Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại chi cục thuế Quận Tân Phú Thực trạng và giải pháp (Trang 42)

Một hệ thống phương pháp nghiên cứu phù hợp, nhưng dữ liệu nghiên cứu

không thu thập đầy đủ và khách quan dẫn đến kết quả nghiên cứu sai lệch. Để bảo đảm dữ liệu nghiên cứu có độ tin cậy cao, tác giả tổ chức ghi nhận dữ liệu gồm dữ

liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể:

Dữ liệu thứ cấp:

- Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng đội tại Chi cục

thuế quận Tân Phú

- Hệ thống các văn bản về KSRR của Tổng cục thuế Việt Nam, cục

thuế TP.HCM và tại Chi cục thuế quận Tân Phú.

- Số liệu thuế thu được và khoản thất thu thuế tại Chi cục thuế Tân

Phú trong vòng 5 năm, từ năm 2008 đến năm 2012 trong các Báo cáo tổng kết công

tác thuế hằng năm gửi lên Cục thuế TPHCM.

- Các bảng đánh giá sơ kết và tổng kết về thu thuế và chống thất thu

Dữ liệu sơ cấp:

Để thu thập các dữ liệu sơ cấp, sau khi xây dựng hoàn thiện bảng câu hỏi

chính thức tác giả đã tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát này đến trực tiếp Ban lãnh

đạo và các phòng ban thuộc Chi cục thuế quận Tân Phú. Sau đó tiến hành phỏng

vấn trực tiếp nhằm tiếp thu và đánh giá chất lượng và ghi nhận các câu trả lời một

cách khách quan nhất.

Đối tượng chọn khảo sát

Hiện nay Chi cục thuế quận Tân Phú tính đến thời điểm 31/12/2012 có 196 cán bộ công chức, trong đó biên chế: 164 người, hợp đồng Cục thuế: 07 người, hợp đồng Chi cục 25 người

Với số lượng 85 bảng câu hỏi được phát đi (lớn hơn 30% chọn mẫu), sau khi tiến hành khảo sát thu về đủ 85 bảng câu hỏi, tuy nhiên có 8 bảng câu hỏi không đáp ứng được yêu cầu do đáp viên không chắc chắn về các câu trả lời nên bỏ trống

nhiều câu hỏi, tác giả loại bỏ 8 bảng câu hỏi này. Như vậy, số bảng câu hỏi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện và phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu còn lại là 77 bảng(danh sách chi tiết được trình bày tại Phụ lục VI). Thành phần nghiên cứu cụ

thể tác giả trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 3.1 : Thành phần đối tượng nghiên cứu

Đối tượng Số người tham gia khảo sát Tỷ lệ phần trăm

Lãnh đạo 5 6,5%

Đội trưởng, đội phó 12 15,6%

Nhân viên kiểm tra 60 77,9%

Cách thiết kế câu hỏi khảo sát

Trên cơ sở kiến thức và hiểu biết chung về hệ thống kiểm soát rủi ro và tình hình hoạt động thực tế tại Chi cục thuế quận Tân Phú. Tác giả đã thiết lập một bảng

câu hỏi khảo sát nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia là các cán bộ cấp cao

của Chi cục thuế quận Tân Phú. Với mục đích là thăm dò ý kiến về thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tại Chi cục dưới góc nhìn của Lãnh đạo và nhân viên quản lý,

nhân viên thực thu thuế. Việc này giúp tác giả có cái nhìn bao quát hơn về thực

trạng hệ thống kiểm soát rủi ro tại CCT.TP và sau đó có cơ sở để xây dựng nên bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn này (chi tiết

Phụ lục I).

Bảng câu hỏi chính thức, tác giả đánh giá chung về thực trạng hiện tại của hệ

thống kiểm soát rủi ro tại Chi cục thuế quận Tân Phú thông qua các câu hỏi từ S1 đến S13. Các câu hỏi từ Q1 đến Q8 được thiết kế theo nhóm với thang đo Likert 5 mức độ. Nhằm đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến 8 nhân tố cốt

lõi của hệ thống kiểm soát rủi ro bao gồm: Môi trường quản lý, Thiết lập mục tiêu, Nhận diện sự kiện tiềm tàng, Đánh giá rủi ro, Phản ứng rủi ro, Hoạt động kiểm soát,

Thông tin truyền thông và Giám sát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này tác giả nêu rõ công cụ thực hiện mục tiêu của luận văn từ

việc :

 Thiết lập mô hình nghiên cứu luận văn hợp lý

 Xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp cho hệ thống lý luận là chọn

COSO 2004 kết hợp với đặc điểm riêng của ngành thuế.

 Với nghiên cứu thực trạng, tác giả sử dụng cảc phương pháp định tính và

định lượng để xử lý số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được trong quá trình nghiên cứu, từ đó đưa ra kết luận thực trạng.

 Nhóm giải pháp hoàn thiện được tác giả tổng hợp, so sánh và suy diễn

dựa trên hệ thống lý luận cơ bản và thực trạng hệ thống KSRR trong công tác thu thuế tại Chi cục thuế quận Tân Phú.

Quy trình thực hiện nghiên cứu đề tài là phù hợp với thực tế khách quan tại

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG

KIỂM SOÁT RỦI RO TẠI CHI CỤC THUQUẬN TÂN PHÚ

Một phần của tài liệu Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại chi cục thuế Quận Tân Phú Thực trạng và giải pháp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)