khai thác công trình thủy lợi.
3.3.1. Vai trò của thuỷ lợi phí
a) Đối với người dân
Việt Nam là nước chủ yếu sản xuất nông nghiệp có tưới, do vậy, thuỷ lợi phí đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt Nam. Từ bao đời nay, người dân luôn sẵn
sàng góp công, góp của để đầu tư xây dựng, duy tu, sửa chữa và vận hành công trình
thuỷ lợi, trong đó bao gồm cả thuỷ lợi phí. Mức thuỷ lợi phí hợp lý sẽ có tác động tích cực, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ công trình thuỷ lợi, cũng là điều kiện ràng buộc người quản lý nâng cao trách nhiệm, phục vụ tốt yêu cầu của người dùng nước thông qua hợp đồng được ký kết, hạ giá thành sản phẩm tưới tiêu, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, là yếu tố quan trọng tăng thu nhập cho nông dân.
Chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí rất được lòng dân và các cấp chính quyền địa phương. Việc miễn giảm thuỷ lợi phí đã làm giảm chi phí sản xuất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Mức độ giảm chi phí sản xuất có khác nhau đối với các loại cây trồng, các vùng kinh tế, dao động từ 2-8%. Tuy
nhiên, khi miễn giảm thuỷ lợi phí thì người dân ở Đồng bằng sông Hồng, Bắc khu 4,
duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ được hưởng nhiều hơn cả. Người dân đồng bằng sông Cửu Long có mức giảm chi phí sản xuất thấp nhất khi thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí.
«Dân cường thì nước thịnh», để dân giàu thì phải bằng mọi cách hỗ trợ hoặc
tạo điều kiện cho người dân sản xuất hiệu quả, mức sống ngày càng được nâng cao, trong đó việc miễn, giảm thuỷ lợi phí có thể là một phương cách. Nhưng miễn, giảm như thế nào để người dân thực sự nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, góp phần giảm gánh nặng bao cấp thì là vấn đề cần phải bàn. Đối với yêu cầu của người dân thì chính sách thuỷ lợi phí cần minh bạch hơn nữa. Chất lượng của dịch vụ tưới tiêu yêu cầu phải tăng cao, bởi vì ngay khi còn phải nộp thuỷ lợi phí, thì ở nhiều nơi, theo ý kiến của người dân thì không quan trọng là mức thuỷ lợi phí cao hay thấp, mà
chất lượng dịch vụ tưới tiêu, cấp nước có đáp ứng được yêu cầu của người dân hay không.
b) Đối với công ty khai thác công trình thuỷ lợi.
Thủy lợi phí là nguồn thu chủ yếu của các doanh nghiệp. Ngay từ khi chính
sách thuỷ lợi phí theo quy định của Nghị định 112, với khung mức thuỷ lợi phí từ
3÷8% năng suất lúa, mức thu do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quy định,
hàng năm cả nước đã có một khoản kinh phí thu từ nguồn thuỷ lợi phí tương đương
500÷600 tỷ đồng để đầu tư cho công tác quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công
trình. Mặc dù nguồn thu trên mới đạt 70÷80% so với kế hoạch nhưng đã góp phần
giảm đáng kể việc bao cấp của Ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp.
Nghị định 143 trong đó có quy định mức thu thuỷ lợi phí mới bằng tiền và mức thu tiền nước đối với các đối tượng sử dụng nước khác: cấp nước tưới cây công nghiệp, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, phát điện... đã tháo gỡ một phần khó khăn về tài chính cho các công ty khai thác công trình thuỷ lợi. Tuy nhiên, mức thuỷ lợi phí theo quy định của Nghị định 143 vẫn chưa đảm bảo cho hoạt động tài chính của các doanh nghiệp.
Nguồn thu không đáp ứng yêu cầu nên các công ty chỉ tập trung chi cho một số
hoạt động chính, chủ yếu tập trung cho lương và các khoản có tính chất lương. Chi phí sửa chữa thường xuyên công trình thuỷ lợi là rất cần thiết để duy trì năng lực hoạt động bình thường của các công trình thuỷ lợi. Theo quy định mức khung chi phí sửa chữa thường xuyên chiếm từ 20÷30% tổng chi phí hoạt động tưới tiêu. Nhưng do nguồn vốn khó khăn nên nhiều doanh nghiệp không trích đủ kinh phí cho công tác sửa chữa thường xuyên. Trong thực tế mức chi này của nhiều doanh nghiệp chỉ đạt từ 10÷15% tổng chi phí cho hoạt động tưới tiêu.
Đối với công ty khai thác công trình thuỷ lợi quản lý hệ thống nhiều trạm bơm điện, ngoài chi phí sửa chữa thường xuyên thì chi phí tiền điện chiếm tỷ trọng khá
lớn (chiếm 30÷50% tổng chi phí). Chi phí này không ổn định phụ thuộc vào tình
hình thiên tai (úng hạn, lũ lụt...) những năm thiên tai khắc nghiệt, chi phí này lên tới
phí thu đạt kết quả thấp nên các công ty không thể cân đối được thu chi.
Tuy nhiên, với thực trạng tài chính theo mức thu của Nghị định 112 và Nghị
định 143, đời sống của cán bộ, công nhân viên chức trong các công ty khai thác công trình thuỷ lợi gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều công ty chưa được hưởng lương làm thêm giờ, chế độ ăn ca... chủ yếu mới đủ chi cho lương, trả một phần tiền điện, không đáp ứng yêu cầu chi phí cho sửa chữa công trình, dẫn đến công trình ngày càng xuống cấp, hiệu quả phục vụ không cao, đời sống của cán bộ công nhân viên thuỷ nông gặp nhiều khó khăn.
Khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí theo quy định của Nghị định 115, hầu hết các
doanh nghiệp khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi đã có nguồn kinh phí vững
chắc để hoạt động. Một số doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trước khi thực
hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí tỏ ra rất hoài nghi, lo lắng, tuy nhiên, sau khi chính sách được triển khai thực hiện một số năm đã nhận thấy, đây là một thời cơ thuận lợi để thúc đẩy công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
Nguồn thu của các doanh nghiệp hầu hết đã được tăng lên, kể cả các doanh nghiệp ở miền núi và Tây Nguyên, cho dù mức thuỷ lợi phí vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chi phí thực tế ở các địa phương này. Theo ý kiến đánh giá khách quan của một số doanh nghiệp, chỉ cần điều chỉnh một chút thì chính sách này sẽ có hiệu quả tác động sâu rộng.
c) Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan khác
Chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí được chính quyền các cấp hết sức ủng hộ. Ngoài việc giảm chi phí sản xuất cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội, chính sách thuỷ lợi phí đã giúp các địa phương chủ động trong việc cấp kinh phí cho các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. Đối với nhiều địa phương, mức thuỷ lợi phí được cấp chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngân sách của tỉnh, như Hà Nam, Ninh Thuận.
Tuy vậy, việc miễn giảm thuỷ lợi phí cũng sẽ làm nhiều cơ quan chuyên môn lo ngại, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn về tài chính và thuỷ lợi. Do việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định các vùng diện tích được miễn, tính toán xác định nhu cầu miễn, hướng dẫn giải ngân kinh phí được cấp là những khối lượng
công việc rất lớn, đòi hỏi các cấp chính quyền và hai ngành tài chính và nông nghiệp
và phát triển nông thôn phải tập trung nhân lực mới có thể đáp ứng được yêu cầu
triển khai chính sách hiệu quả.
3.3.2. Tác động của việc miễn giảm đối với cơ chế tài chính trong hoạt động của
các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi
Khi thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 11 hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính đối với công ty nhà nước thực hiện chức năng quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. Việc thay đổi này không hẳn do chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí, mà thực hiện theo lộ trình ban hành văn bản thay thế các văn bản cũ đã được đặt ra.
Về nguyên tắc, khi thực hiện miễn thuỷ lợi phí, mọi vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi không thay đổi, chỉ coi như Chính phủ thay mặt dân trả thuỷ lợi phí, thông qua cấp ngân sách cho các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
Cơ chế hoạt động tài chính của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi cơ bản vẫn giữ nguyên. Trước đây, công ty là các doanh nghiệp công ích nhưng nay họ hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích. Có nghĩa, ngoài việc được cấp do chính sách miễn thu thuỷ lợi phí, nếu trong hoạt động của công ty, nguồn thu không đủ bù đắp các khoản chi phí hợp lý, thì vẫn được nhà nước cấp bù đủ phần thiếu hụt và các quỹ khen thưởng và phục lợi theo quy định.
Trong thực tế, vấn đề này ít được thực hiện đầy đủ, do ngân sách các địa
phương rất khó khăn, trong khi đó, nguồn kinh phí hỗ trợ cấp bù công ích về địa
phương không được phân theo mục tiêu nên thường được sử dụng cho mục đích khác, do vậy, rất ít địa phương thực hiện cấp bù công ích đầy đủ cho các công ty khai thác công trình thuỷ lợi. Phần lớn, việc cấp đều thông qua hình thức cấp tiền điện chống úng, hạn vượt định mức, một phần kinh phí sự nghiệp thuỷ lợi.
Hiện nay, quan điểm về cơ chế hoạt động tài chính cũng như phương thức hoạt động của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi cũng đang tiếp tục nghiên cứu. Một số ý kiến cho rằng, với những công ty khai thác công trình thuỷ lợi chỉ thuần
tuý hoạt động trong lĩnh vực khai thác công trình thuỷ lợi, thì thực chất đó chỉ là đơn vị sự nghiệp có thu, vì họ không hoạt động kinh doanh gì, hàng năm được cấp từ ngân sách nhà nước. Đây cũng là một vấn đề yêu cầu những cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét.
3.3.3. Tác động của việc miễn giảm đối với mô hình tổ chức quản lý, khai thác công
trình thuỷ lợi.
Mô hình tổ chức hoạt động của bất kỳ một tổ chức nào đều gắn với cơ chế hoạt động tài chính của tổ chức đó, đặc biệt là đối với các tổ chức chịu sự chi phối của nhà nước như các công ty khai thác công trình thuỷ lợi. Do các cơ chế tài chính của công ty khai thác công trình thuỷ lợi không thay đổi khi thực hiện chính sách thuỷ lợi phí, nên mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi ở các địa phương chủ yếu vẫn là các công ty khai thác công trình thuỷ lợi với các quy mô và loại hình khác nhau.
Tuy vậy, cùng với tiến trình sắp xếp đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ, cũng như thực hiện lộ trình chuyển đổi của các doanh nghiệp nhà nước theo mô hình phù hợp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, trùng với thời điểm thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí theo quy định của Nghị định 154 và Nghị định 115, hầu hết các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi đã được chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 100% vốn thuộc sở hữu nhà nước. Một số địa phương cũng thành lập mới hoặc thành lập mới công ty theo loại hình này như An Giang, Lai
Châu. Khi thực hiện chính sách miễn thuỷ lợi phí, nhiều tỉnh cũng đang có xu hướng
thành lập lại các công ty khai thác công trình thuỷ lợi hoặc một đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh để thực hiện chức năng quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi cấp tỉnh, nhằm quản lý các công trình thuỷ lợi lớn, kỹ thuật phức tạp và các kênh trục chính, kênh cấp 1, cấp hai của các hệ thống công trình thuỷ lợi.
So với số lượng công ty, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trước ngày có chính sách miễn thuỷ lợi phí, thì sau khi thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí số lượng tổ chức này có tăng lên. Đây cũng là một bước hoàn thiện mô hình tổ chức ở các tỉnh, nhằm thực hiện tốt chính
sách miễn giảm thuỷ lợi phí, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của các công ty khai thác công trình thủy lợi.