0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nhận diện sự kiện tiềm tàng

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THU THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂN PHÚ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 61 -61 )

Theo dữ liệu thứ cấp

Trong những năm gần đây, với ảnh hưởng chung của việc suy thoái kinh tế thế

giới thì nền kinh tế của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, các DN, tổ chức cá

nhân gặp nhiều trở ngại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đều muốn

giảm chi phí đến mức tối thiểu trong đó có chi phí về thuế TNDN. Điều này dẫn đến

rủi ro trong công tác thu thuế tại Chi cục, ảnh hưởng đến hoạt động thu NSNN.

Những rủi ro mà Chi cục thuế Tân Phú gặp phải nói chung cũng là những rủi ro của

chi phí, bán hàng không lập hóa đơn, làm giả sổ sách chứng từ nhằm đạt mục đích

kinh doanh của DN như khai khống doanh thu hoặc chi phí, các DN có quy mô lớn,

có quan hệ liên doanh liên kết dựa vào mối quan hệ giữa các công ty hay giữa công

ty mẹ và công ty con thực hiện hành vi chuyển giá nhằm giảm số thuế phải nộp.

Bên cạnh đó, rủi ro thất thu thuế cũng xuất phát từ chính trong nội bộ cơ quan

thuế, đầu tiên là do việc ban hành quá nhiều các văn bản quy phạm pháp luật liên quan dẫn đến chồng chéo, dễ gây nhầm lẫn trong việc áp dụng thi hành luật. Tiếp đó

là rủi ro xuất phát từ đạo đức của cán bộ thuế, đây cũng đang là hiện tượng nhức

nhối trong ngành thuế hiện nay. Cán bộ thuế sử dụng quyền hạn của mình làm khó DN nhằm thu lợi ích riêng cho bản thân, hay hành động bắt tay với DN giúp giảm

thiểu số thuế phải nộp và nhận tiền bồi dưỡng, ảnh hưởng đến uy tín ngành thuế.

Ngoài ra, do tình hình nhân sự tại Chi cục thuế quận Tân Phú còn thiếu, trong khi

đó số DN phải quản lý tăng dần qua từng năm và đến năm 2012 là 22.087 DN, bình quân một cán bộ kiểm tra quản lý trên 200 DN dẫn đến khó khăn trong công tác thu

cũng như kiểm tra thuế.

Theo kết quả bảng câu hỏi khảo sát (chi tiết Phụ lục IV)

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Theo như kết quả tác giả thống kê được ở trên thì phần lớn các CB-CNV cho rằng muốn hoàn thiện công tác Nhận diện các sự kiện tiềm tàng thì Chi cục thuế

quận Tân Phú cần thực thiện tốt và cải thiện các tiêu chí dưới đây:

- Thứ nhất là “Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thuế

một cách rõ ràng minh bạch, có tính thống nhất giữa các văn bản” với 42/77 người đồng ý chiếm tỷ lệ 54,6%, nó thể hiện cho ta thấy đây là một yếu tố khá mạnh cho công tác tăng cường khả năng nhận diện các sự kiện. Số người bày tỏ quan điểm rất đồng ý chiếm tỷ lệ 18,2%.

- Thứ hai là “Kiểm tra thanh tra đối với các loại hình doanh nghiệp

có rủi ro cao trong việc kê khai thuế” với 58,5% tỷ lệ số người lựa chọn, đây là con số khá áp đảo trước tỷ lệ những người không đồng ý chỉ chiếm khoảng 26%. Và trong tổng số 45/77 người lựa chọn thì có tới 28 người đánh giá yếu tố này rất quan trọng.

- Cuối cùng là “Đạo đức của Cán bộ thuế” đây là yếu tố nhận được đa số ý kiến đồng ý nhất, với 46/77 người đông ý chiếm tỷ lệ 59,8%, đặc biệt trong đó có tới 41,6% số người rất đồng ý.

Tương tự như hai nhân tốđã được phân tích ở trên, tác giả sẽđi vào làm rõ lần lượt mức độ tác động của từng nhân tố đến công tác hoàn thiện hoạt động Nhận

diện sự kiện tiềm tàng trong Chi cục thuế quận Tân Phú.

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thuế một cách rõ ràng minh bạch, có tính thống nhất giữa các văn bản.

Trên phương diện của ngành thuế thì việc các văn bản ban hành thiếu sự đồng

nhất và chồng chéo chính là kẻ hở phục vụ cho việc lách thuế của doanh nghiệp.

Thực trạng chung hiện nay của các văn bản thuế đó là hở chỗ nào sẽ vá chỗ đó. Chưa có văn bản thống nhất tất cả các yếu tố này. Cho nên đó là việc ban hành nhiều luật, nhiều các quy định nhưng kiểm soát không mang lại hiểu quả cao. Nhân

viên của Chi cục thuế cũng khó có thể nắm bắt hết các nội dung trong các văn bản

luật, gây khó khăn trong quá trình vận dụng. Bởi vì sự kém chặt chẽ đó cộng với

nghiệp trốn thuế ngày càng nhiều là điều khó tránh khỏi. Như vậy, vấn đề tác giả

muốn nhấn mạnh ở đây là cần xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp

luật đồng nhất, minh bạch. Các điều khoản quy định một cách cụ thể để có thể tránh được các sơ hở tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm việc tại các Chi cục thuế

cũng như quá trình vận dụng.

Kiểm tra thanh tra đối với các loại hình doanh nghiệp có rủi ro cao

trong việc kê khai thuế.

Từ số liệu thống kê hàng năm, các Chi cục thuế nên khoanh vùng các doanh nghiệp có tỷ lệ trốn thuế, chậm nộp thuế qua các năm để có các biện pháp xử lý kịp

thời. Và cũng theo như số liệu tác giả có được từ Chi cục thuế quận Tân Phú thì các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có mức độ rủi ro cao hơn cả. Các doanh nghiệp

này chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn thu NSNN, vậy nên việc doanh nghiệp

có thể lách được thuế sẽ giảm thiểu được một nguồn chi phí khá lớn. Do đó, việc tăng cường thanh tra và kiểm tra các doanh nghiệp này là hết sức cần thiết, Chi cục

thuế có thể thông qua đó để nắm rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp và

là cơ sở để Chi cục thuế đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Đạo đức của Cán bộ thuế.

Mối nguy cơ quan trọng nhất mà Chi cục thuế cần quan tâm nhiều hơn đó

chính là yếu tố con người, là đạo đức của các cán bộ thuế. Việc trốn thuế của doanh

nghiệp nếu có sự bắt tay với các cán bộ thuế thì việc ngăn ngừa và xử lý sẽ rất khó khăn. Đây là những thành phần hiểu rõ luật nên việc đưa ra các hướng đi để giúp doanh nghiệp trốn thuế là rất khó kiểm soát, gây thiệt hại nguồn thu cho NSNN.

Vậy nên, việc Chi cục thuế xây dựng một khung quản lý và đưa ra các biện pháp để

hạn chế việc liên kết này là hết sức cần thiết, đi cùng với đó là tư tưởng giáo dục.

Nghiên cứu và nâng cao hiệu quả hoạt động theo cơ chế “một cửa”. Hạn chế tối đa

các rủi ro từ sự liên kết của cán bộ thuế và doanh nghiệp.

4.5.4. Đánh giá rủi ro

Hàng năm Chi cục thuế quận Tân Phúđều tiến hành đánh giá rủi ro của NNT

dựa trên bộ 16 tiêu chí do Tổng cục thuếban hành. Để đảm bảo kết quả được đánh

giá một cách khách quan và thể hiện đúng thực tế tại DN, hàng năm cục thuế tuyển

dụng một bộ phận làm việc theo mùa chuyên về mảng nhập dữ liệu từ BCTC của

DN vào phần mềm, sau đó gửi dữ liệu về Chi cục để tiến hành phân tích và đánh giá

rủi ro của NNT.

Theo kết quả bảng câu hỏi khảo sát (chi tiết Phụ lục IV)

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Hình 4.5: Kết quả thống kê nhân tố Đánh giá rủi ro.

Theo như kết quả nghiên cứu từ 77 CB-CNV trong nội bộ Chi cục thuế quận

Tân Phú thì nếu muốn hoàn thiện nhân tố Đánh giá rủi ro Chi cục cần phải triển khai và phát triển các yếu tố sau đây:

- Thứ nhất là “Thất thu do sự bao che của cán bộ thuế đối với các

DN trốn thuế” với 47/77 người đồng ý chiếm tỷ lệ 61,1% ta có thể thấy đây là yếu

tố tác động rất lớn đến công tác kiểm soát rủi ro. Số người rất đồng ý cũng chiếm tỷ

lệ khá lớn 24,7%.

- Thứ hai là “Thất thu chủ yếu từ các DN có quy mô lớn” qua đánh

và có tới 25/77 người cho rằng đây là yếu tố rất quan trọng và tỷ lệ này chiếm

32,5%.

- Cuối cùng là “Mức phạt cho hành vi trốn thuế của DN còn chưa đủ răn đe” đây là yếu tố các tác động mạnh nhất khí có tới 51/77 người đánh giá yếu tố

này quan trọng chiếm tỷ lệ lên tới 66,3%, đặc biệt số người rất đồng ý chiếm tới

45,5%.

Tiếp theo tác giả sẽ đi vào phân tích sâu nhằm làm rõ sự tác động của các yếu

tố đến quy trình đánh giá rủi ro tại Chi cục thuế quận Tân Phú.

Thất thu do sự bao che của cán bộ thuế đối với các DN trốn thuế

Việc liên kết của các cán bộ thuế và doanh nghiệp, như đã phân tích từ những

phần trước, thì đây là một trong số các nguy cơ gây ra sự thất thu cao nhất cho các

Chi cục thuế. Những người này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp các phương pháp

xử lý để có thể nộp với số thuế ít hơn số thuế doanh nghiệp đó phải chịu, hay là làm cho Chi cục thuế mất luôn phần thuế đáng phải thu từ doanh nghiệp đó. Mà quan trọng là tất cả đều hợp lý về mặt pháp luật. Và theo như kết quả đánh giá thì rủi ro

xuất phát từ yếu tố này chiếm tỷ lệ khá lớn. Vậy nên việc giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, và tăng cường các biện pháp xử lý vi phạm là rất cần thiết, hiện

tại các mức phạt tại các Chi cục thuế chưa thực sự có tính răn đe cao. Khó có thể

kiểm soát các các rủi ro xuất phát từ yếu tố này.

Thất thu chủ yếu từ các DN có quy mô lớn

Các doanh nghiệp lớn hàng năm thường phải chịu một khoản thuế rất lớn vậy nên, đánh giá dựa trên góc độ kinh tế thì tất cả các doanh nghiệp này đều muốn trốn

thuế, lách thuế sao cho các chi phí phải trả cho nhà nước là nhỏ nhất. Do đó, các

Chi cục thuế cần tăng cường thanh tra kiểm tra hơn nữa để hạn chế tối đa rủi ro xuất

phát từ yếu tố này. Điều này sẽ góp phần làm giảm thất thu cho NSNN. Bên cạnh đó còn tạo nên một cơ chế hoạt động tích cực trong đơn vị và tạo tiền lệ cho các kỳ

sau.

Đối với các hành vi trốn thuế, hiện nay các mức chế tài mà Chi cục thuế áp

dụng thực sự chưa đủ mạnh. Một số các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng nộp phạt để thực

hiện các hành vi gian lận. Bởi lẽ mức phạt không bằng mức thuế thu thì đó chính là động lực cho doanh nghiệp trốn thuế. Doanh nghiệp được chịu chi phí ít hơn. Vậy

nên việc nâng cao hơn nữa các hình thức chế tài là đề cần thiết. Nó góp phần làm

tăng nguồn thu cho NSNN và nâng cao hơn nữa ý thức nộp thuế của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THU THUẾ TNDN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN TÂN PHÚ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 61 -61 )

×