Dự báo và quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Detmold Packaging Việt Nam (Trang 53)

CHƯƠNG 3: NHỮNG CẢI TIẾN HIỆU SUẤT TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

3.3.3. Dự báo và quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng

Cơn bão Chanchu đã qua nhưng nôi đau vẫn còn đó. Người ta đưa ra rất nhiều nguyên nhân để tranh cãi, biện hộ, nhưng có một điều chắc chắn là nếu dự báo bão tương đối chính xác và kịp thời thì hậu quả của nó đã không tàn khốc đến như vậy.

Dự báo

Khả năng dự báo là một lợi thế lớn của tất cả các nhà quản lý trong việc nâng cao hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc dự báo bao gồm:

 Dự báo cầu thị trường: xu hướng tiêu dùng, chủng loại, đặc điểm, số lượng sản phẩm hàng hóa thị trường đang cần, doanh thu và lợi nhuận.

 Dự báo các rủi ro tiềm ẩn

Kết quả dự báo là thông tin quan trọng giúp các nhà quản lý hoạch định chiến lược hoạt động. Chìa khóa dự báo là thông tin, nó được hỗ trợ bởi các công cụ toán học, thống kê, máy tính. Trong loại hình sản xuất MTS, vai trò của dự báo cực kỳ quan trọng. Nếu dự báo sai doanh nghiệp sẽ phải giải quyết hàng loạt các hậu quả về sau từ tài chính (doanh thu thấp, tiền mặt bị chiếm dụng ở hàng hóa tồn kho…), sản xuất (dung lượng sản xuất được thiết lập không cân bằng với nhu cầu thị

Trong tình hình kinh tế trên toàn cầu hiện nay quốc gia nào cũng có những đự báo các rủi ro cho mình.

[24] Mười dự báo ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu 2012

Như thường lệ tổ chức Ferrari Consulting and Research Group đã công bố báo cáo những vấn đề sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2012 thông qua việc đánh giá lại những sự kiện quan trọng đã xảy ra. Theo báo cáo này thì để vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2012, các nhà quản trị nên xem xét 10 vấn đề mang tính định hướng được tổ chức này cho rằng rất quan trọng.

Dự báo 1: Sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các công ty, và điều đó có nghĩa rằng 2012 vẫn tiếp tục là năm thách thức cho việc quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dự báo 2: Sau khi tăng mạnh năm 2011, chi phí đầu vào sẽ ở mức trung bình (moderate) trong năm 2012; tuy nhiên các nhà quản trị chuỗi cung ứng cần phải “để mắt” đến giá cả, sức khỏe và hiệu quả của nhà cung ứng cũng như độ linh hoạt của mạng cung ứng.

Dự báo 3: Sự gia tăng rủi ro đỗ vỡ chuỗi cung ứng khiến nhà quản trị cần phải xem xét lại chiến lược thuê ngoài của mình và khi ra quyết định thuê ngoài sẽ phải cân nhắc giữa rủi ro này với chi phi thấp đạt được.

Dự báo 4: Ba ngành cụ thể, là B2C (business to consumer), Dược phẩm/Sức khỏe và Hàng tiêu dùng điện tử/Công nghệ cao, sẽ phải thay đổi sâu sắc hoạt động chuỗi cung ứng của mình để tồn tại và phát triển trong năm 2012.

Dự báo 5 : Khái niệm “Quản lý tập trung chuỗi cung ứng” sẽ thu hút nhiều sự quan tâm, tuy nhiên vẫn ở trong giai đoạn đầu để chấp nhận.

Dự báo 6: Công nghệ điện toán đám mây và quản lý dịch vụ sẽ tiếp tục thu hút được các nhà quản trị/vận hành chuỗi cung ứng.

Dự báo 7: Năm 2012 được dự báo sẽ chứng kiến nhiều hoạt động mua bán và sáp nhập cũng như phát triển đối tác chiến lược giữa các nhà cung cấp công nghệ chuỗi cung ứng, tư vấn và cung cấp ERP.

Dự báo 8: Sự tăng nhanh về hàng nhái, hàng bị mất cắp và các hoạt động mang tính pháp lý đang diễn ra trong chuỗi cung ứng sẽ thúc đẩy những sáng kiến từ chính phủ và ngành để hạn chế bớt rủi ro này.

Dự báo 9: Sự gia tăng việc phát triển các ứng dụng xử lý trực tiếp từ bộ nhớ (in- memory computing technologies) cùng với xử lý kho dữ liệu (data-mining) của các công ty cung cấp công nghệ, sẽ cho phép chuỗi cung ứng hoạt động tốt hơn ở mặt lên kế hoạch và quản lý sự thay đổi.

Dự báo 10: Sự gia tăng sử dụng hệ thống tương tác, như các mạng xã hội, sẽ tiếp tục thu hút những nhà quản trị chuỗi cung ứng trong năm 2012.

Quản lý rủi ro

Rủi ro có 2 thành phần cơ bản là cường độ và xác suất xuất hiện. Quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng là hệ thống quá trình quản lý các sự kiện hay những thay

đổi không mong đợi trong chuỗi cung ứng. Rất khó có thể quản lý được tất cả các rủi ro nhưng người ta vẫn cố gắng hạn chế nó ở mức độ thấp nhất để giảm thiểu chi phí.

Hình 3.4: Ví dụ rủi ro theo vòng đời sản phẩm

Quản lý rủi ro phải mất chi phí ngăn ngừa, nó giúp tổ chức chủ động đối phó hơn là phải giải quyết hậu quả của rủi ro mang lại. Các biện pháp dự phòng tạo cảm giác an tâm hơn cho các nhà quản lý.

[21].D&B và FrieslandCampina hợp tác chiến lược với giải pháp quản lý nguồn cung ứng. Mới đây, D&B Viêt Nam thuộc Dun & Badstreet đã kí kết thỏa thuận hợp tác cung cấp Giải pháp Quản lý nguồn cung ứng D&B cho

FrieslandCampina Việt Nam. Đây là một trong những dịch vụ cung ứng giải pháp nhằm cho các doanh nghiệp có thể tập trung phát triển kinh doanh bền vững. Chương trình Quản lý Vòng Đời của Chuỗi Cung Ứng là một giải pháp được thử nghiệm trên toàn cầu và được kiểm chứng qua thời gian. Đây là giải pháp gồm bốn bước: Trước tiên sẽ thu thập và xử lí dữ liệu từ nhà cung cấp tại trung khu dữ liệu, sau đó xác thực và theo dõi các vấn đề bất lợi, đồng thời giảm thiểu rủi ro nguồn cung cho những giải pháp khắc phục hậu quả về sau. Đây là chương trình quản lý rủi ro mang tính hệ thống nhằm đem lại sự ổn định, đưa ra các dự đoán liên tục và chuyên sâu cho doanh nghiệp.

Ngược lại, các nhà cung cấp cũng sẽ nhận được mã số DUNS®

và con dấu điện tử D-U-N-S® Registered chứng nhận mức độ tin cậy và hiện diện của họ trên toàn

Vòng đời sản phẩm dài Nhà cung cấp trong nước

Vòng đời sản phẩm dài Nhà cung cấp ngoài nước Vòng đời sản phẩm ngắn

Nhà cung cấp trong nước Vòng đời sản phẩm ngắn Nhà cung cấp ngoài nước

Xác xuất

cầu. Mã số và con dấu này đã được hơn 200 tổ chức thương mại, công nghiệp trên thế giới, bao gồm Tổ chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISO), Liên Hợp Quốc, Ủy Ban Châu Âu và Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ công nhận và khuyến khích sử dụng. Ông Nicholas Teoh, Phó Chủ Tịch Công ty D&B Asia Pacific Partnershipscho biết: “Do tình trạng phá sản và thất bại của nhà cung cấp diễn ra ngày càng phổ biến, cũng như thị trường ngày càng toàn cầu hóa, doanh nghiệp ngày nay không thể phớt lờ việc quản lý rủi ro nhà cung cấp. Chúng tôi rất vinh dự được hợp tác với

FrieslandCampina, một thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và trên toàn thế giới, trong chương trình hợp tác có lợi cho cả Tập đoàn và các nhà cung cấp.”

Nhiệm vụ của D&B là giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng trong suốt vòng đời nhà cung cấp theo hệ thống nhất quán với những công cụ phân tích tốt nhất. Nhờ đó hoạt động của FrieslandCampina được kiểm soát tốt hơn, ổn định hơn, đồng thời đưa ra các dự đoán chuyên sâu cho doanh nghiệp. Nhờ đó, công ty có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực để tập trung vào sự phát triển của doanh nghiệp

Trong chuỗi cung ứng có các loại rủi ro và cách đối phó: Bảng 3.2: Các loại rủi ro và cách đối phó

Ví trí/ môi trường Thành phần Đối phó

Rủi ro đầu vào

Cung cấp không đủ. Chất lượng kém Chi phí cao

Thời gian đáp ứng cao …

Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp.

Xây dựng mạng lưới cung cấp dự phòng.

Quản lý thông tin nhất là thông tin phản hồi.

Rủi ro đầu ra

Đơn hàng thay đổi, nhiều chủng loại. Giá cao đối với khách hàng.

Mất khách hàng

Thời gian, chất lượng,

Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát.

Kiểm soát tốt thông tin.

Tìm hiểu thị trường, khách hàng. Tăng dự báo.

số lượng…giao hàng không đúng

Sai địa điểm, mất hàng.

Môi trường bên trong

Rủi ro về tài chính, thiếu hụt tiền mặt, nợ. Hết hàng tồn kho, quá mức tồn kho. Sản phẩm bị hư hỏng, lỗi thời

Tăng cường kiểm tra, giám sát. Chủ động ứng phó bằng các phương pháp dự phòng.

Thực hiện kiểm toán bên trong. Chuẩn hóa quy trình, sản phẩm. Đa dạng hóa các nguồn lực.

Môi trường bên ngoài

Thảm họa từ thiên nhiên.

Khủng bố, sự bất ổn về chính trị, kinh tế. Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh khác.

Sự thay đổi về hệ thống luật pháp, các quy chế…

Thực hiện chuỗi sản xuất tinh gọn

Thu nhập thông tin kịp thời, ứng phó linh hoạt.

Thiết lập các mối quan hệ win/win.

Liên minh hợp tác. ...

Trong chuỗi cung ứng, rủi ro luôn có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình hoạt động chuỗi, luôn song hành với các nhà doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều thách thức và cơ hội. Vì vậy mỗi thành viên trong chuỗi luôn luôn có những giải pháp để ứng phó.

CHƯƠNG 4: CẢI TIẾN HIỆU SUẤT CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY DETMOLD PACKAGING VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Detmold Packaging Việt Nam (Trang 53)