Vấnđề rủi ro chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp ViệtNam

Một phần của tài liệu Cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Detmold Packaging Việt Nam (Trang 39)

Rủi ro là khả năng một sự kiện hay hành động có thể tác động đến hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng. Nó đại diện cho tính biến đổi hay sự không chắc chắn vượt ra khỏi phạm vi mong muốn. Các chuyên gia đã xếp rủi ro trong chuỗi cung ứng thành các nhóm: thiết kế, chất lượng, chi phí, sự sẵn sàng, khả năng sản xuất, cung, tài chính, pháp luật, môi trường, sức khỏe và sự an toàn.

Bởi vậy các chuyên gia trong chuỗi cung ứng phải phát triển những cách thức hiệu quả về chi phí để ngăn ngừa rủi ro, và nếu rủi ro lượng hóa được thì cần tìm cách giảm thiểu nó.

Giữa các công ty luôn có những rủi ro do tình hình kinh tế, mặc dù họ gia nhập vào chuỗi cung ứng lớn mạnh hoặc công ty đa quốc gia.

Đối tình hình kinh tế có nhiều biến chuyển như hiện nay thì khi các chuỗi được mở rộng qui mô hoạt động sản xuất thì những chuỗi cung ứng lớn sẽ đè hay là một sát thủ đối với các doanh nghiệp mới nhỏ.

[20] Chuỗi cung ứng là quá trình theo dõi hàng hóa thông qua việc thống kê và điều khiển từ khâu cung cấp hàng, bổ sung nguyên vật liệu, đến khâu bán lẻ, hay nói cách khác là quá trình điều hành và quản lý sự lưu thông hàng hóa. Xu hướng tiến tới việc giao hàng đúng lúc, kết hợp với các khuyến mãi hấp dẫn để tiếp cận các nguồn cung ứng tốt nhất khiến cho chuỗi cung ứng nào cũng chứa đầy rủi ro. Tuy nhiên, ở VN hiện nay, một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trong lĩnh vực này là rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng.

[21] Hội thảo “Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng” do Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam, Viện Nghiên cứu sáng tạo chuỗi cung ứng Malaysia, Chương trình MIT Global Scale Network tổ chức tại TP HCM vừa cung cấp thông tin sâu về quản trị rủi ro trong quản lý chuỗi cung ứng, chia sẻ những kinh nghiệm

thực tiễn trong quản trị chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp có phương án quản lý các rủi ro tiềm ẩn, biến nguy cơ thành cơ hội.

Tại hội thảo, ông Lý Trường Chiến - chuyên gia tư vấn tái cấu trúc, quản trị chiến lược và phát triển nguồn lực - trình bày về chuỗi cung ứng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Chuỗi cung ứng không chỉ giới hạn trong một bộ phận vận hành của doanh nghiệp, cũng không nằm trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất và phân phối mà rộng hơn gồm nhiều chuỗi hữu hình và vô hình đan xen nhau; những xu hướng về quản trị, hợp tác giữa các nước.

Các chuyên gia còn cho biết về những rủi ro thường gặp và nên sử dụng công cụ nào trong quản lý phân phối. Trong đó, có nhiều vấn đề rủi ro mang tính toàn cầu, sự tập trung hóa, sự phụ thuộc vào một nhà sản xuất, tác động mang tính toàn cầu đến những hoạt động thường nhật mà ít người nghĩ đến

[22] Theo ông Nguyễn Đăng Hiến, Giám đốc Công ty Bidrico, các chuyên gia nước ngoài chia sẻ với ông rằng định hướng trong tương lai có thể thấy là các nhãn hàng yếu khó có khả năng tồn tại trong siêu thị, trừ những thương hiệu lớn. Ai cảm thấy đủ mạnh thì không gia công NHR, ai thấy vừa vừa có thể làm vừa bán hàng của mình, đến lúc không cầm cự được thì thôi. Riêng Bidrico khẳng định không làm nếu mình gia công ra một sản phẩm cùng chất lượng và cạnh tranh ngay với sản phẩm của mình mà họ lợi thế hơn. Thì mình thua là cái chắc vì họ hơn về giá cả, về vị trí trưng bày, chăm sóc khách hàng tốt…

Một số DN không muốn nêu tên cho biết họ cũng sống khỏe được nhờ gia công cho NHR vì giúp nâng cao công suất nhà máy, tăng sản lượng, giúp giá thành giảm. Ví dụ nếu không có làm NHR công suất nhà máy chỉ đạt 40 , hiện nay tìm đầu ra đã khó.

Một số chuyên gia ngành bán lẻ nhận định một số đơn vị làm NHR và sản phẩm của họ không có chỗ đứng: Do không đầu tư sản phẩm đúng nghĩa, không phân tích đúng về thị trường để đưa ra quyết định. Nếu đơn vị nào quyết định làm NHR phải xác định là đối tác chiến lược và đối với nhãn của mình thì tìm hướng ngắt ra để đầu tư, hai bên cùng phát triển.

Tuy nhiên, theo chuyên gia thương hiệu Đoàn Đình Hoàng, thách thức cho DN khi đối đầu với NHR, ở Canada tỉ lệ NHR trong siêu thị chiếm tỉ lệ trên 50 , tính ra trong tổng lượng hàng hóa lưu thông ở Việt Nam chỉ 4 là NHR, 96 còn lại là mảnh đất của nhà sản xuất nên họ chưa âu lo gì nhưng năm năm, 10 năm nữa tình thế sẽ khác. Khi thương mại hiện đại tăng thì nguy hiểm mới rõ. nghiên cứu của các chuyên gia Canada cho thấy các DN đơn lẻ, thương hiệu muốn sống nên đi vào hai phân khúc là hàng cao cấp và thương hiệu cấp thấp. Còn ở phân khúc giữa là bị nuốt chửng hết.

Trên thế giới ngoại trừ một số DN tập trung làm hàng gia công cho các ngành hàng nhưng phần lớn họ muốn phát triển thương hiệu riêng để tăng lợi nhuận hơn. Hiện nay làm NHR là xu hướng. Vì vậy liên minh trong tiêu thụ mới đủ lực cạnh tranh lại NHR.

Một phần của tài liệu Cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Detmold Packaging Việt Nam (Trang 39)