Vấn đề miễn giảm thủy lợi phí trong những chính sách thủy lợi phí đã ban hành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách miễn giảm thủy lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 48)

hành.

Trong các chính sách thuỷ lợi phí đã ban hành, trước khi có chính sách miễn thuỷ lợi phí theo quy định của Nghị định số 154, cũng đều đề cập đến các quy định về miễn, giảm thuỷ lợi phí, tuy nhiên mức độ có khác nhau.

Tại điều 9, 10 của Nghị định 66 của Chính phủ đã quy định về việc miễn, giảm thuỷ lợi phí. Theo đó, người sử dụng nước từ các hệ thống nông giang mới được xây dựng đưa vào quản lý, khai thác sẽ được miễn giảm thuỷ lợi phí từ 1 đến 2 năm, tính từ ngày đưa vào sử dụng. Chỉ khi nào hệ thống đã hoạt động tưới tiêu ổn định, góp phần tăng năng suất hiệu quả cây trồng thì địa phương mới cùng Bộ Thuỷ lợi và Điện lực trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định thời điểm bắt đầu được thu thuỷ lợi phí. Bên cạnh đó, khi gặp thời tiết bất lợi, thiên tai địch hoạ, như bão lụt, hạn hán, sâu bệnh gây mất mùa, hoặc sản lượng lương thực bị giảm sút, người dân cũng được miễn giảm thuỷ lợi phí theo quy định tương tự với quy định và tỷ lệ miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Tại điều 5 của Nghị định 66 cũng quy định việc giảm thuỷ lợi phí đối với ruộng đất trồng trọt quá hai vụ một năm thì cũng chỉ thu 2 vụ, nhằm khuyến khích nông dân tăng vụ, tăng thu nhập cho người dân. Đối với vùng diện tích phải tát cao quá 1,5m so với mức nước trung bình trong kênh tưới cũng sẽ không phải nộp thuỷ lợi phí. Hay, những vùng trồng hoa màu, cây công nghiệp sẽ phải trả thuỷ lợi phí thấp hơn vùng diện tích được gieo cấy lúa.

Ngoài việc quy định rõ sự hỗ trợ cho người sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp thông qua chính sách giảm nhẹ mức đóng góp bằng việc quy định mức thu thuỷ lợi phí thấp, chưa tính khấu hao cơ bản các công trình xây đúc và bằng đất và

khấu hao cơ bản các máy bơm lớn có công suất từ 8.000mP

3P P

/h trở lên, xem đây là một khoản trợ cấp của Nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp, thì việc thực hiện chính sách miễn, giảm theo quy định của Nghị định 112 chỉ được quy định đơn giản tại điều 10 của Nghị định. Theo đó, khi gặp thiên tai gây thiệt hại nặng cho mùa màng

thì người dân sẽ được giảm hoặc miễn thuỷ lợi phí, tuỳ theo mức độ thiệt hại được đánh giá bởi các cơ quan chức năng. Nếu thiệt hại từ 30÷50% thì giảm 30%, từ 50- 70% thì giảm 50% tổng số thuỷ lợi phí phải đóng. Khi mức thiệt hại được các cơ quan chức năng đánh giá vượt quá 70% thì người dân không phải đóng thuỷ lợi phí. Chính phủ giao cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh thực hiện miễn giảm.

Việc miễn, giảm thuỷ lợi phí theo quy định của Nghị định 143, ngoài bản chất

việc quy định mức thu thấp, không đáp ứng yêu cầu chi phí cho công tác khấu hao

cơ bản công trình xây đúc và bằng đất, máy bơm lớn có công suất từ 8.000mP

3P P

/h trở lên, chi phí đại tu, sửa chữa nâng cấp công trình thuỷ lợi tương tự như bản chất của Nghị định 112, tại điều 16 của đã quy định việc miễn, giảm thuỷ lợi phí đối với người dân khi bị thất thu do thiên tai, gây mất mùa.

Khi có thiên tai gây mất mùa, thiệt hại nặng về năng suất, sản lượng cây trồng

đến mức người dùng nước có yêu cầu miễn giảm thì tổ chứ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải báo cáo các cơ quan có thẩm quyền lập đoàn kiểm tra đánh giá kết quả thiệt hại và trình các cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuỷ lợi phí. Cụ thể, thiệt hại dưới 30% sản lượng sẽ được giảm 50% thủy lợi phí phải nộp, thiệt hại từ 30÷50% sản lượng thì được giảm 70% thuỷ lợi phí phải nộp. Thiệt hại từ 50% sản lượng trở lên, được miễn thuỷ lợi phí.

Bên cạnh đó, tại khoản 1, điều 19 của Nghị định 143 cũng quy định việc miễn giảm thuỷ lợi phí cho các đối tượng đang sinh sống, sản xuất ở những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, theo đó ở những nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được giảm từ 50-70% thuỷ lợi phí phải nộp. Ở những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn thuỷ lợi phí. Khi thực hiện Nghị định 143, một số địa phương cũng đã chủ động có chính sách miễn hoặc giảm thuỷ lợi phí đối với người dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn như tỉnh Hưng Yên (năm 2007), Vĩnh Phúc (năm 2006), Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2007).

Việc hình thành chính sách thuỷ lợi phí là rất cần thiết, và nó cần được thay đổi theo từng thời kỳ phát triển đất nước, nhằm phù hợp với tính tất yếu của quy luật phát triển kinh tế xã hội, cho dù có thể quy định thu hay không thu từ người dân. Các chính sách thuỷ lợi phí đã ban hành trước đây, khi chưa thực hiện chính sách

miễn giảm thuỷ lợi phí như từ năm 2008, cũng đã đều thể hiện được chính sách khoan sức dân của Đảng và nhà nước ta. Các chính sách này đã phát huy vai trò lịch sử của mình, góp phần quan trọng trong việc đóng góp một phần kinh phí, giảm bao cấp từ ngân sách nhà nước đối với công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. Trong các chính sách cũng đã quy định những trường hợp được miễn hoặc giảm tuỳ theo tình huống phát sinh trong thực tế, đặc biệt là do điều kiện thiên tai, luôn gắn liền với hiệu quả hoạt động của các hệ thống công trình thuỷ lợi.

Tuy nhiên, mỗi chính sách chỉ gắn với và phù hợp với từng giai đoạn lịch sử

phát triển của đất nước, có chính sách được dài, có chính sách nhanh phải thay đổi. Thuỷ lợi phí cũng là một trong những chính sách như vậy. Bắt đầu từ năm 2008, với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước, Chính phủ đã thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí cho người dân được giao đất, mặt nước sản xuất nông nghiệp, lâm

nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Vấn đề này sẽ được luận văn nghiên cứu ở

Chương 3:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách miễn giảm thủy lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)