Bối cảnh và sự cần thiết phải ban hành chính sách miễn giảm thủy lợi phí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách miễn giảm thủy lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 51)

3.1.1. Bối cảnh thực hiện chính sách miễn giảm.

Xuất phát từ kết quả điều tra, đánh giá thực trạng cuộc sống, thu nhập người

nông dân của các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Hợp

tác xã và Phát triển nông thôn và Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cho thấy, đời sống của người nông dân, đặc biệt những người nông dân sống ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn. Hàng năm, người dân còn phải đóng rất nhiều các khoản phí, lệ phí đối với hoạt động của chính quyền và các tổ chức mà họ tham gia, Hợp tác xã, đoàn thể. Theo kết quả điều tra đánh giá, bình quân một người dân hàng năm phải đóng từ 15÷28 các loại phí, chi phí. Thậm chí, có nơi phải đóng tới 41 chi phí các loại. Theo kết quả phân loại các loại phí, lệ phí, tỷ trọng thuỷ lợi phí chiếm một phần khá lớn trong tổng các loại phí, lệ phí phải đóng góp.

Trên diễn đàn Quốc hội, tại nhiều kỳ họp, nhiều năm, đã có không ít đại biểu Quốc hội lo lắng cho đời sống của hơn 70% dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp, đã đề nghị Chính phủ cần có nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí đối với người dân sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người dân, giảm bớt chi phí sản xuất trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, năm 2007, nước ta chính thức trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới

(WTO), nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.

Giai đoạn hiện nay, nguồn thu ngân sách Nhà nước đã được cải thiện đáng kể, giúp cho Chính phủ có điều kiện đầu tư, hỗ trợ đối với người dân. Tuy nhiên, yêu

cầu đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở và các yêu cầu chi tiêu xã hội khác còn

rất lớn. Vì vậy chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí phải được tính toán kỹ, trên cơ sở tối ưu hoá hệ thống quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, thực hành tiết kiệm chi phí ở mức cao nhất để đề ra lộ trình giảm, miễn thuỷ lợi phí phù hợp với khả năng ngân

sách của Nhà nước.

3.1.2. Sự cần thiết và mục tiêu ban hành chính sách miễn giảm.

Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn nhằm cải thiện và nâng cao đời sống cho nông dân. Nhà nước đã đầu tư số vốn rất lớn để xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, trường học, đường điện, công trình văn hoá, thực hiện chính sách miễn thuế nông nghiệp, khuyến nông, khuyến ngư... Đến nay, nông nghiệp, nông thôn đã phát triển tương đối ổn định, tăng trưởng nông nghiệp, thuỷ sản trong các năm 2005 đến năm

2008 là khoảng 4%, đời sống của người nông dân, nông thôn đã cải thiện một bước.

Tuy nhiên, hiện nay ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, số hộ

làm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, chiếm hơn 70 % tổng số hộ. Chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ngày một tăng do giá cả vật tư đầu vào (như giống, phân bón...) tăng, tình trạng hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra liên tục.

Mặt khác, do sức ép tăng dân số, quá trình đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp, diện tích đất đai sản xuất bình quân đầu người ngày một giảm (hiện tại

ở đồng bằng Sông Hồng 500 mP

2P P

/người). Trong khi đó, người nông dân vẫn còn phải đóng góp nhiều khoản để xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng ở nông thôn, xã, bản. Vì vậy, thu nhập và mức sống của người nông dân hiện nay đang còn rất thấp, nhất là khu vực miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Khoảng cách về đời sống và thu nhập của nông dân với các tầng lớp dân cư khác trong xã hội ngày một rộng thêm. Theo đánh giá của các chuyên gia, thì trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đời sống của nông dân sẽ bị tác động và chịu thiệt nhiều nhất do sức cạnh tranh sản phẩm kém.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, nông thôn gắn với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo thì miễn thuỷ lợi phí biện pháp cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay. Mục tiêu của chính sách miễn thuỷ lợi phí phải được là:

kiện cho người nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất và cải thiện một bước thu nhập của nông dân.

Thứ hai, đảm bảo năng lực tưới, tiêu của hệ thống công trình thuỷ lợi, chống

xuống cấp công trình. Nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên cơ sở củng cố, nâng cao tổ chức và phương thức quản lý, phân cấp quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi rõ ràng, hợp lý.

Xuất phát từ bối cảnh và sự cần thiết như đã nêu, Nghị định 154 và Nghị định 115 (thay thế Nghị định 154) đã được ra đời.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách miễn giảm thủy lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)