CHƯƠNG 3: NHỮNG CẢI TIẾN HIỆU SUẤT TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
3.3.1. Mục tiêu và qui trình thực hiện
Mục tiêu
Hệ thống đo lường hiệu suất thiết lập nhằm hỗ trợ cách hoạt động để tiếp cận mục tiêu với từng chủ thể riêng biệt.
Hình 3.2: Mô hình đo lường chuỗi cung ứng
Mô hình đo lường hiệu suất
Đo lường
3. Thiết lập mục tiêu
4. Theo đuổi mục tiêu 2. Xác định hiệu suất hiện tại
Quy trình thực hiện
Khi các nhà quản lý nhận ra tính cấp thiết của việc cải tiến hiệu suất của chuỗi cung ứng, họ phải vượt qua được một số trở lực nhất định để có thể tiến hành.
Đầu tiên, các nhà quản lý phải xác định được mục tiêu cụ thể cần đạt được. Bằng phân tích và đánh giá tình hình, dựa vào số liệu thực tế, các nhà quản lý sẽ chọn lọc các chỉ số cần thiết để đo lường.
Hình 3.3: Quy trình cải tiến
Phương pháp đo lường hiệu suất:
Phương pháp toán học: để định lượng các quá trình, sự kiện thành những con số. Kết quả được đánh giá so sánh với tiêu chuẩn, từ đó hình thành bức tranh về hiệu suất hoạt động của hệ thống. Hạn chế của mô hình toán học là cung cấp ít thông tin và chỉ dùng tại một thời điểm nhất định.
Phương pháp dùng mô hình: căn cứ vào những mô hình sẵn có hoặc tự thiết lập để nghiên cứu các mối tương quan giữa các yếu tố với nhau. Mô hình cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn trực quan khi chỉ ra các yếu tố cần được tác động để đạt mục tiêu. Mô hình có thể sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau.
Phương pháp mô phỏng: được hỗ trợ bằng máy tính. Quá trình mô phỏng rất phức tạp do phải chuyển đổi mọi đối tượng, hoạt động, và mối quan hệ giữa chúng thành những tham số trong hệ thống. Đầu vào là tất cả các dữ liệu đang có phản ánh đầu vào thực sự của hệ thống cần được phân tích xử lý. Quá trình xử lý là Phản hồi 1. Lập mục tiêu 2. Chọn mô hình 3. Động viên 4. Đo lường Phản hồi
tất cả các hoạt động nhằm chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành đầu ra. Đầu ra được thiết lập theo mục tiêu của nhà quản lý. Như vậy, để tìm hiệu suất tối ưu, nhà quản lý sẽ thay đổi các thông số đầu vào với các điều kiện ràng buộc bên trong của hệ thống. Do sự sai biệt giữa thực tế và mô hình, hơn nữa chuỗi luôn biến động nên kết quả mô phỏng chỉ phản ánh tương đối kết quả hoạt động của hệ thống trong một số điều kiện nhất định.
Tùy theo mục tiêu và khả năng của mình, nhà quản lý có thể chọn phương pháp đo lường hiệu suất phù hợp. Mục tiêu cải tiến phải được chấp thuận bởi ban quản lý cấp cao và phải được phổ biến xuống các cấp để lôi cuốn sự tham gia của tất cả các thành viên liên quan.
Không có mô hình hay công thức chung nào trong việc cải tiến hoạt động của chuỗi cung ứng, và cũng không có diều gì đảm bảo chắc mọi nỗ lực cải tiến đều mang lại kết quả như mục tiêu đề ra. Nhưng có một số điều mà nhà quản lý cần quan tâm để hạn chế rủi ro khi thực hiện:
Kiểm tra, giám sát các hoạt động đã được triển khai.
Quản lý tiến độ thực hiện và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
Có cách thức động viên, khuyến khích, hỗ trợ hợp lý. Phải luôn đo lường công việc đang thực hiện và đối chiếu với mục tiêu để có các hiệu chỉnh cần thiết. Tần suất đo lường thiết lập trước để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Mọi chuyển biến đều phải được ghi nhận và phân tích trong suốt quá trình thực hiện. Kết quả cuối cùng không chỉ là những con số trên giấy mà là sự chuyển biến của hệ thống. Trong suốt quá trình thực hiện dự án cải tiến, nguồn thông tin phải luôn được cập nhật, phân tích, xử lý nhất là thông tin phản hồi.
Để việc cải tiến có thể đạt được như mục tiêu thì nhà quản lý cần chú ý đến:
Các quy luật đánh đổi trong chuỗi.
Dự báo