Phân phối sản phẩm dược thực hiện thông qua các kênh phân phối, nó bao gồm việc phân phối sản phẩm dịch vụ, vận chuyển, lưu trữ quản lý thành phẩm và đảm bảo chất lượng hàng hóa thông qua hệ thống kho bãi và hậu cần.
Theo mô hình SCOR được phân bố theo quá trình sản xuất, nó mang sản phẩm từ nhà máy tới tay người tiêu dùng. Quá trình này được chia làm 3 quá trình riêng là phân phối sản phẩm được thiết kế theo đơn hàng, phân phối sản phẩm làm theo đơn hàng, phân phối hàng tồn kho.
Đối với dạng sản xuất hàng tồn kho, việc phân phối sản phẩm chỉ thực hiện sau khi tìm được thị trường, khách hàng có yêu cầu mua hàng thì kế hoạch giao hàng mới được thiết lập. Khi đó, giống với 2 dạng sản xuất còn lại, cách thức giao hàng sẽ do thỏa thuận 2 bên và thể hiện trên hợp đồng mua bán.
Có 2 vấn đề cần quan tâm trong quá trình phân phối hàng hóa là:
Vận chuyển hàng hóa từ nhà máy đến người tiêu dùng.
Tổ chức quản lý mạng lưới phân phối.
Các dạng phân phối:
Hình 2.7: Biểu đồ những dạng phân phối
Các dạng có sự khác nhau:
Bảng 2.3: Những dạng phân phối
Dạng Đặc điểm Ví dụ
Trực tiếp
-Hạn chế các trung gian, hàng hóa được phân phối thẳng tới khách hàng từ các kho phân phối trực tiếp.
-Giảm thiểu tồn kho và các chi phí liên quan đến tồn kho và bảo quản. Giảm hư hỏng và nguy cơ lạc hậu. Giảm rủi ro
-Thời gian hàng nằm trên kệ giảm
-Dự báo tốt, tăng khả năng sản xuất, bán hàng và phục vụ
-Chi phí vận chuyển cao. Tăng công việc giấy tờ,
Dell nhận màn hình máy tính đặt từ Sony và chuyển tới khách hàng Nhà máy Trung tâm phân phối Cross- docking Trực tiếp Người tiêu dùng
giao nhận.
-Không có tồn kho dự trữ khi nhà cung cấp có sự cố
-Không phù hợp với các ngày lễ hoặc những dịp đặc biệt khi nhu cầu cá nhân tăng.
Trung gian
-Hàng hóa qua nhiều thời trung gian mới đến tay người tiêu dùng.
-Chi phí, thời gian và giá tăng lên qua mỗi trung gian
-Thời gian đáp ứng chậm
-Tăng rủi ro, nguy cơ hỏng hóc và lạc hậu sản phẩm lớn. -Mạng lưới cung cấp rộng. Đa số các chuỗi cung ứng Cross- Docking
-“Cross-Docking” là một khái niệm về dòng sản phẩm thông suốt và chúng tôi không muốn sản phẩm dừng lại bất cứ điểm nào vì không gian, gạch và vôi vữa đều rất đắt dạo gần đây
-Giao nhận không qua kho, giảm chi phí tồn kho. -Hỗ trợ JIT, phối hợp tốt với kế hoạch và thông tin. -Tốc độ đáp ứng cao. Rủi ro lớn.
-Cần có các kỹ thuật hỗ trợ.
Wal – Mart
Cấu trúc mạng lưới phân phối tùy thuộc vào: đặc tính sản phẩm, khoảng cách địa lý từ nhà máy sản xuất đến người tiêu thụ, vòng đời sản phẩm.
Sự đánh đổi giữa tốc độ đáp ứng và chi phí vận chuyển có ỹ nghĩa quan trọng trong việc ra quyết định chọn lựa phương tiện vận chuyển.
Bảng 2.4: Các dạng phương tiện vận chuyển
Số TT Dạng Đặc điểm Chi phí Tốc độ
1 Tàu
-Số lượng hàng có thể chuyển chở lớn nhất với khoảng cách địa lý lớn, có đường biển. -Chỉ sử dụng ở những nơi bến cảng. Rất thấp Chậm nhất 2 Xe lửa -Số lượng lớn -Chỉ sử dụng ở những nơi có sẵn tuyến xe lửa Rất thấp Chậm 3 Đường ống
-Chỉ sử dụng cho một số loại hàng hóa đặc biệt như chất lỏng, chất khí. Phải xây dựng hệ thống đường ống.
Rất thấp Chậm
4 Xe tải -Linh hoạt
-Có thể đến được rất nhiều nơi
Tùy điều kiện vận chuyển Nhanh 5 Máy bay -Số lượng hàng hạn chế
-Chỉ sử dụng ở những nơi có sẵn tuyến bay Rất đắt Rất nhanh
6 Điện
tử
-Chỉ sử dụng ở một số loại hàng hóa đặc biệt như âm nhạc, thư tín,…
-Phải có hệ thống cơ sở vật chất phục vụ
Thấp nhât
Nhanh nhất
Lịch phân phối được thực hiện theo kế hoạch định trước. Trong các nhà máy sản xuất, bộ phận xuất nhập khẩu kết hợp với bộ phận sản xuất và kho đề ra lịch vận chuyển chi tiết. JIT và Crossdocking được sử dụng nhằm giảm thiểu tồn kho và giảm thời gian, chi phí trong các quá trình vận chuyển. Các nhà quản lý hậu cần đã chuyển xu hướng mở rộng kho bãi, cơ sở vật chất sang hướng xây dựng mạng lưới phân phối tinh gọn và hiệu quả bằng cách phối hợp kiểm soát kịp thời các nguồn thông tin trong suốt quá trình vận chuyển.
2.4.6. Trả lại (Return Management)
Việc xử lý hàng lỗi, bù đắp hàng thiếu hụt, xử lý hàng dư thừa, thay thế hàng sai hỏng và hỗ trợ khách hàng gặp rắc rối với hàng đã nhận [19].
Vì vậy quá trình này được đánh giá là khá rắc rối, phiền toái và nhiều rủi ro nhất.
Theo mô hình SCOR được thực hiện ở bất cứ quá trình nào xảy ra trong chuỗi đặc biệt là ở các giao diện giữa các lớp. Nó bao gồm 2 quá trình:
Xử lý hoặc trả lại nguồn nguyên liệu vị sai hỏng, thiếu hụt, dư thừa.
Nhận về và xử lý các hàng hóa dịch vụ đã phân phối bị trả lại.
Trong chuỗi khi xảy ra những vấn đề này, thông tin và sản phẩm lỗi được trả ngược về các lớp phía sau đến nơi là nguồn gốc phát sinh lỗi. Bộ phận này chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả và gánh chịu những chi phí phát sinh.
Quá trình trả lại được thực hiện nhằm bảo đảm uy tín trong kinh doanh. Khi thực hiện việc trả lại thì chi phí, thời gian đều tăng lên, lợi nhuận giảm xuống. Đặc biệt với MTO, hàng hóa không được dự trữ sản trong kho, nếu phải làm hàng thay thế, thời gian đáp ứng bị tăng gấp đôi, chưa kể các hậu quả mới có thể xuất hiện do việc phải ngừng hoặc can thiệp vào các hoạt động tại các công đoạn khác.
Quá trình này thường cản trở dòng lưu thông trong chuỗi và không phù hợp với cấu trúc bên trong lẫn bên ngoài vì phải chia sẻ nguồn lực hiện có. Nó yêu cầu phải có hệ thống làm hàng lại, phân tích thông tin và đo lường kết quả công việc. Dù có các động thái khắc phục hậu quả nhưng sự cảm nhận chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng đều giảm sút.
Tuy nhiên, có thể coi đây là nguồn cung cấp thông tin, số liệu trung thực về chất lượng sản phẩm và sự phản ứng khách hàng làm cơ sở cho các doanh nghiệp thực hiện các thay đổi và cải tiến thích hợp.
2.5. Quản lý chuỗi cung ứng (SCM-Supply Chain Management)
Một khi bạn đã nhận thức ra quản lý chuỗi cung ứng là một nồi lẩu của mọi thứ bạn, khách hàng và nhà cung cấp của bạn làm, thì bước tiếp theo là cẩn hiểu nó phải có một quy trình để có thể quản lý.
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là một sự quản lý toàn bộ chuỗi giá trị thặng dư (value-added), từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới các nhà bán buôn, bán lẻ và cuối cùng là tới khách hàng đầu cuối. SCM có 3 mục tiêu chính:
- Giảm hàng tồn kho.
- Tăng lượng giao dịch thông qua việc đẩy mạnh trao đổi dữ liệu với thời gian thực.
- Tăng doanh thu bán hàng với việc triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả hơn
Tại sao chúng ta phải liên kết với các công ty lại với nhau để trở thành chuỗi? Liệu công ty có đánh mất những thế mạnh của mình và có bị hòa tan khi tham gia vào trong chuỗi?
Như vậy quản lý chuỗi cung ứng là công việc không chỉ dành riêng cho các nhà quản lý về chuỗi cung ứng. Tất cả những bộ phận khác của một tổ chức cũng cần hiểu về chuỗi cung ứng bởi họ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung ứng. Để xây dựng được chuỗi cung ứng hiệu quả, tất cả các thành viên trong tổ chức đều phải thông hiểu và hỗ trợ chứ không chỉ là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động của chuỗi cung ứng.
Mặc khác chuỗi cung ứng cũng là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm hay dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp chuỗi cung ứng nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất. Về cơ bản, chuỗi cung ứng sẽ cung cấp giải pháp
cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty.
[13]Hội thảo “Định hướng phát triển quản trị chuỗi cung ứng trên thế giới và cách ứng dụng hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam” do Trường Đào tạo Quản lý Doanh nghiệp (CBAM thuộc VCCI) tổ chức tại TP.HCM ngày 20/4/2011.
Ngày 20/4/2011, tại Hội thảo “Định hướng phát triển quản trị chuỗi cung ứng trên thế giới và cách ứng dụng hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam”tổ chức ở TP.HCM, các diễn giả gồm ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương; bà Margareta Funder, Giám đốc Tư vấn Quản lý chuỗi cung ứng, Chuyên gia tổ chức ITC/UN/WTO đến từ Geneva - Thụy Sĩ; ông Kevin Nguyễn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Global CyberSoft Việt Nam; ông Enrique Martinez, Chuyên gia tư vấn cao cấp Chuỗi cung ứng Tập đoàn Bayan Trade – Philippines; các chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp đã cùng chia sẻ kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM).
Ông Trần Tuấn Anh nói: “Sắp tới, Việt Nam sẽ tiếp tục mở cửa thị trường nên đòi hỏi nhiều ở sự tham gia tích cực của cả nền kinh tế và các doanh nghiệp. Bộ Công Thương ủng hộ việc nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm và phát triển SCM, giúp các doanh nghiệp tiếp cận, hội nhập. Bộ sẽ tiếp tục quan tâm phối hợp các cơ quan liên quan đưa ra các chính sách khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng SCM, phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực cho công việc”.
Bà Margareta Funder cho biết, ITC thành lập năm 1964 bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Liên Hợp Quốc (UN), tập trung hoạt động vào khối tư nhân, thúc đẩy xuất khẩu. ITC hỗ trợ một số mục tiêu như để cho các doanh nghiệp thiểu số tham gia vào chuỗi cung ứng chung; tạo sự bình đẳng; hỗ trợ các sáng kiến bảo vệ môi trường, giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững; xúc tiến các liên kết toàn cầu; cung cấp các khoá huấn luyện cung cấp thông tin cho doanh nghiệp; hỗ trợ các đối tác phát triển xuất khẩu đặc biệt là giúp các doanh nghiệp ở các quốc gia nghèo hơn phát triển xuất khẩu… ITC hoạt động ở 3 cấp độ: một là với các nhà làm chính
sách, giúp họ đưa ra các chính sách hỗ trợ cả một ngành kinh tế; hai là với các viện, trường; ba là trực tiếp với các doanh nghiệp để họ có thể xúc tiến được xuất khẩu… Bà Margareta Funder cho biết Chương trình đào tạo về SCM (Modular Learning System in Supply Chain Management - MLS-SCM) do ITC xây dựng, đào tạo theo mô-đun, đã cung cấp khoá đào tạo cho nhiều doanh nghiệp, người học sẽ trở thành chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng. Bà Margareta Funder là Giám đốc của chương trình này. Năm ngoái, chương trình đã có 7.000 cá nhân tham gia. Đến nay, Chương trình đã cung cấp cho 120 tổ chức tại 61 quốc gia, 1.500 người huấn luyện; 25.000 người hưởng lợi đến 100.000 mô đun kiến thức.
Bà Magareta Funder nói: “SCM là chủ đề ít được các doanh nghiệp các nước đang phát triển biết đến, họ thích được nghe nói về tiếp thị và bán hàng hơn. Kỳ thực, quản lý chuỗi cung ứng là một bí mật quan trọng. Nó không liên quan đến một cá nhân riêng lẻ mà là cả một chuỗi từ nhà xuất khẩu qua các trung gian đến người tiêu dùng và càng này càng phức tạp. Các chuỗi cung ứng ngày càng cạnh tranh với nhau để giành lợi thế. Việt Nam nổi tiếng thế giới về xuất khẩu cà phê, thuỷ sản, dệt may, gia công… Các doanh nghiệp quản lý tốt chuỗi cung ứng luôn có các lợi thế như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tăng năng lực nội tại, giảm chi phí, duy trì chất lượng, ổn định…
Ông Enrique Jose B. Martinez, đối tác của Chương trình MLS-SCM tại Philippines trình bày các giải pháp quản lý chi phí. Từ kinh nghiệm của người phụ trách việc mua hàng của Công ty, ông Enrique Martinez chia sẻ kinh nghiệm mua hàng trực tuyến, từ đó cổ vũ cho các giải pháp mua bán trực tuyến. Ông Kevin Nguyễn cũng nói, “Chuỗi cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến thương mại điện tử” và cho biết, GCS thành lập từ 10 năm trước, chuyên gia công cho Mỹ, Nhật, Đức, nay đã mang được kiến thức toàn cầu về Việt Nam. GCS rất quan tâm đến hạ tầng CNTT, đặc biệt là yếu tố con người. Với SCM, bản thân GCS đã làm tốt các dự án SCM ở Silicon Valey (Thung lũng Silicon, Mỹ). Theo ông Kevin Nguyễn, phải thiết kế được các quy trình, tìm ra các mối liên hệ trong chuỗi cung ứng. Ông đã giới thiệu sơ lược về
các giải pháp, công cụ CNTT do GCS phát triển phục vụ các doanh nghiệp thực hành quản lý chuỗi cung ứng.