6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Nhân tố bên ngoài ngân hàng
- Môi trường kinh tế xã hội: Cũng giống như các doanh nghiệp khác, ngân hàng hoạt động và chịu nhiều nhân tố thuộc về môi trường kinh tế xã hội, chính trị, pháp luật. Một khi môi trường ổn định thì ngân hàng và các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh và kinh doanh một cách có hiệu quả, ngược lại, tình hình chính trị bất ổn, chính sách nhà nước đưa ra có sự thay đổi bất ngờ, hệ thống luật pháp không đầy đủ và chặt chẽ, tình hình thi hành pháp luật không nghiêm minh…thì ngân hàng có gắng thì cũng khó có thể hạn chế được rủi ro tín dụng.
- Hệ thống pháp lý của Nhà nước: Môi trường pháp luật không chỉ cần phải ổn định mà riêng đối với ngành ngân hàng ngành nhạy cảm trong nền kinh tế, hệ thống luật pháp phải đảm bảo đầy đủ, chặt chẽ. Không chỉ khách hàng của ngân hàng phải được giám sát bằng pháp luật mà bản thân ngân hàng cũng được điều chỉnh theo pháp luật nhằm phát hiện sớm các đấu hiệu không an toàn, tuy nhiên hệ thống luật pháp phải đảm bảo nguyên tắc tự chủ của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Môi trường pháp lý không ổn định có nhiều kẻ hở sẽ tạo ra những rủi ro như lách luật trong cho vay, đối tượng cho vay,... từ đó tác động đến RRTD.
- Nhân tố từ phía khách hàng:
Trong trường hợp phương án kinh doanh không hiệu quả thì năng lực tài chính của người vay lại là yếu tố quyết định trong việc trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng có phẩm chất đạo đức tốt, có thể đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng không cố tình lừa đảo ngân hàng hay chây ỳ trong việc trả nợ.
Như vậy, các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng như trình độ quản lý, năng lực tài chính, tư cách phẩm chất đạo đức có ảnh hưởng lớn tới việc hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Ngoài những yếu tố thuộc về bản thân khách hàng thì môi trường hoạt động của họ cũng tác động tới việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.