tám yếu tố cấu thành đó là: Môi trường quản

lý, Thiết lập mục tiêu, Nhận dạng sự kiện tiềm tàng, Đánh giá rủi ro, Phản ứng với rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông và Giám sát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã lựa chọn lý thuyết theo COSO 2004 mà không chọn COSO 1992, vì COSO 2004 đi sâu vào hệ thống QTRR, trong đó có đề cập đến KSRR. Mặc khác vì các đơn vị quản lý thuế là hoạt động công, nên lý luận

cũng đề cập đến INTOSAI, một lý thuyết triển khai từ COSO ứng dụng trong hoạt động công. KSRR có những lợi ích nhưng cũng có những hạn chế còn tồn tại, qua đó cung cấp những kiến thức cơ bản về tám yếu tố cấu hành hệ thống KSRR bao

gồm: Môi trường quản lý, Thiết lập mục tiêu, Nhận dạng sự kiện tiềm tàng, Đánh

giá rủi ro, Phản ứng với rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông và Giám sát.

Thuế giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế vì thế mục tiêu thu đúng và đủ số thuế là vấn đề cấp thiết mà tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm, vì vậy thiết lập được hệ thống KSRR tại đơn vị thu thuế nhằm nhận diện, ngăn ngừa

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn được xây dựng từ các công cụ nghiên cứu nhằm tìm kiếm một phương pháp giải quyết các vấn đề khoa học, có độ tin cậy cao. Một công cụ nghiên cứu đầy đủ đòi hỏi phải có khung nghiên cứu hay mô hình nghiên cứu thích hợp, sau đó tìm ra các phương pháp nghiên cứu thích hợp với mô hình và thu thập dữ

liệu phù hợp có độ tin cậy để xử lý.

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại chi cục thuế Quận Tân Phú Thực trạng và giải pháp (Trang 38)