GIỚI THIỆU CHUNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách miễn giảm thủy lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 99)

Tỉnh Tiền Giang thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Tiền Giang có phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía Bắc giáp tỉnh Long An. Do đó, nguồn nước phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều biển Đông, của sông Tiền và sông Vàm Cỏ. Mùa khô thì chịu ảnh hưởng mặn trực tiếp của biển Đông (có những năm mặn kéo dài đến 4 tháng, mặn xâm nhập sâu đến hơn 60km như năm 2008, 2009), là tỉnh cuối nguồn, nên mùa lũ thì chịu ảnh hưởng ngập lũ, tuy nông nhưng kéo dài (ngập lũ từ tháng 9 đến tháng

11), mùa kiệt bị ảnh hưởng nặng nề của tình trạng xâm nhập mặn.

Tỉnh Tiền Giang chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, diện tích đất canh tác lúa khoảng 95.004 ha, sản lượng lương thực đạt trên 1,3 triệu tấn/năm, diện tích vườn cây ăn trái, cây công nghiệp và cây ngắn ngày hơn 80.000 ha.

II. HỆ THỐNG THUỶ LỢI CỦA TỈNH

Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất đã được qui hoạch thành vùng dự án, toàn tỉnh bao gồm các hệ thống sau:

- Hệ thống thuỷ lợi Bảo Định, diện tích phục vụ là 64.008ha, trong đó phạm

vi tỉnh Tiền Giang là 43.818 ha và tỉnh Long An là 20.190 ha, nhiệm vụ của dự án là ngăn mặn, dẫn ngọt tiêu úng, xả phèn.

- Hệ thống thuỷ lợi Bắc Đông, diện tích phục vụ là 50.438ha, trong đó phạm vi tỉnh Tiền Giang là 16.000 ha và tỉnh Long An là 34.438 ha, nhiệm vụ của dự án là ngăn mặn, tiêu úng, xả phèn.

- Hệ thống thuỷ lợi ngọt hoá Gò Công giáp liền với biển Đông, diện tích tự

nhiên là 54.400ha, diện tích canh tác là 37.400 ha, nhiệm vụ của dự án là ngăn mặn, dẫn ngọt, tiêu úng xả phèn.

- Hệ thống thuỷ lợi kiểm soát lũ có tổng diện tích tự nhiên là 140.000 ha diện tích canh tác là 84.000 ha.

Các công trình thuỷ lợi toàn tỉnh gồm:

- Đê biển: 1 công trình; dài 21,018 km. - Đê cửa sông: 2 công trình; dài 47,327 km. - Đê sông: 10 công trình; dài 112,394 km. - Kênh chính: 13 công trình; dài 204,12 km. - Kênh cấp 1: 93 công trình; dài 898,75 km.

- Kênh cấp 2: 357 công trình; dài 1.775,035 km.

- Cống: 110 công trình.

- Đê bao bảo vệ vùng lũ: khoảng 285 công trình, dài 1.980 km.

- Hệ thống công trình thủy lợi nội đồng.

Tiền Giang có 2 hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh, liên quan với tỉnh

Long An, là công trình thuỷ lợi Bắc Đông (các công trình đầu mối của dự án đặt

trên đất Long An) và công trình thuỷ lợi Bảo Định (các công trình đầu mối của dự án đặt trên đất Tiền Giang). Chi cục Thuỷ lợi và tổ chức quản lý, khai thác của hai tỉnh bàn bạc thống nhất các biện pháp về tổ chức, quản lý khai thác và vận hành công trình ngay từ đầu mối vụ sản xuất, cụ thể như sau:

- Mỗi tỉnh chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy để quản lý và vận hành công

trình, phải đảm bảo công trình được duy tu sửa chữa kịp thời và vận hành đúng

lịch vận hành đã thống nhất.

- Cung cấp thông tin về nhu cầu sản xuất của mỗi đơn vị.

- Cùng phối hợp để xây dựng lịch vận hành công trình cho từng tháng và

từng vụ sản xuất, kể cả việc điều chỉnh lịch cũng phải có sự thống nhất của 2 đơn vị thuộc hai tỉnh.

- Tổ chức thông tin về lịch vận hành công trình cho địa phương cho nhân

dân trong khu vực do đơn vị mình quản lý.

- Chi phí quản lý khai thác, duy tu sửa chữa hàng năm của 2 công trình lớn

Rạch Chanh và Bắc Đông được hai đơn vị tính toán và mỗi tỉnh đảm nhiệm 50% của chi phí trong năm, các công trình còn lại của hai hệ thống sẽ do mỗi đơn vị tự đảm nhiệm.

- Sự phối hợp tổ chức quản lý khai thác hai hệ thống nêu trên trong nhiều năm qua đã được nhân dân và lãnh đạo của hai tỉnh đánh giá khá tốt, về hiệu quả phục vụ ngày càng tốt hơn, sự phối hợp của hai đơn vị ngày càng được củng cố tăng cường và hiệu quả thiết thực hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách miễn giảm thủy lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)