Thực hiện tốt quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 88)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Thực hiện tốt quy trình tín dụng

Tăng cường đạo tạo, tập huấn, kiến nghị bổ sung về quy trình tín dụng cho CBQHKH, QLRR, CBHT khách hàng khi có văn bản hướng dẫn mới, bồi dưỡng các nghiệp vụ chủ yếu sau:

- Công tác kiểm tra, thẩm định khách hàng vay:

+ Thẩm định thông tin trước khi đề xuất tín dụng. Đặc biệt, là thẩm định tính pháp lý, tư cách đạo đức của người vay, vì chính yếu tố này tác động rất lớn khi nợ xấu xảy ra. Nếu khách hàng có tư cách đạo đức tốt sẽ phối hợp với ngân hàng cùng xử lý nợ như: bán tài sản trả nợ hoặc gán tài sản cho ngân hàng để trừ nợ. Như vậy, quá trình xử rủi ro tín dụng xảy ra nhanh hơn.

+ Kiểm tra thật chặt chẽ về các yếu tố pháp lí, lịch sử khách hàng vay: Tính pháp lý doanh nghiệp, dư nợ trước đây có dấu hiệu rủi ro không, có nợ ngân hàng khác không. Kiểm tra được các bước này nhằm tránh cho vay đảo nợ, cho vay lãi nhập gốc; Hoặc nhận khách hàng xấu từ TCTD khác chuyển sang.

+ Nâng cao công tác thẩm định phương án SXKD, dự án đầu tư: Tính hiệu quả của phương án, dự án. Đặc biệt là, định mức kinh tế - kỹ thuật, tránh trường hợp khách hàng không có vốn tham gia dự án đầu tư, nâng khống giá trị, chỉ sử dụng vốn vay. Việc chỉ sử dụng vốn vay ngân hàng cũng đem lại rủi ro tín dụng rất lớn vì lãi phát sinh cao, khả năng trả nợ ngân hàng sẽ giảm

sút; Thẩm định kỹ các chỉ tiêu tài chính; Các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD; Trường hợp RRTD xảy ra thì biện pháp xử lý như thế nào.

+ Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá trị hiện hành; TSĐB là một điều kiện cần chứ chưa đủ để xuất cấp tín dụng.

+ Yêu câu khách hàng cung cấp BCTC có xác nhận của cơ quan Kiểm toán hoặc Cơ quan thuế tại địa phương.

- Kiểm tra trong khi cho vay:

+ Kiểm tra chứng từ giải ngân, mục đích vay, sử dụng vốn vay theo đối tượng cho vay. Thanh toán tiền vay (chuyển đi đâu, cho ai?).

+ Bắt buộc mua bảo hiểm tiền vay đối với cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng.

+ Bắt buộc mua bảo hiểm tài sản đảm bảo (Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm công trình xây dựng...) trước khi giải ngân một cách đầy đủ.

- Kiểm tra sau cho vay:

Yêu cầu Cán bộ QHKH thường xuyên kiểm tra sau khi cho vay về mục đích sử dụng vốn vay, vật tư hàng hóa, tình hình tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.

+ Theo dõi diễn biến của thị trường đối với ngành, lĩnh vực kinh tế mà khách hàng vay để đầu tư SXKD.

+ Kiểm tra chặt chẽ đối với những khoản vay khách hàng sử dụng sai mục đích vay ban đầu. Có biện pháp thu hồi nợ trước hạn, nhằm hạn chế rủi ro.

+ Tiến hành kiểm tra hoạt động cấp tín dụng nội bộ Chi nhánh định kỳ 03 tháng 1 lần, phòng ngừa rủi ro tác nghiệp. Bộ phận kiểm tra nội bộ phải độc lập, chuyên trách, chỉ kiểm tra, giám sát riêng hoạt động TD của Chi nhánh.

+ Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng sau khi cho vay có thể tăng cường các cán bộ làm trực tiếp phối hợp với cán bộ QLRR, cán bộ QTTD cùng phối hợp kiểm tra bằng phương pháp kiểm tra chéo, nhằm phòng ngừa và kiểm soát rủi ro kịp thời.

- Có những kiến nghị kịp thời với Hội sở trong việc bổ sung và hoàn thiện quy trình cho vay phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Gia Lai (full) (Trang 88)