Kết quả việc thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách miễn giảm thủy lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 105)

III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN THUỶ LỢI PHÍ THEO QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH 154 VÀ NGHỊ ĐỊNH

1. Kết quả việc thực hiện chính sách

Tỉnh Tiền Giang là một trong các tỉnh có thế mạnh về quản lý thuỷ nông trong toàn quốc. Mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi của tỉnh

Tiền Giang là một trong những mô hình hoàn chỉnh nhất so với tất cả các địa phương trong cả nước. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Tiền Giang hiện nay đã được chuyển đổi thành loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Tiền Giang, 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước, là một trong những công ty có kết quả hoạt động rất tốt của cả nước, trong việc quản lý, vận hành công trình phục vụ sản xuất, đời sống kinh tế xã hội khác.Đây là một trong những công ty khai thác công trình thuỷ lợi đầu tiên của Việt Nam vận hành, điều khiển công trình thuỷ lợi bằng hệ thống tin học và được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO.

Do quan tâm đến công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, nên việc triển khai chính sách miễn thuỷ lợi phí ở Tiền Giang tương đối thuận lợi. Ngay từ khi có chính sách miễn thuỷ lợi phí theo quy định của Nghị định 154, tỉnh đã cho tiến hành rà soát lại diện tích của từng huyện, xã và tiến hành các thủ tục trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định những diện tích được miễn, giảm thuỷ lợi phí, những địa bàn vẫn còn phải thu thuỷ lợi phí theo quy định của nhà nước. Theo thống kê, số diện tích còn phải thu thuỷ lợi phí không đáng kể.

Đến nay, việc triển khai chính sách diễn ra tương đối thuận lợi. Số liệu cụ thể về diện tích phục vụ cũng như giá trị kinh phí được cấp bù thuỷ lợi phí được cho ở bảng PL1:

Bảng PL.1. Diện tích và kinh phí miễn thuỷ lợi phí tỉnh Tiền Giang.

TT Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. a b b d Diện tích miễn Lúa (ha)

Lâm nghiệp (ha) Thuỷ sản (ha) Khác (ha) 241.620 7.732 2.554 83.289 249.255 7.732 1.814 82.355 249.255 7.732 1.814 82.355 250.969 7.668 2.586 81.839 2. a b Kinh phí miễn: Kế hoạch (10P 6 P đ): Thực tế (10P 6 P đ): 21.055 21.055 100.128 32.864 100.128 64.375 89.463 64.375

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, ở những năm đầu tiên thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí, diện tích được tưới tiêu cho lúa được tăng lên đáng kể, từ năm 2008 đến 2009 tăng lên gần 10.000 ha, kinh phí được cấp bù cũng tăng lên

khá nhiều, từ năm 2008 đến 2009 tăng 11 tỷ, đặc biệt năm 2010 tăng gấp đôi so

với năm 2009 (64 tỷ so với 32 tỷ). Theo dự kiến kế hoạch, từ năm 2010, mức đề nghị miễn giảm của tỉnh khoảng 89 tỷ đồng. Tuy nhiên, để ổn định ngân sách cấp do thực hiện miễn thuỷ lợi phí, ngân sách trung ương cân đối vào ngân sách địa phương hàng năm khoảng 70 tỷ đồng, trong 5 năm, từ 2011-2015.

Nguyên nhân tăng diện tích ở những năm đầu do việc thống kê diện tích cũng như nhận thức về mặt chính sách chưa rõ ràng. Một số diện tích do cấp huyện, xã quản lý được coi như ngoài ngân sách nhà nước, không được đưa vào diện miễn giảm thuỷ lợi phí. Bên cạnh đó, có một phần diện tích người dân giấu để không phải nộp thuỷ lợi phí cho công ty khai thác công trình thuỷ lợi trước đây.

Đồ thị PL.2. Diễn biến kinh phí thực thu và cấp thuỷ lợi phí của Tiền Giang

Tỷ đồng

Nhìn vào đồ thị ta thấy, tổng giá trị thuỷ lợi phí thu được tăng dần trong thời kỳ đầu (2005-2007) là giai đoạn vẫn thực hiện chính sách thu thuỷ lợi phí;

và đã thay đổi (tăng) rất lớn, nhanh trong giai đoạn từ năm 2008-2010, kể từ khi

thực hiện so với chính sách miễn thuỷ lợi phí theo quy định của Nghị định 154 và 115 hiện nay.

Biểu đồ PL.3. Kinh phí thực cấp và theo kế hoạch của tỉnh Tiền Giang

Tỷ đồng

Giá trị kinh phí của năm 2009 tăng so với năm 2008 là do khi thực hiện

chính sách mới theo mức thu của Nghị định 115, tăng hơn so với mức thu của

Nghị định 154 (2,31 lần).

Nhìn vào biểu đồ cho thấy giữa chính sách và việc thực thi chính sách trong thực tiễn còn khoảng cách khá xa, cụ thể là với chính sách miễn thuỷ lợi phí ở Đồng bằng sông Cửu Long. Màu xanh thể hiện giá trị kinh phí được cấp theo chính sách, mầu da cam thể hiện giá trị kinh phí được cấp theo thực tế. Mức tăng của năm 2010 so với năm 2009 thể hiện sự bất hợp lý trong việc cấp ngân sách, tuỳ hứng trong việc bố trí ngân sách từ trung ương về các địa phương để thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi. Tuy vậy, cho dù với mức thấp nhất thì cũng đã cao hơn rất nhiều so với thực tế thu được trước đây của tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách miễn giảm thủy lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 105)