1. Tình hình tổ chức, quản lý khai thác và vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. trên địa bàn tỉnh.
a) Mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh
Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho Công ty TNHHMTVKTCTTL quản lý các
công trình thuỷ lợi thuộc cấp tỉnh quản lý. Công ty TNHHMTVKTCTTL tỉnh Tiền Giang là doanh nghiệp có hoạt động cung ứng, sản xuất sản phẩm, dịch vụ công ích, được Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quyết định thành lập năm 1995, là đơn vị doanh nghiệp nhà nước hạng 2, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nay trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005), công ty đang hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
- Chức năng nhiệm vụ công ích của công ty: Tổ chức quản lý khai thác hệ
thống công trình và công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh Tiền Giang để phục vụ tưới tiêu cho 95.004 ha lúa và hơn 80.000 ha vườn cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày. Quản lý mực nước và chất lượng nguồn nước mặt để thông tin báo cáo phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Về kinh doanh: Tư vấn khảo sát thiết kế công trình thủy lợi; Khảo sát và
thiết kế cầu đường giao thông nông thôn; thi công công trình thuỷ lợi, cầu đường giao thông nông thôn san lấp mặt bằng và thi công công trình dân dụng.
- Về công trình thuỷ lợi hiện đang trực tiếp quản lý khai thác: Trực tiếp quản lý các công trình đầu mối, kênh chính, kênh cấp 1, đê sông, đê cửa sông, đê biển và các công trình trên đê. Thực hiện quyết định phân cấp quản lý công trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh ngày 18/01/2006, hiện nay công ty đang quản lý khai thác các công trình: Đê biển: 21,018 km; đê cửa sông: 43,237 km; đê sông: 112,394 km; kênh chính: 204,12 km; kênh cấp 1: 898,75 km; cống: 78 công
trình; trạm bơm điện: 1 (hiện đã ngừng hoạt động). Số lượng công trình sẽ tăng
thêm hàng năm theo kế hoạch đầu tư xây dựng.
- Tổ chức bộ máy: là đơn vị doanh nghiệp tổ chức khai thác công trình thuỷ
lợi trong phạm vi toàn tỉnh, để thực hiện chức năng nhiệm vụ như trên, công ty được tổ chức bộ máy và lao động như sau:
(i) Văn phòng công ty: Chủ tịch công ty; Ban giám đốc; Ban kiểm soát; Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng Kế toán tài vụ; Phòng Kế hoạch kỹ thuật.
(ii) Đơn vị phục vụ sản xuất (hoạt động công ích): gồm có 3 trạm khai thác công trình thủy lợi hoạt động liên huyện (theo vùng dự án). Trạm khai thác công trình là đơn vị trực thuộc chịu sự quản lý điều hành toàn diện, mọi mặt của công ty (kể cả sinh hoạt Đảng, sinh hoạt đoàn thể cũng tập trung theo hệ thống quản lý của công ty), trạm có con dầu để thực hiện việc giải quyết công việc hành chính có liên quan và lĩnh vực bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn. Bộ máy tổ chức của trạm được tổ chức theo hình thức trực tiếp quản lý điều hành của các bộ phận như tổ và cụm quản lý công trình.
(iii) Đơn vị kinh doanh: Gồm có đội thiết kế-thi công công trình để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh theo giấy phép kinh doanh các nghề nêu trên, là đơn vị hạch toán báo sổ trực thuộc công ty trên lĩnh vực tài chính.
- Về nhân sự lao động:
Tổng số lao động được cho phép bố trí: 259 lao động. Bố trí nhân sự lao động hiện nay:
(i) hoạt động khai thác công trình: 118 lao động.
(ii) hoạt động kinh doanh: 41 lao động.
Tổng cộng lao động hiện có: 159 lao động.
- Hoạt động tài chính doanh nghiệp
Vào quý IV của năm trước, dựa vào các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ
thuật, các nhu cầu thực tế, công ty phải lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài
chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện cho năm sau.
(i) Nguồn thu chủ yếu trong năm của doanh nghiệp hình thành từ các nguồn thu bao gồm:
+ Thu từ ngân sách cấp bù + Từ các nguồn thu khác.
(ii) Về chi bao gồm các khoản mục chủ yếu sau:
+ Chi hoạt động khai thác công trình (công ích) theo chế độ và nhu cầu,
trong đó các khoản chi được tính toán như lương, chi phí thường xuên của bộ máy. Các khoản chi được thanh toán thực tế như: duy tu, bảo dưỡng sửa chữa công trình, an toàn lao động, đào tạo, phòng chống lụt bão… Riêng chi phí sửa chữa lớn công trình được đầu tư qua nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh.
+ Chi hoạt động kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh doanh hiện hành,
toàn bộ lợi nhuận sau thuế từ kinh doanh thực hiện bù đắp cho hoạt động công ích để giảm phần cấp bù từ ngân sách.
+ Chi phúc lợi, khen thưởng được ngân sách cấp bù bằng 2 tháng lương
thực tế.
* Đánh giá tình hình hoạt động công ty khai thác công trình thuỷ lợi Tiền
Giang trong các năm chưa có chính sách miễn thuỷ lợi phí:
Công tác phục vụ sản xuất nông nghiệp mỗi năm đều có tiến bộ nâng cao rõ rệt, hiệu quả phục vụ ngày càng tốt hơn, công tác thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng theo chế độ hàng ngày để thông tin về chế độ vận hành công trình, về mực nước, về chất lượng, về diễn biến mặn trên sông, về diễn biến lũ… trong phạm vi toàn tỉnh, đã kịp thời giúp cho hộ nông dân sản xuất và chính quyền địa phương tổ chức sản xuất tốt hơn. Vì vậy hoạt động của doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại địa phương. Bộ máy tổ chức và lao động ngày càng ổn định hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Công tác duy tu sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn công trình kể cả việc nâng cấp hoàn thiện công trình đã thực hiện tốt hơn, chống được việc xuống cấp công trình, trong đó có nhiều công trình đã thực hiện được việc nâng cấp hoàn thiện đầy đủ các hạng mục kể cả việc tạo sự mỹ quan, môi trường thoáng mát sạch sẽ văn minh để phục vụ sản xuất.
Từ nguồn thu thủy lợi phí, từ lợi nhuận kinh doanh, và nguồn ngân sách cấp bù hàng năm đã đảm bảo cơ bản về các chi phí hoạt động trong năm, trong đó thực hiện việc tích luỹ để đầu tư trang bị hiện đại hoá công tác quản lý khai thác
công trình như: hồ sơ lý lịch công trình, hệ thống cao độ, chương trình quản lý về nước, quản lý lao động, tiền lương, thiết kế kỹ thuật và thi công công trình được cập nhật hoá trên mạng vi tính, công tác thông tin nội bộ được thực hiện thông qua mạng, cho đến nay phần trang thiết bị quản lý khai thác công trình chủ yếu cho công ty mua sắm (phần đầu tư qua công trình hầu như không có và không đáng kể). Công ty đã đầu tư thực hiện được 15 trạm đo nước tự động trên mạng
máy tính, trang bị máy tính, máy đo mặn đo chua, máy đo độ sâu, máy đo thăng
bằng, máy kinh vĩ, xe ôtô các loại và canô, xuồng máy… phục vụ công tác quản
lý khai thác công trình. Tuy nhiên, việc hoạt động của Công ty vẫn rất khó khăn,
thiếu kinh phí cho duy tu, sửa chữa công trình thuỷ lợi, đời sống của cán bộ, công nhân viên còn thấp so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp khác trên cùng địa bàn.
b) Mô hình cấp huyện xã và cơ sở:
Các công trình do huyện quản lý, huyện có trách nhiệm vận động thành lập tổ chức thuỷ nông cơ sở để trực tiếp quản lý khai thác và vận hành, bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi. Trường hợp chưa thành lập được thì tạm thời giao cho xã, ấp trực tiếp thực hiện công tác nêu trên. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn khá nhiều địa bàn giao cho xã, ấp trực tiếp thực hiện quản lý công trình thuỷ lợi.
- Về đơn vị thủy nông cơ sở, tổ chức quản lý khai thác hệ thống thuỷ nông
nội đồng, người dân trực tiếp quản lý, vận hành các công trình, thực hiện việc điều tiết phân phối nước. Công ty trực tiếp hướng dẫn công tác kỹ thuật về quản lý khai thác, về duy tu sửa chữa, về xây dựng, xác lập lịch vận hành, hỗ trợ kinh phí duy tu bảo dưỡng sửa chữa nhỏ và một phần thù lao cho công tác bảo vệ vận hành công trình.
Mặc dù sự tham gia của người dân trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi còn hạn chế nhiều mặt cần phải mở rộng các mô hình, các hình thức để người dân có điều kiện tham gia trực tiếp vào lĩnh vực này. Tuy sự tham gia có hạn chế nhưng cũng góp phần rất lớn vào hiệu quả vận hành công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng tốt hơn và nhất là công tác bảo vệ công trình, nhiều năm liền trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chưa có trường hợp nào xâm hại nghiêm trọng đến độ an toàn của công trình.
2. Thực hiện chính sách thủy lợi phí trước khi miễn thu
Các năm qua, mức thu còn thấp (trung bình diện tích sản xuất lúa 2-3 vụ thì thu 40-50 kg lúa/ha/năm khoảng 80.000-100.000 đồng, diện tích vườn 20 kg lúa/ha/năm khoảng 40.000 đồng) do đó kinh phí thu từ thủy lợi phí chỉ đủ chi trả bộ máy quản lý trực tiếp cấp tỉnh (cấp huyện không có) và duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa một số ít công trình. Đây cũng là mặt hạn chế của tỉnh do không đủ kinh phí để đầu tư đồng bộ làm cho công trình ngày xuống cấp, mức đầu tư không đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Việc tăng mức thu thuỷ lợi phí (trung bình nơi sản xuất lúa 2-3 vụ thì thu 140.000 đồng, nơi làm vườn 70.000 đồng) cũng tạo điều kiện cho đơn vị trực tiếp quản lý có đủ nguồn kinh phí để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình tốt hơn. Việc đầu tư nâng cấp hoặc thi công mới làm tăng tuổi thọ công trình, tăng khả năng phục vụ của các công trình đầu mối, làm cho diện tích phục vụ tăng thêm năng suất sản lượng từ đó cũng tăng theo làm cho kinh tế của từng hộ dân tăng lên rõ rệt.
- Thu thuỷ lợi phí trước đây thu theo mức:
+ 140.000 đồng/ha/năm đối với lúa 2-3 vụ trong vùng có điều tiết;
+ 100.000 đồng/ha/năm đối với lúa 2-3 vụ trong vùng không có điều tiết;
+ 70.000 đồng/ha/năm đối với vườn cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày.
Khi thực hiện chính sách thuỷ lợi phí theo quy định trước đây, việc thực hiện công tác thu do thuế thực hiện. Tổng thuỷ lợi phí hàng năm của tỉnh thu được thấp, chỉ đạt khoảng 13 tỷ đồng, không kể kinh phí thuỷ lợi cấp xã và khoản kinh phí người dân phải bỏ ra để thực hiện bơm tát đến mặt ruộng và nạo vét kênh mương nội đồng.