2.2.1. Giai đoạn từ khi thống nhất đất nước đến trước năm 1984.
Kể từ ngày nước nhà được độc lập tới trước năm 1962, việc đầu tư, xây dựng và quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi chủ yếu huy động sự tham gia của người dân.
Đến năm 1962, Chính phủ ban hành Nghị định 66 là văn bản pháp lý đầu tiên được ra đời quy định về mức thu thuỷ lợi phí trong các hệ thống thuỷ lợi, hay các hệ thống nông giang. Tuy nhiên, Nghị định này được thi hành đối với các hệ thống nông giang thuộc loại đại thuỷ nông, còn đối với những hệ thống trung thuỷ nông thì Uỷ ban hành chính khu, thành, tỉnh sẽ căn cứ vào điều lệ này để quy định việc thu thuỷ lợi phí sao cho sát với hoàn cảnh địa phương nhằm mục đích tổ chức việc quản lý, khai thác sử dụng tốt hệ thống nông giang, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tại Nghị định này, khái niệm thủy lợi phí được hiểu như sau: “Tất cả các hệ thống nông giang do nhà nước đầu tư vốn phục hồi hoặc xây dựng mới, sau khi đã hoạt động bình thường và sản lượng của ruộng đất được tưới hay tiêu nước đã tăng
lên, đều do nhân dân, hợp tác xã hoặc nông trường quốc doanh có ruộng đất được hưởng nước chịu phí tổn về quản lý và tu sửa. Phí tổn này gọi là thuỷ lợi phí”.
Nghị định này được ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý và khai thác các hệ thống nông giang, làm cho việc đóng góp của người dân được công bằng, hợp lý, đảm bảo đoàn kết ở nông thôn, đồng thời tạo điều kiện tiến lên, quản lý các hệ thống nông giang theo chế độ hạch toán kinh tế, thúc đẩy việc tiết kiệm nước, hạ giá thành quản lý để phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp.
Mức thuỷ lợi phí - được gọi là phí tổn về quản lý và tu sửa các hệ thống nông giang sẽ được căn cứ vào lợi ích hưởng nước của ruộng đất và phí tổn về quản lý và tu sửa của hệ thống nông giang tuỳ theo từng loại. Thủy lợi phí được quy định để chi về các khoản như: “Trả lương cho cán bộ, công nhân của nông giang và chi cho việc quản lý, khai thác, tu bổ sửa chữa thường xuyên trong hệ thống nông giang để tiến tới xây dựng các xí nghiệp địa phương”
Nguyên tắc thu thuỷ lợi phí được quy định trong Nghị định 66 là căn cứ vào lợi ích hưởng nước của ruộng đất và phí tổn về quản lý tu sửa của hệ thống nông giang tuỳ theo từng loại. Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp, tại điều 5 của Điều lệ quy định như sau:
- Ruộng đất trồng trọt quá hai vụ trong một năm cũng chỉ thu thủy lợi phí 2 vụ chính.
- Ruộng đất phải tát cao quá 1 mét rưỡi so với mức nước trung bình trong kênh
mương nông giang không phải trả thủy lợi phí.
- Đất trồng hoa màu, cây công nghiệp trả thủy lợi phí ít hơn ruộng lúa.
Dựa trên những nguyên tắc nêu trên, Nghị định 66 đã đưa ra biểu mức thu thuỷ lợi phí cả năm chung cho mỗi ha ruộng đất gieo cấy lúa hưởng nước tính bằng cân thóc được nêu trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Mức thủy lợi phí tính cho 1 ha ruộng theo Nghị định 66
Đơn vị: kg thóc/năm
Loại hình công trình
Hình thức phục vụ Mức thu cả năm
Tối đa Tối thiểu
Hệ thống bơm điện Tưới thẳng 180 140
Phải tát dưới 1,5 m 80 40
Hệ thống cống đập
hoặc hồ chứa nước Tưới thẳng
140 90
Phải tát dưới 1,5 m 50 30
Hệ thống nước
thủy triều Tưới thẳng
90 60
Phải tát dưới 1,5 m 40 20
Đối với ruộng đất chỉ được hưởng lợi về tiêu nước mà không hưởng lợi về tưới nước chỉ thu bằng 1/2 mức thu của ruộng đất được hưởng về tưới hoặc cả về tưới và tiêu nước. Mức thu cho hoa màu và cây công nghiệp chỉ thu bằng 1/2 mức thu của ruộng đất gieo cấy lúa.
Nghị định cũng quy định rõ thuỷ lợi phí được thu bằng thóc, trường hợp đặc biệt mới được thu bằng tiền và một năm được thu làm 2 lần cùng một lúc với thuế nông nghiệp. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn giữa thuỷ lợi phí và thuế nông nghiệp, nghị định cũng khuyến nghị nên tách biệt riêng giữa thuỷ lợi phí và thuế nông nghiệp, nếu có ghi chung biên lai cũng cần ghi rõ diện tích phải trả thuỷ lợi phí và số thóc (hoặc tiền) đã trả về thuỷ lợi phí.
2.2.2. Giai đoạn từ năm 1984 đến trước năm 2003.
Đến năm 1984, để phù hợp với yêu cầu mới, tiến lên một bước trong việc thu thuỷ lợi phí, nhằm đáp ứng một phần chi phí cho các đơn vị quản lý thuỷ nông, Nghị định 112 đã quy định thuỷ lợi phí bao gồm các khoản sau:
a) Khấu hao cơ bảo, khấu hao sửa chữa lớn và chi phí sửa chữa thường xuyên
các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vận tải và các phương tiện
khác dùng vào việc duy trì, khai thác và quản lý các công trình thủy nông, không kể khấu hao cơ bản các máy bơm lớn;
và bằng đất, ngoài số nhân công do nhân dân đóng góp; c) Chi phí về điện và xăng dầu;
d) Chi lương cán bộ, nhân viên và chi phí quản lý của các xí nghiệp thuỷ nông. Như vậy, cơ sở để thiết lập mức thu của Nghị định 112 đã có sự thay đổi nhiều
so với Nghị định 66. Cơ cấu mức thu thuỷ lợi phí trong nghị định 112 đã có đề cập
tới một phần khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn của các máy móc, thiết bị nhà xưởng và một số loại công trình thuỷ lợi khác, do đó mức thu đã có sự khác biệt so với mức thu của Nghị định 66 trước đây.
Tuy nhiên, để giảm nhẹ thuỷ lợi phí, tạm thời chưa tính khấu hao cơ bản các công trình xây đúc và bằng đất và khấu hao cơ bản các máy bơm lớn, xem đây như một khoản trợ cấp của nhà nước đối với nông nghiệp. Khi cần trang bị thêm hoặc thay thế các máy bơm lớn, ngân sách Trung ương cấp trực tiếp cho Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) qua kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm.
Nghị định 112 ban hành đã tạo một tiền đề rất lớn trong hoạt động của các
doanh nghiệp thuỷ nông, tuy chưa đáp ứng được hết yêu cầu thực tế nhưng nó đã
giúp cho các doanh nghiệp nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi có nguồn thu, đáp ứng được các yêu cầu vốn cho duy tu bảo dưỡng công trình an toàn phục vụ tốt sản xuất tưới tiêu trong nông nghiệp.
Việc tính toán quy định mức thuỷ lợi phí theo nghị định 112 căn cứ theo các nguyên tắc sau:
- Mức độ phục vụ tưới, tiêu nước của từng công trình (chủ động, bán chủ động
và tạo nguồn hoặc mở đường nước tiêu).
- Điều kiện và chi phí tưới nước, tiêu nước của từng công trình, trong từng vụ
sản xuất. Tuy vậy, khi áp dụng nguyên tắc này cần được vận dụng linh hoạt đối với những công trình có điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí tương đối thấp, có thể thu thuỷ lợi phí cao hơn một chút so với chi phí thực tế để bù cho những công trình mà điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí cao, năm thời tiết thuận, chi phí thấp, vẫn thu thuỷ lợi phí theo mức bình thường để bù cho những năm thời tiết không thuận, chi phí cao.
- Hiệu quả của dịch vụ tưới nước, tiêu nước, thể hiện ở năng suất, sản lượng của ruộng đất.
- Thuỷ lợi phí tính bằng thóc hoặc lương thực khác đối với những diện tích
trồng cây lương thực khác.
Thuỷ lợi phí được quy định thu bằng thóc, tuy nhiên, có một số trường hợp thì thuỷ lợi phí được phép thu bằng tiền, đó là:
- Những diện tích trồng các loại cây không phải là cây lương thực; - Các dịch vụ thuỷ lợi không có liên quan đến trồng trọt;
- Những hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, hộ nông dân cá thể tuy sản xuất lương
thực nhưng cân đối lương thực chưa vượt quá mức tối thiểu cần thiết do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu (dưới đây gọi tắt là tỉnh) quy định.
Thuỷ lợi phí thu bằng tiền là số thóc phải trả tính theo giá mua thỏa thuận do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cho vụ sản xuất đó. Riêng đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh và các cơ quan Nhà nước thì tính theo giá chỉ đạo thu mua của Nhà nước quy định.
Trên cơ sở những nguyên tắc đã nêu ở trên, mức thu thuỷ lợi phí theo Nghị
định 112 được quy định tính theo tỷ lệ phần trăm trên sản lượng trung bình của ruộng đất đối với một đơn vị diện tích trồng lúa tưới tiêu chủ động quy định như Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Mức thu thủy lợi phí của Nghị định 112
Hình thức phục vụ Vụ đông xuân Vụ hè thu Vụ mùa
Tưới và tiêu bằng trọng lực 4-6.5% 4.5-7% 3-5.5%
Tưới bằng bơm điện,
tiêu bằng trọng lực 4.5-7% 5-7.5% 3.5-6%
Tưới và tiêu bằng bơm điện 5-7.5% 5.5-8% 4-6.5%
Đối với các trường hợp khác được quy định như sau:
- Trong trường hợp tưới tiêu mới chủ động một phần thì thu bằng 70-80% mức
bằng 50÷70% mức trên.
- Đối với vụ hè thu, ở những nơi mưa đều, tưới ít thì thu bằng 90% mức trên
(mức quy định cho vụ hè thu).
Nghị định cũng quy định rõ việc quy định mức thu trong trường hợp lợi dụng thuỷ triều hoặc phải tưới bằng bơm dầu suốt vụ; các trường hợp tưới cho rau, màu cây công nghiệp ngắn ngày, cây vụ đông và trường hợp tưới bằng nguồn nước ngầm và tưới phun mưa; thuỷ lợi phí đối với nuôi trồng thuỷ sản; thu thuỷ lợi phí các phương tiện vận tải qua âu thuyền.
Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ mức tối thiểu và tối đa trên đây, quy định mức thu cụ thể ở địa phương.
Cũng giống như Nghị định 66 trước kia, Nghị định 112 quy định thuỷ lợi phí được thu bằng thóc (hoặc lương thực khác) và thông qua ngành lương thực. Một số trường hợp thu bằng tiền thì xí nghiệp thuỷ nông trực tiếp thu của các tổ chức cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ về thuỷ lợi.
Có một điểm khác biệt mà Nghị định 112 đưa ra là quy định thành lập quỹ thuỷ nông của tỉnh từ các nguồn thu thuỷ lợi phí, cụ thể: nguồn thu khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn, thu điều tiết từ các xí nghiệp có những điều kiện khách quan thuận lợi. Quỹ này sẽ do uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý và sử dụng chủ yếu vào việc sửa chữa lớn, đổi mới máy móc, thiết bị, các công trình xây đúc và bằng đất, và hỗ trợ cho những xí nghiệp do khó khăn về điều kiện khách quan mà nguồn thu không đảm bảo các yêu cầu về chi phí; dự phòng cho những năm thiên tai, chi phí tăng nhưng nguồn thu giảm. Việc quy định thành lập quỹ này đã có tác dụng trong việc điều hoà kinh phí thuỷ lợi phí giữa những năm thuận lợi và khó khăn.
Tuy vậy, do được ban hành trong thời kỳ bao cấp, và đã được áp dụng quá lâu nhiều điểm không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, do vậy Nghị định 112 phải được sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
2.2.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2008.
Để khai thác tối đa năng lực các hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có, gắn trách nhiệm với quyền lợi của người dùng nước, giảm bớt gánh nặng bao cấp của Nhà nước trong lĩnh vực thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo
Chính phủ ban hành chính sách về tiền nước và thuỷ lợi phí theo quy định tại Nghị định 143. Quan điểm khi xây dựng mức thu tiền nước đối với các đối tượng không phải sản xuất nông nghiệp và thuỷ lợi phí đối với sản suất nông nghiệp như sau:
Thứ nhất, nước từ công trình thủy lợi có giá trị sử dụng (nước là hàng hoá), do đó nước phải được tính đúng, tính đủ các khoản chi phí hợp lý, đảm bảo cho các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi tồn tại và phát triển.
Thứ hai, mọi cá nhân, tổ chức sử dụng nước từ công trình thủy lợi đều phải có
nghĩa vụ tài chính theo quy định, hộ dùng nước không trả tiền, doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi có quyền từ chối phục vụ. Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi phải bồi thường cho hộ dùng nước nếu phục vụ không đáp ứng đúng yêu cầu đã ký kết (trừ những trường hợp bất khả kháng).
Thứ ba, Nhà nước có chính sách hỗ trợ về thuỷ lợi phí đối với nông dân sản
xuất lương thực, nông dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các xã thuộc diện
xoá đói giảm nghèo. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng nơi mà có tỷ lệ miễn giảm thích hợp. Phần hỗ trợ được cấp thẳng cho doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi.
Thứ bốn, trường hợp gặp những năm thiên tai mất mùa sẽ có xử lý riêng theo
quy định.
Thứ năm, khuyến khích các hộ dùng nước ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhằm
tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả tưới tiêu.
Do coi nước là hàng hoá và giá bán của nó phải được tính đủ đầu vào, nhưng do tính chất quan trọng của nó nên đối với từng đối tượng, đặc biệt những đối tượng dùng nước cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp nhà nước sẽ có chính sách riêng. Trên quan điểm và nguyên tắc đã nêu, phương pháp xác định giá nước được xác định trên các căn cứ và cơ cấu như sau:
Một là, các căn cứ để xác định giá nước:
- Kinh phí đầu tư xây dựng và quản lý đối với từng loại công trình và hệ thống
công trình cụ thể (hồ đập, trạm bơm).
- Mức độ phục vụ tưới tiêu (chủ động, chủ động, chủ động một phần), quy mô
công trình (lớn, vừa, nhỏ), tính chất của từng loại công trình, phạm vi quản lý của một tổ chức quản lý thích hợp.
- Hiệu quả của dịch vụ được cấp nước, tiêu thoát nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi và yêu cầu của các hộ dùng nước khác nhau.
- Đối với nước tưới tiêu cho lúa phải căn cứ vào tình hình thực tế của vùng sản xuất được tưới thông qua các chính sách hợp lý, có sự cân đối với thu nhập (lợi ích) cuối cùng của người sản xuất (nông dân), đồng thời phải tính đến khả năng hỗ trợ tài chính của Nhà nước, nhằm đảm bảo đủ kinh phí cho đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi hoạt động.
Hai là, cơ cấu giá nước được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí chủ
yếu bao gồm:
- Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương;
- Chi phí nguyên, nhiên vật liệu vận hành bảo dưỡng;
- Khấu hao cơ bản tài sản cố định đối với những tài sản phải trích khấu hao của doanh nghiệp;
- Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định;
- Chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; - Tiền điện phục vụ tưới tiêu;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí bảo hộ lao động, đào tạo nâng cao năng lực; - Các chi phí khác.
Qua tính toán với các thành phần chi phí nêu trên, mức giá ứng với mức cao nhất và khả năng thu thực tế phải thu cũng chưa vượt quá mức tương đương 8% năng suất đã quy định theo Nghị định 112 theo thời giá hiện tại được quy định thu bằng tiền.
Tại thời điểm năm 2003, nếu tính đầy đủ các chi phí, kể cả chi phí đầu tư xây dựng và khấu hao cơ bản tài sản cố định của hạ tầng cơ sở thuỷ lợi, hàng năm cả